Sosánh sinh trƣởng chiều cao (Hvn, m) của các lâm phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis acacia mangium) trên các nhóm đất trồng khác nhau ở khu vực huyện định quán, tỉnh đồng nai​ (Trang 76 - 145)

Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu

Kết quả so sánh từ 2 hàm số 4.31 và 4.32, bảng 4.12 và hình 4.14 có thể thấy chiều cao trung bình của các lâm phần Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng không khác biệt nhiều so với chiều cao trung bình của các lâm phần Keo lai trồng trên nhóm đất đen, cụ thể là chiều cao trung bình trên nhóm đất đen lớn hơn trên nhóm đất đỏ vàng chỉ 0,06 m ở tuổi 1 và 0,16 m ở tuổi 7.

,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 1 2 3 4 5 6 7 Hvn Đo vang Hvn đen Hvn(m) A(Tuổi)

4.4. Sinh trƣởng thể tích của cây Keo lai

4.4.1. Sinh trưởng thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng

Từ kết quả ở bảng 4.13 cho thấy, thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng tại khu vực nghiên cứu tăng lên theo tuổi, lƣợng tăng trƣởng hàng năm về thể tích (Zv) và lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm (∆v) đều có xu hƣớng tăng nhanh dần theo tuổi. Với xu hƣớng phát triển này, thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng tại đây có thể tiếp tục còn tăng lên khi rừng có tuổi lớn hơn.

Bảng 4.13. Sinh trưởng thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng

A (Tuổi) Thực nghiệm Lý thuyết (*) D1.3 (cm) Hvn (m) V (m3) Zv (m3) ∆v (m3) V (m3) Zv (m3) ∆v (m3) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 2,9 3,2 0,001141 0,0015 2 6,3 7,5 0,012696 0,01155 0,00634 0,0148 0,0133 0,007396 3 9,9 10,7 0,044293 0,03159 0,01476 0,0418 0,0270 0,013945 4 12,2 14,2 0,089871 0,04557 0,02246 0,0826 0,0408 0,020658 5 14,3 16,4 0,142824 0,05295 0,02856 0,1372 0,0545 0,027436 6 16,3 18,2 0,204142 0,06131 0,03402 0,2055 0,0683 0,034247 7 18,1 19,8 0,276449 0,07230 0,03949 0,2875 0,0821 0,041076

(*) Ghi chú: Các giá trị lý thuyết đƣợc ƣớc lƣợng từ hàm 4.34

Sau khi thử nghiệm các dạng phƣơng trình toán học để tìm ra phƣơng trình phù hợp nhất để biểu diễn cho mối quan hệ giữa thể tích thân cây và tuổi, đề tài đã xác định đƣợc 5 phƣơng trình có hệ số tƣơng quan cao nhất và đƣợc thể hiện ở bảng 4.14 sau đây:

Bảng 4.14.Các dạng phƣơng trình biểu thị quy luật tƣơng quan giữa thể tích và tuổi của cây Keo lai (V/A) trồng trên nhóm đất đỏ vàng sau khi

thử nghiệm

TT Hàm thử nghiệm Số

hiệu

Các chỉ số

(%) chọn 1 V = -0,00627838 + 0,00582403*A^2 4.33 0,999 99,916 0,00326 0,0234 0,0000 2 V = (-0,0442222 + 0,0829206*A)^2 4.34 0,998 99,762 0,00958 0,0028 0,0000 √ 3 V = (-0,30012 + 0,305178*sqrt(A))^2 4.35 0,995 98.968 0,01995 0.0001 0,0000 4 V = exp(-6,48906 + 2,80743*ln(A)) 4.36 0,992 98,592 0,25164 0,0000 0,0000 5 V = exp(-0,733232 – 6,30849/A) 4.37 - 0,98 97,550 0,33197 0,0000 0,0000

Qua so sánh kết quả tính toán các hàm thử nghiệm dựa trên các chỉ tiêu thống kê ở bảng 4.14 nhận thấy hàm số dạng Square root -Y (hàm số 4.34) là phù hợp nhất vì có hệ số tƣơng quan cao (r = 0,998), sai số tiêu chuẩn nhỏ (Sy- x = 0,00958) và các tham số của phƣơng trình đều tồn tại (Pa, Pb đều nhỏ hơn 0,01). Kết quả tính toán cụ thể đƣợc trình bày và biểu diễn ở bảng 4.13 và hình 4.15 dƣới đây:

Hình 4.15. Động thái biến đổi thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng

Kết quả giải tích hàm sinh trƣởng 4.34 cho thấy lƣợng tăng trƣởng hàng năm và lƣợng tăng trƣởng bình quân về thể tích tăng dần khi tuổi của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng tại khu vực nghiên cứu tăng lên. Xu

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 1 2 3 4 5 6 7 Vtn Vlt V (m3) A (Tuổi)

hƣớng phát triển cũng cho thấy thể tích của cây Keo lai vẫn tiếp tục tăng khi tuổi của chúng tăng lên. Điều này chứng tỏ hàm 4.34 là phù hợp để mô phỏng cho sự sinh trƣởng triển của thể tích cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng trong giai đoạn tuổi này.

