Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Đồng Nai và bản đồ đất huyện Định Quán tỷ lệ 1/25.000 đƣợc chỉnh lý bổ sung và xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 năm 1998 và điều tra bổ sung năm 2010 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện. Theo phân loại phát sinh và phát triển, tài nguyên đất huyện Định Quán chia thành 10 loại đất thuộc 04 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Đỏ Vàng: Diện tích 48.092,53 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 49,52% diện tích tự nhiên. Loại đất đỏ và đất nâu vàng trên đá bazalt có tổng diện tích 12.752,99 ha, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên, đƣợc hình thành trên mẫu chất bazalt, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, cấu tƣợng viên tơi xốp, giàu đạm và lân, các cation trao đổi cao; rất thích hợp với cây lâu năm nhất là cao su, cà phê, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Riêng loại đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá phiến có tổng diện tích 35.339,54 ha, chiếm 36,39% diện tích tự nhiên, đƣợc hình thành trên đá bazalt, tầng đất lẫn nhiều đá, có khi kết von; tầng đất hữu hiệu có lẫn nhiều đá nên nhóm đất này hạn chế trong sản xuất nông nghiệp; thƣờng sử dụng trồng chuối, bắp, đậu, thuốc lá và thích hợp trồng cây lâm nghiệp.
- Nhóm đất Đen: Diện tích 21.769,86 ha, chiếm 22,42% diện tích tự nhiên, đứng thứ hai về diện tích sau nhóm đất đỏ vàng, đƣợc hình thành trên mẫu chất bazalt, với đặc tính giàu chất dinh dƣỡng và chất hữu cơ dễ tiêu, đặc
biệt là hàm lƣợng lân tổng số và canxi magiê cao nên thích hợp cho phát triển của nhiều loại cây trồng.
- Nhóm đất Xám: Diện tích 4.262,76 ha, chiếm 4,39% diện tích tự nhiên; trong đó, loại đất xám trên phù sa cổ chiếm tỷ lệ cao nhất với diện tích 3.143,32 ha. Đất xám đa phần phát triển trên đá phiến và đá granite, nghèo mùn, các chất dinh dƣỡng tổng số và dễ tiêu thấp. Đất chua, nghèo cation trao đổi, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thích hợp cho trồng cây hoa màu và cây lâu năm.
- Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 860,51 ha, chỉ chiếm 0,89% diện tích tự nhiên, hầu hết đƣợc trồng lúa và cây hoa màu ngắn ngày, một số ít trồng đƣợc cây ăn trái.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN