Năm Tổng diện tích (ha) Giống Trung
du Giống PH1 Giống LDP1 Giống LDP2 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) 2017 2.479 91 71 250 115 925 115 744 116 2018 2.481 45 71 250 118 939 125 776 125 2019 2.481 40 71 248 118 956 130 785 125
(Nguồn số liệu: UBND huyện Thanh Sơn, năm 2019)
Qua bảng tổng hợp trên, tuy rằng chƣa thống kê hết các giống chè có trên địa bàn huyện nhƣng với việc đánh giá các giống chè phổ biến, có diện tích lớn trong huyện ta thấy rằng diện tích chè giống trung du có năng suất thấp đã dần đƣợc thay thế bằng các giống chè cho năng suất, chất lƣợng cao, trong đó có các giống chè phù hợp để sản xuất và chế biến chè xanh.
So sánh các giống trên với giống chất lƣợng cao (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên,…). Diện tích của một số giống chất lƣợng cao trong giai đoạn 2017- 2019 tăng khoảng 150 ha với năng suất trung bình 116 tạ/ha. Bên cạnh vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghệ chế biến chè đen hiện nay đã hình thành nhiều vùng nguyên liệu để sản xuất chè xanh (trồng bằng các giống chè chất lƣợng cao LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát tiên ,... )
Toàn bộ diện tích chè trồng mới và trồng lại chè trong những năm gần đây đều đã đƣợc trồng bằng các giống mới năng suất, chất lƣợng cao; đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp vô tính nhƣ: LDP1, LDP2, PH11, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Kim Tuyên đã làm thay đổi hẳn cơ cấu giống chè của huyện theo hƣớng tích cực, góp phần nâng tỷ lệ diện tích chè giống mới, đa dạng hóa các mặt hàng sản ph m và nâng cao chất lƣợng các sản ph m chè, tăng giá trị kinh tế, qua đó thƣơng hiệu chè xanh Phú Thọ cũng đƣợc nâng lên đáng kể.
Qua bảng tổng hợp cơ cấu giống chè của huyện, diện tích giống chè LDP1 có tỷ lệ lớn nhất (chiếm 38,53%), LDP2 (chiếm 31,64%), PH1 (chiếm 10,0%). Ngoài ra, các giống chè nhƣ PH11 (chiếm 5,32%); các giống chè nhập nội nhƣ Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Kim Tuyên, ... (chiếm 6,05%); các giống chè khác (chiếm 7,05%) và chè Trung du chỉ chỉ còn chiếm tỷ lệ thấp ( 1,41%), . Cơ cấu giống chè đa dạng, phù hợp cho chế biến chè xanh gồm: Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, ...; phù hợp cho chế biến chè đen: LDP2, PH1, PH11 và phù hợp cho chế biến cả chè xanh và đen là LDP1.
Nhƣ vậy, cơ cấu giống chè của huyện hiện nay đã đa dạng, phù hợp cho chế biến các loại sản ph m khác nhau, đặc biệt nhóm giống phù hợp với chế biến chè xanh gồm có: LDP1, Bát Tiên, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên và một số giống khác nhƣ PH8, Hƣơng Bắc Sơn, ... Các giống mới đã tạo tiền đề góp phần quan trọng vào sản xuất và xây dựng thƣơng hiệu chè xanh của huyện.
* Thực trạng về kỹ thuật thâm canh
- Sử dụng phân bón: Do điều kiện nƣơng chè phần lớn đều đƣợc trồng trên các vùng đồi cao, đồi bát úp cách xa nhà nên việc bón phân hữu cơ, vi sinh thƣờng không đảm bảo hoặc hầu nhƣ không bón, làm đất dần bị thoái hóa, dẫn tới giảm năng suất và chất lƣợng chè. Đối với phân vô cơ, thƣờng ngƣời dân bón không cân đối, không đủ lƣợng theo quy trình. Hiện nay, các vùng chè trong huyện chủ yếu sử dụng phân NPK 5 - 10 - 3, bón 1 - 2 lần/năm (vào tháng 1 - 3 và tháng 6 - 7), bằng cách bón vãi trên bề mặt luống hoặc cuốc đất, tạo rãnh, bón phân và vùi lấp đất. Ngoài ra, còn bón bổ sung phân đạm urê, số lần bón 4 - 5 lần/năm, phân kali, bằng cách bón vãi trên bề mặt luống chè sau mỗi lứa hái (đối với các hộ trồng chè có điều kiện kinh tế) hoặc một vài lứa hái, tuy nhiên không phải hộ nào cũng chú trọng bón bổ sung kali (mặc dù kali có tác dụng tốt đến chất lƣợng chè).