4.4.2. Sinh trưởng thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đen

Bảng 4.15. Sinh trƣởng thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đen

A (Tuổi) Thực nghiệm Lý thuyết (*) D1.3 (cm) Hvn (m) V (m3) Zv (m3) ∆v (m3) V (m3) Zv (m3) ∆v (m3) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 2,2 3,4 0,000732 0,00046 2 4,6 7,4 0,007252 0,00652 0,00362 0,01048 0,01001 0,00524 3 8,4 10,8 0,035015 0,02776 0,01167 0,03357 0,02309 0,01119 4 10,5 14,0 0,071657 0,03664 0,01791 0,06974 0,03617 0,01743 5 12,8 16,9 0,127988 0,05633 0,02559 0,11899 0,04924 0,02379 6 14,6 18,4 0,182154 0,05416 0,03035 0,18132 0,06232 0,03022 7 16,3 20 0,247116 0,06496 0,03530 0,25672 0,07540 0,03667

(*) Ghi chú: Các giá trị lý thuyết đƣợc ƣớc lƣợng từ hàm 4.39

Kết quả ở bảng 4.15 cho thấy, thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đen tại khu vực nghiên cứu tăng lên theo tuổi, lƣợng tăng trƣởng hàng năm về thể tích (Zv) và lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm (∆v) đều có xu hƣớng tăng nhanh dần theo tuổi.

Sau khi thử nghiệm các dạng phƣơng trình toán học để tìm ra phƣơng trình phù hợp nhất để biểu diễn cho mối quan hệ giữa thể tích thân cây và tuổi, đề tài đã xác định đƣợc 5 phƣơng trình có hệ số tƣơng quan cao nhất và đƣợc thể hiện ở bảng 4.16 sau đây:

Bảng 4.16. Các dạng phương trình biểu thị quy luật tương quan giữa thể tích và tuổi của cây Keo lai (V/A) trồng trên nhóm đất đen sau khi thử nghiệm

TT Hàm thử nghiệm Số hiệu Các chỉ số r R 2 (%) Sy-x Pa Pb Hàm chọn

1 V = -0,00975887 + 0,00528734*A^2 4.38 0,999 99,809 0,00448 0,0148 0,0000

2 V = (-0,0593395 + 0,0808593*A)^2 4.39 0,998 99,667 0,01105 0,0014 0,0000 √ 3 V = exp(-7,0208 + 3,03278*ln(A)) 4.40 0,995 98,915 0,23830 0,0001 0,0000 4 V = exp(-0,823577 – 6,75919/A) 4.41 0,981 96,276 0,44141 0,0308 0,0001 5 V = -0,0728593 + 0,0422118*A 4.42 - 0,97 94,948 0,02304 0,0134 0,0002

Qua so sánh kết quả tính toán các hàm thử nghiệm dựa trên các chỉ tiêu thống kê ở bảng 4.16 nhận thấy hàm số dạng Square root -Y (hàm số 4.39) là phù hợp nhất vì có hệ số tƣơng quan cao (r = 0,999), sai số tiêu chuẩn nhỏ (Sy- x = 0,01105) và các tham số của phƣơng trình đều tồn tại (Pa, Pb đều nhỏ hơn 0,01). Kết quả tính toán cụ thể đƣợc trình bày và biểu diễn ở bảng 4.15 và hình 4.16 dƣới đây:

Hình 4.16. Động thái biến đổi thể tích của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đen

Kết quả giải tích hàm sinh trƣởng 4.39 cho thấy lƣợng tăng trƣởng hàng năm và lƣợng tăng trƣởng bình quân về thể tích tăng dần khi tuổi của cây Keo lai trồng trên nhóm đất đen tại khu vực nghiên cứu tăng lên. Xu hƣớng phát triển cũng cho thấy thể tích của cây Keo lai vẫn tiếp tục tăng khi

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 1 2 3 4 5 6 7 Vtn Vlt V (m3) A(Tuổi)

tuổi của chúng tăng lên. Điều này chứng tỏ hàm 4.39 là phù hợp để mô phỏng cho sự sinh trƣởng của thể tích cây Keo lai trồng trên nhóm đất đen trong giai đoạn tuổi này.

