Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp (Trang 46 - 48)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ và tổ chức quản lý thuế của Cục

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Tỉnh nằm ở vị trí tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, tọa lạc ở trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng: đồng bằng, trung du, miền núi. Diện tích 3.523,8 km2

(trong đó 1.648,5 km2 rừng), chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc.

Với điều kiện như vậy, tỉnh có điều kiện tương đối thuận lợi trong tổ chức quản lý thuế tập trung. Tuy nhiên, do có 3 vùng khác nhau nên việc áp dụng một số chính sách, chế độ về thuế khá phức tạp.

Hiện nay, dân số toàn tỉnh 1.510.764 người, trong đó thành thị là 276.381 (chiếm 18,3%), nông thôn là 1234.383 người (chiếm 81,7%). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2017 là 759,8 nghìn người, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6% ; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%,; khu vực dịch vụ chiếm 22,4%. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,60%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 141 nghìn công nhân, viên chức lao động. Toàn tỉnh có 11 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 250 xã và 24 phường. Trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc, trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường.

Phú Thọ là nơi đất Tổ Hùng vương mang đậm văn hoá làng xã - văn minh lúa nước, có nhiều giá trị truyền thống, lễ hội và phong tục tập quán.

Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều lĩnh vực, tuy nhiên cũng có những khó khăn trong việc giải quyết, xử lý một số công việc khi mà phong tục theo kiểu "lệ làng" và nếp cũ vẫn còn ảnh hưởng.

Về điều kiện kinh tế, cho đến nay, cơ bản Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tạo động lực đẩy nhanh phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,6%/năm; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bước khai thác được lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,1%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2016: công nghiệp xây dựng: 38,3%; dịch vụ: 34,4%; nông lâm nghiệp: 27,4%.

Tuy nhiên, kinh tế tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng cơ giới hoá chậm; sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế; không tạo ra được nông sản đặc sản giá trị kinh tế cao; du lịch và dịch vụ chưa phát triển xứng với khả năng; chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn, nông dân nhiều huyện còn nghèo, lạc hậu; khoa học công nghệ phát triển chậm, công nghệ thông tin - tin học trên địa bàn chưa phát triển. Các DNNN địa phương hoạt động chưa hiệu quả, đóng góp cho NSNN chưa nhiều. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu nhỏ, đầu tư chưa hiệu quả. Khu vực kinh tế NQD chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, tăng về số lượng cơ sở kinh doanh nhưng hiệu quả và trình độ quản lý DN còn hạn chế, nghiệp vụ kế toán DN còn yếu. Các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ lẻ, rất nhiều hộ làm nghề nhưng với mức thu nhập thấp, chủ yếu trong diện miễn thuế. Hệ thống đường giao thông quốc gia và giao thông tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phần lớn xuống cấp nghiêm trọng, nhất là Quốc lộ 2.

Những điều kiện trên đã trực tiếp tác động đến tổ chức quản lý thuế trên địa bàn: cần chi phí nhiều cho công tác quản lý thông tin NNT, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho DN và tuyên truyền chính sách chế độ thuế, đồng thời phải có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)