Cho đến nay, các thành tựu nghiên cứu khoa học về rừng trồng Keo lai là rất đồ sộ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nƣớc có liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm làm cơ sở định hƣớng cho việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp.
Theo Cyrin (1997), Keo lai có thể tìm thấy ở tất cả các lập địa trồng
A.mangium và sinh trƣởng tốt trong nhiều trƣờng hợp, tác giả cho rằng Keo lai có yêu cầu lập địa tƣơng tự nhƣ A.mangium.
Theo Y.Ahmad Zuhaidi & M.Mohd. Noor (1997)[41], khi tỉa thƣa với cƣờng độ mạnh, thì lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm và lƣợng tăng trƣởng bình quân chung của rừng trồng Keo lai đạt lớn nhất ở tuổi 7-8.
Trong quá trình nghiên cứu về sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai, Phạm Văn Tuấn và Lƣu Bá Thịnh (1999)[35]cho rằng hầu hết các dòng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ đều sinh trƣởng vƣợt trội so với Keo tai tƣợng và Keo lá tràm.
Từ năm 2000 – 2004, Phạm Thế Dũng và cộng sự[3] đã thực hiện nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai đƣợc tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phƣớc làm nguyên liệu giấy.
Kết quả bƣớc đầu cho thấy Keo lai sinh trƣởng nhanh trong ba năm đầu và có thể trồng Keo lai trên nhiều loại đất ở vùng Đông Nam Bộ, nhƣng trên đất xám bạc màu phù sa cổ cần thiết phải bón phân khi trồng. Trên đất feralit phát triển trên phù sa cổ và trên đất xám bạc màu Đông Nam Bộ có thể bón lót hỗn hợp phân vi sinh Sông Danh với NPK theo liều lƣợng 0,5kg + 0,1kg/ hố trƣớc khi trồng. Trong điều kiện đất dốc, không nhất thiết phải san ủi thực bì mà có thể phát dọn thủ công để trồng rừng, không nên đốt dọn thực bì mà sử dụng chúng làm lớp thảm rải đều trên mặt đất.
Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của quản lý lập địa tới năng suất rừng trồng cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2001 - 2005)[4] cho rằng, để lại cành nhánh sau khai thác có tác động tới tăng trƣởng rừng trồng chu kỳ 2 và có tác động tới thành phần hóa học trong đất. Có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa hàm lƣợng đạm tổng số và chất hữu cơ. Cũng theo Phạm Thế Dũng (2005)[5][6],rừng trồng Keo lai ở Đông Nam Bộ sinh trƣởng trên đất nâu đỏ tốt hơn so với đất xám phù sa cổ. Ngoài ra, mật độ trồng rừng Keo lai thích hợp từ 1.100- 1.660 cây/ha.
Khi nghiên cứu quan hệ giữa diện tích sinh trƣởng của cây Keo lai với một số nhân tố điều tra, Kiều Thanh Tịnh (2002)[30]cho rằng, Keo lai có thể sinh trƣởng tốt trên đất bồi tụ sâu, ẩm. Trên đất xói mòn, lớp đất mỏng, nghèo dinh dƣỡng và chua (PH = 4 - 5), Keo lai vẫn sống nhƣng sinh trƣởng kém. Là cây ƣa sáng, mọc nhanh và có khả năng tái sinh hạt cao nhƣng tái sinh chồi kém. Là một loài cây họ đậu, lá thƣờng xanh và hệ rễ phát triển mạnh, Keo lai có khả năng cố định đạm cao và có tác dụng cải tạo đất.
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai tại Đông Nam Bộ, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2006)[22] đã chỉ ra rằng, sau 5 năm Keo lai tăng trƣởng bình quân về đƣờng kính đạt từ 2,38 - 2,52 cm/năm; chiều cao từ 3,14 - 3,56 m/năm; trữ lƣợng cây đứng trung bình từ 136 – 180 m3/ha, tăng trƣởng bình quân đạt từ 27,2 – 36 m3/ha/năm. Tuổi thành thục số lƣợng
của rừng trồng Keo lai trồng ở Đông Nam Bộ xuất hiện ở khoảng tuổi 7 - 8. Nếu kinh doanh gỗ nhỏ, thì đƣờng kính khai thác ở tuổi 7 - 8 năm có thể đạt từ 18,7 - 21,5 cm.
Nguyễn Huy Sơn (2006)[23] khi nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai tại Đông Nam Bộ cho rằng, để kéo dài thời gian tăng trƣởng cực đại, thúc đẩy khả năng tăng trƣởng cũng nhƣ làm tăng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh rừng, có thể tiến hành tỉa thƣa lần 1 vào thời gian trƣớc khi lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên đạt cực đại ở tuổi 5, mật độ để lại từ 800 - 900 cây/ha.
Sau khi khảo nghiệm và xây dựng mô hình trồng rừng Keo lai cung cấp gỗ lớn tại Tây Nguyên, Hồ Đức Soa (2015)[21] cho rằng: Căn cứ vào đƣờng kính, chiều dài và phẩm chất gỗ, gỗ rừng trồng Keo đạt tiêu chuẩn, quy cách gỗ lớn theo quy định hiện hành. Keo lai là loài cây có biên độ sinh thái rộng, trồng đƣợc trên hầu hết các loại đất và vùng khí hậu khác nhau ở Tây Nguyên. Với kĩ thuật thâm canh hợp lí, cây trồng sinh trƣởng nhanh cho năng suất tƣơng đối cao và ổn định, gỗ tƣơng đối tốt, thích hợp với công nghệ chế tạo đồ mộc gia dụng và đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Các dòng Keo lai đều sinh trƣởng nhanh, năng suất cao, tăng trƣởng đƣờng kính đạt 2,0 - 3,3cm/năm, chiều cao 2 - 3,3m/năm, chu kì kinh doanh ngắn thƣờng 8 - 12 năm, gỗ màu sáng đẹp, làm đồ mộc và nguyên liệu giấy. Có thể nói đây là loài cây dễ trồng thích hợp với đại đa số các dạng lập địa tại Tây Nguyên, cho năng suất tƣơng đối cao.