4.4.3. Ảnh hƣởng của nhóm đất trồng đến sinh trƣởng thể tích của cây Keo lai Để thấy rõ sự khác biệt về khuynh hƣớng phát triển của cây Keo lai trồng trên 2 nhóm đất khác nhau, đề tài đã thực hiện phép biến đổi bằng cách tuyến tính hóa quan hệ giữa V và A theo dạng hàm square root-Y:

Kết quả tính toán đƣợc dẫn ra ở hàm 4.43 và 4.44 sau đây: + Trên nhóm đất đỏ vàng

V = (-0,0401 +0,08189* A)^2 (4.43)

+ Trên nhóm đất đen

V = (-0,06346 +0,08189* A)^2 (4.44)

Với r = 0,998; S = 0,010136; P < 0,01

Bảng 4.17. Sinh trƣởng thể tích của các lâm phần Keo lai trồng trên 2 nhóm đất tại khu vực nghiên cứu

A (Tuổi) V (m3) Vlt (m3)* Đất đỏ vàng Đất đen Đất đỏ vàng Đất đen 1 0,001141 0,000732 0,0017464 0,000340 2 0,012696 0,007252 0,0152968 0,010064 3 0,044293 0,035015 0,0422591 0,033200 4 0,089871 0,071657 0,0826333 0,069748 5 0,142824 0,127988 0,1364195 0,119707 6 0,204142 0,182154 0,2036176 0,183079 7 0,276449 0,247116 0,2842276 0,259863

Hình 4.17. So sánh phát triển thể tích của cây Keo lai trồng trên 2 nhóm đất tại khu vực nghiên cứu

Kết quả từ bảng 4.17 và hình 4.17 cho thấy thể tích trung bình của các cây Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng lớn hơn trên nhóm đất đen, cụ thể là thể tích trung bình trên nhóm đất đỏ vàng lớn hơn 0,0014 m3 ở tuổi 1 và 0,0244 m3 ở tuổi 7 so với nhóm đất đen.

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 1 2 3 4 5 6 7 Vlt đat đo vang V(m3) A (Tuổi)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, đề tài rút ra một số kết luận sau: - Phân bố N/D1.3 của các lâm phần Keo lai trồng trên 2 nhóm đất đỏ vàng và đất đen ở các tuổi có đặc điểm chung là đều có dạng 1 đỉnh. Phần lớn các lâm phần có dạng phân bố đƣờng kính bẹt hơn và lệch phải so với phân bố chuẩn. Đƣờng kính trung bình của rừng Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng cao hơn trên nhóm đất đen.

Trong các hàm Gama, Normal, Lognormal và Weibull thì phân bố đƣờng kính của rừng Keo lai trồng trên nhóm đất đỏ vàng phù hợp nhất với hàm Weibull và trên nhóm đất đen phù hợp nhất với hàm Normal.

- Phân bố N/Hvn của các lâm phần Keo lai trồng trên 2 nhóm đất đỏ vàng và đất đen ở các tuổi cũng có đặc điểm chung là đều có dạng 1 đỉnh. Phần lớn các lâm phần có dạng phân bố nhọn và lệch phải so với phân bố chuẩn. Chỉ riêng ổ tuổi 7 là có dạng phân bố bẹt. Sinh trƣởng về chiều cao của nhóm đất đen có phần tốt hơn so với nhóm đất đỏ vàng.

Kết quả kiểm tra tính phù hợp phân bố lý thuyết với các phân bố về chiều cao của các lâm phần cho thấy không có sự phù hợp với các hàm Gama, Normal, Lognormal và Weibull cho các lâm phần Keo lai trên cả 2 nhóm đất.

- Đề tài đã xác định đƣợc quy luật sinh trƣởng và tăng trƣởng về đƣờng kính và chiều cao của cây Keo lai trồng trên 2 nhóm đất tại khu vực nghiên cứu. Quy luật sinh trƣởng đƣờng kính trên cả 2 nhóm đất đã đƣợc mô phỏng bởi dạng phƣơng trình square root-x và quy luật sinh trƣởng chiều cao đã đƣợc mô phỏng bởi dạng phƣơng trình square root-Y logarithmic-X.