Phân bón lá: Các hộ nông dân trồng chè đa số dùng phân bón lá để phun cho chè, loại phân chủ yếu sử dụng nhƣ: Komix, Pomior,... thƣờng phun vào giữa các đợt sau khi hái khoảng 7 - 10 ngày để tạo điều kiện cho búp chè sinh trƣởng, phát triển nhanh, tăng năng suất chè.
Nhìn chung, mức đầu tƣ phân bón cho chè còn thấp hơn so với yêu cầu của quy trình, chƣa đúng quy trình cả về số lần bón, thời gian bón và tỷ lệ kết hợp giữa
các nguyên tố,...; chƣa phát huy hết tiềm năng cây chè, nhất là nhóm giống LDP1, LDP2, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH11. Cần nâng cao lƣợng bón và bón bổ sung phân hữu cơ để tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng chè nguyên liệu.
- Kỹ thuật đốn chè: Kỹ thuật đốn chè của đại bộ phận nông dân trồng chè trên địa bàn huyện đã thực hiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thƣờng đốn từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau, hình thức đốn chủ yếu là đốn lửng và đốn phớt. Dụng cụ đốn chè chủ yếu dùng máy đốn (cải tiến từ máy cắt cỏ). Còn nhiều hộ khi đốn xong không vơ sạch cành lá trên mặt tán nên các ổ bệnh phát sinh nhiều.
- Hái chè: Trong huyện, đa số ngƣời dân hái chè bằng máy; nguyên liệu thu hái để chế biến chè đen, số lứa hái từ 5 - 6 lần/năm, thời gian thu hái từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Nguyên liệu thu hái thƣờng có ph m cấp loại B (chiếm tỷ lệ 70%). Tuy nhiên, có một số hộ nông dân thu hái nguyên liệu chè búp tƣơi chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật do không hái kịp, chè quá lứa ảnh hƣởng đến ph m cấp nguyên liệu, hái cắt cành dài làm kiệt quệ sức sống cây chè. Nhiều hộ nông dân đã đầu tƣ máy hái chè để hái và hái thuê cho các hộ khác theo theo dạng hái thuê hay đổi công. Cá biệt vẫn còn hiện tƣợng sử dụng liềm để hái làm cho vết hái dập nát ảnh hƣởng đến sự phát triển, sinh trƣởng, giảm năng suất chè và ph m cấp chè.
- Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV sử dụng phun cho chè chủ yếu thuộc nhóm chế ph m hóa học và thuốc trừ sâu sinh học. Các loại thuốc mà ngƣời dân dùng cơ bản theo đúng chủng loại do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định. Việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè vẫn áp dụng phun theo định kỳ là chính, số lần phun thuốc dao động từ 11,2 - 16,7 lần trong năm; có tới hơn 50% số hộ đƣợc điều tra phun nồng độ cao hơn hƣớng dẫn; 64% nông dân hỗn hợp 2 - 3 loại thuốc (phân bón lá, kích thích sinh trƣởng, sâu, bệnh,...) khi phun. Còn một số ít hộ nông dân trồng chè chƣa chú trọng việc sử dụng bảo hộ lao động thiếu kh u trang, găng tay, kính bảo hộ, ủng và quần áo riêng để phun thuốc. Hầu hết các hộ nông dân sau phun thuốc đã không thu gom bao bì đựng thuốc; đã rửa bình phun ngay tại các nguồn nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Về tưới nước cho chè: Hầu hết các diện tích trồng chè trong các tháng khô hạn, ngƣời sản xuất hầu nhƣ không áp dụng tƣới cho chè mà chỉ có một số ít hộ dân
có sử dụng tƣới nƣớc cho cây chè bằng công nghệ tƣới phun mƣa hoặc tƣới thông thƣờng nhƣ ở xã Văn Miếu; lƣợng nƣớc tƣới từ 1.000 - 2.000 m3/ha, thời gian tƣới từ khoảng tháng 7 đến cuối năm, số lần tƣới 8 - 10 lần/năm tùy theo điều kiện thời tiết. Mặt khác, đa số các hộ sản xuất cho biết do giá bán chè không cao vì vậy không muốn đầu tƣ vào việc trang bị máy và hệ thống tƣới nƣớc cho chè.