- Sinh trƣởng và thể tích của cây Keo lai trồng trên 2 nhóm đất tại khu vực nghiên cứu phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi và nhóm đất trồng khác nhau. Sinh trƣởng đƣờng kính diễn ra nhanh trong khoảng thời gian 3 năm

đầu và sinh trƣởng chiều cao diễn ra nhanh trong khoảng 4 năm đầu sau khi trồng.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả có một số kiến nghị sau:

- Do rừng Keo lai trồng trên 02 nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất đen đều sinh trƣởng và phát triển tốt, không có sự khác biệt nhiều nên kiến nghị sử dụng cả 02 nhóm đất tại khu vực nghiên cứu để trồng rừng.

- Thời điểm tỉa thƣa nên tiến hành sớm hơn, cụ thể là nên tỉa thƣa vào tuổi 4 thay vì tuổi 5 nhƣ hiện tại tại khu vực nghiên cứu.

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định khả năng sinh trƣởng, tăng trƣởng của rừng Keo lai trồng tại đây trên 2 nhóm đất đỏ vàng và đất đen ở các tuổi lớn hơn, giúp cho các nhà quản lý, kinh doanh rừng trồng có cái nhìn rõ hơn và đƣa ra quyết định nên kinh doanh rừng lấy gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy,... hay cần nuôi dƣỡng rừng ở những tuổi lớn để lấy gỗ xẻ. Nếu kinh doanh rừng lấy gỗ xẻ thì nên khai thác ở tuổi nào là hợp lý, đem lại hiệu quả trong quản lý và kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mạc Văn Chăm, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh học của rừng Tếch (Tectona grandis Linn.f.) ở vùng Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. 88 trang. 2. Trần Văn Con, 2001. Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và

khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

3. Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2000 – 2004. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

4. Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2001 – 2005. Ảnh hưởng của quản lý lập địa tới năng suất rừng trồng cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) vùng Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Phạm Thế Dũng, 2005. Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh trưởng của các dòng Keo lai tại Tân Lập, tỉnh Bình Phước. Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

6. Phạm Thế Dũng, 2005. Ảnh hưởng của bón thúc phân khoáng đến sinh trưởng của các dòng Keo lai. Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

7. Nguyễn Đức, 2012. Lập biểu thể tích cây đứng cho rừng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, tỉnh Gia Lai. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 64 trang.

8. Bùi Việt Hải, 1998. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng keo lá tràm tại miền Đông Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, 147 trang.

9. Đồng Sĩ Hiền, 1974. Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng miền Bắc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 308 trang.

10. Vũ Tiến Hinh, 2003. Sản lượng rừng.Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Võ Văn Hồng – Trần Văn Hùng, 2006. Cẩm nang trong ngành Lâm

nghiệp – Chương Tăng trưởng rừng. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chƣơng trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác.

12. Lê Đình Khả, 1997. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng.Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Đình Khả, 2000. Nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai”. Tạp chí Lâm nghiệp, Số 6/2000.

14. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, tập I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 120 trang.

15. Võ Thị Bích Liễu, 2007. Nghiên cứu sinh khối quần thể Dà vôi (Ceriops tagal C.B.ROB) trồng tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 85 trang.

16. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999. Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng áp dụng cho loài Thông ba lá ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 207 trang.

17. Hà Văn Nghĩa, 1998. Mô phỏng quy luật sinh trưởng rừng trồng keo lá tràm tại Lâm trường Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 62 trang.

18. Nguyễn Quang Ngọc, 2012. Lập biểu thể tích cây đứng cho rừng Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) trồng tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia lai. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 60 trang.

19. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tƣ vấn lập quy hoạch, 2015. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai.

20. Đỗ Văn Quang, 1999. Mô phỏng quá trình sinh trƣởng rừng trồng bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis dehnhardt) ở các luân kỳ khác nhau tại Lâm trƣờng Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận án Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam.

21. Hồ Đức Soa, 2015. Báo cáo kết quả đề tài: Khảo nghiệm và xây dựng mô hình trồng rừng keo lai, bạch đàn, thông caribeae, xoan cung cấp gỗ lớn tại Tây Nguyên. http://vafs.gov.vn/vn/2015/04/bao-cao-ket-qua-de- tai-khao-nghiem-va-xay-dung-mo-hinh-trong-rung-keo-lai-bach-dan- thong-caribeae-xoan-cung-cap-go-lon-tai-tay-nguyen/).

22. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2006. “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lai và tuổi thành thục công nghệ của rừng trồng Keo lai tại Đông Nam Bộ”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 4/2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng trồng keo lai (acacia auriculiformis acacia mangium) trên các nhóm đất trồng khác nhau ở khu vực huyện định quán, tỉnh đồng nai​ (Trang 76 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)