- Về trồng cây che bóng: Cây trồng che bóng thƣờng dùng 2 loại: Muồng lá nhọn (mật độ 20 - 80 cây/ha) và xoan (mật độ 20 - 70 cây/ha). Phƣơng thức trồng cây che bóng: Thƣờng đƣợc trồng trong hàng chè hoặc giữa 2 hàng chè, đảm bảo che bóng từ 30 - 50% ánh sáng mặt trời và kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ trồng cây che bóng ở các nƣơng chè trên địa bàn huyện chiếm 55-60%.
- Về tủ rác: Hầu hết các hộ dân không sử dụng vật liệu tủ rác cho vƣờn chè, yêu cầu vật liệu tủ rác là cây tế guột với lƣợng 5 - 10 tấn/ha.
- Hệ thống tiêu thụ nguyên liệu: Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng chƣa có quy hoạch thiết lập, hình thành đƣợc hệ thống tiêu thụ nguyên liệu chè búp tƣơi, mà chủ yếu vẫn là cơ chế tồn tại từ ngày trƣớc. Vùng chè nguyên liệu do các công ty, doanh nghiệp quản lý và vùng chè do các hộ nông dân quản lý. Giá bán nguyên liệu búp tƣơi cho các cơ sở chế biến hoặc nhà máy phụ thuộc vào sản ph m chế biến nhƣng thƣờng giá rất thấp.
* Việc liên kết trong sản xuất
Hiện nay, việc liên kết tiêu thụ sản ph m nguyên liệu chè búp tƣơi mới chỉ đƣợc thực hiện ở một số doanh nghiệp, nhà máy có vùng nguyên liệu ổn định hoặc liên kết, ký kết hợp đồng tiêu thụ chè búp tƣơi với các hộ dân. Ngoài Tổng Công ty chè Phú Đa có diện tích đất sản xuất chè ổn định, đã có một số doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết thu mua chè búp tƣơi với tổng diện tích 566,2 ha nhƣ Công ty chè Hợp Tín đã ký hợp đồng bao tiêu sản ph m với 50ha, Công ty chè Bảo Long 223,5ha; Công ty Tôn Vinh 51,8 ha; Công ty chè Văn Võ Miếu 40 ha, ....
Bảng 2.8: Các cơ sở chế biến chè có đăng ký hợp đồng vùng nguyên liệu ở huyện Thanh Sơn
Năm
Công ty chè Phú Đa Công ty TNHH Hợp Tín DT ký HĐ (Ha) Số hộ Trong đó: DT ký HĐ (Ha) Số hộ Trong đó: Giá sàn (đồng) Đầu tƣ vật tƣ Giá sàn (đồng) Đầu tƣ vật tƣ 2017 265 302 5.000 Đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV 50 385 5.000 Đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV 2018 265 302 5.000 Đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV 50 385 5.000 Đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV 2019 265 302 5.000 Đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV 50 385 5.000 Đầu tƣ phân bón, thuốc BVTV
(Nguồn số liệu: UBND huyện Thanh Sơn, năm 2019)
(Ghi chú: Ký hợp đồng đầu tƣ, bao tiêu sản ph m chè búp tƣơi giữa doanh nghiệp và ngƣời trồng chè).
* Về chế biến chè và hệ thống cơ sở chế biến: