Hồ sơ quá hạn giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp (Trang 66)

Đơn vị tiền: triệu đồng

Thời kỳ

Hồ sơ đã giải quyết

hoàn Số hồ sơ quá hạn

Số

hồ sơ Số tiền thuế

Số hồ sơ So với số hồ sơ đã giải quyết Số tiền thuế So với số tiền thuế đã hoàn Năm 2016 228 710.658 157 68,8% 681.024 95,8% Năm 2017 211 461.645 0 0,0% 0 0% Năm 2018 249 674.708 0 0,0% 0 0% Tổng cộng 688 1.847.011 157 68,8% 681.024 95,8% [Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Thọ]

Bảng 2.9: Hồ sơ quá hạn theo hai trƣờng hợp giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tiền: triệu đồng

Thời kỳ

Số hồ sơ quá

hạn Số hồ sơ hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau quá hạn Số hồ sơ kiểm tra trƣớc, hoàn thuế sau quá hạn Số hồ Số tiền thuế Số hồ So với số hồ sơ đã giải quyết Số tiền thuế So với số tiền thuế đã hoàn Số hồ So với số hồ sơ đã giải quyết Số tiền thuế So với số tiền thuế đã hoàn Năm 2016 157 681.024 121 63% 521.883 94,6% 36 100% 159.141 100% Năm 2017 0 0 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Năm 2018 0 0 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tổng cộng 157 681.024 121 63% 521.883 94,6% 36 100% 159.141 100% [Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Thọ]

Theo bảng tổng hợp số hồ sơ quá han trong giai đoạn 2016 - 2018, trong tổng số hồ sơ hoàn thuế GTGT được giải quyết trong năm 2016 có 157 hồ sơ chậm so với thời hạn quy định, bằng 68,8% hồ sơ đã giải quyết trong năm. Trong đó: 121 hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau chậm quá 6 ngày làm việc, bằng 63% hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước và bằng 94,6% tổng số tiền đã hoàn; 36 hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn chậm quá 40 ngày, bằng 100% hồ sơ thuộc diện kiểm trước và bằng 100% tổng số tiền giải quyết chậm. Năm 2016, 2017không còn hồ sơ hoàn thuế GTGT giải quyết chậm so với thời hạn quy định.

Qua số liệu thống kê nêu trên, toàn bộ hồ sơ chậm giải quyết trong năm 2016 là do nguyên nhân khách quan theo công văn số 4118/TCT-KK ngày 09/9/2016 của Vụ kê khai - Tổng cục thuế về việc thực hiện giám sát hoàn thuế GTGT trên hệ thống TMS, theo đó 100% các hồ sơ hoàn thuế GTGT trong giai đoạn này sau khi thực hiện phân loại, thẩm định hồ sơ xong phải giám sát về Tổng cục Thuế để thực hiện giám sát, khi có kết quả trả lại là “giám sát Đạt” khi đó hồ sơ mới đủ điều kiện ban hành quyết định hoàn thuế. Thời gian mới

triển khai giám sát nên một số hồ sơ chậm do ở khâu trả kết quả giám sát từ Tổng cục Thuế.

2.3.3. Thực trạng công tác giám sát và kiểm tra hoàn thuế

2.3.3.1. Thực trạng công tác giám sát hoàn thuế

Từ tháng 10/2015 đến ngày 12/8/2016 (trước ngày Thông tư 99/2016/TT-BTC có hiệu lực), công tác giám sát hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế được thực hiện theo hình thức thủ công. Đó là: Cục Thuế sau khi xác định số thuế GTGT được hoàn, gửi hồ sơ đề nghị giám sát hoàn thuế cho Tổng cục Thuế qua hòm thư điện tử của cơ quan thuế. Tổng cục Thuế tiếp nhận và phân công cán bộ thực hiện kiểm tra hồ sơ, thủ tục, đối chiếu các quy định và đưa ra quyết định hoàn thuế hay không hoàn thuế để cơ quan thuế cấp dưới thực hiện. Kết quả giám sát được gửi bằng Thông báo cho Cục Thuế qua đường bưu chính và thư điện tử. Nhìn chung, trong giai đoạn này, công tác giám sát hoàn thuế GTGT đã góp phần quản lý chặt chẽ trong công tác giải quyết hoàn thuế GTGT, giúp cơ quan thuế, Bộ Tài chính kiểm soát tốt việc chi hoàn thuế GTGT theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác giám sát hoàn thuế còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể: (1) Do các bước công việc giám sát được thực hiện hầu hết theo phương thức thủ công, đòi hỏi nhiều nhân lực; số lượng hồ sơ hoàn thuế giám sát lớn dẫn đến tình trạng hồ sơ không được giám sát kịp thời theo quy định, gây ảnh hưởng đến thời gian giải quyết chung của hồ sơ hoàn thuế; (2) Hướng dẫn của Bộ Tài chính không nêu các công việc cụ thể trong công tác giám sát hoàn thuế GTGT, dẫn đến tình trạng cán bộ thuế thực hiện giám sát chưa được thống nhất; (3) Giai đoạn này, công tác giám sát hoàn thuế chưa được pháp quy hóa, nhiều trường hợp NNT có phản ứng không tốt đối với công tác giám sát hoàn thuế, cụ thể là các văn bản vướng mắc, phản ánh của NNT gửi cơ quan thuế về công tác giám sát hoàn thuế.

Từ ngày 12/8/2016, ngành thuế đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ giám sát hoàn thuế, cụ thể là chức năng giám sát tự động trên hệ thống quản lý thuế tập trung theo các tiêu chí được quy định sẵn. Việc này đã

giúp giảm áp lực về lượng hồ sơ phải giám sát thủ công cho Tổng cục Thuế, đồng thời, cũng đã thống nhất được phương thức, nội dung giám sát cho mỗi bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT. Từ thời điểm này, Tổng cục Thuế chỉ phải giám sát thủ công đối với một số trường hợp giám sát tự động không đạt do nguyên nhân khách quan và một số trường hợp hoàn thuế cụ thể theo từng thời kỳ.

Kiểm tra trước hoàn thuế là công tác kiểm tra tại trụ sở của NNT đối với trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế của NNT thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Công tác kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm các công việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan đến số tiền thuế đề nghị hoàn của NNT, kiểm tra thủ tục, trường hợp hoàn thuế nhằm đảm bảo đúng trường hợp hoàn thuế, đúng số tiền thuế đủ điều kiện hoàn, đồng thời ngăn chặn các hành vi sai phạm, gian lận hoàn thuế GTGT trước khi cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.

Kiểm tra trước hoàn thuế là bước tiếp theo sau khi phân loại hồ sơ hoàn thuế. Cơ quan thuế các cấp đã thực hiện đầy đủ, đúng quy trình quy định về việc kiểm tra trước hoàn thuế nhằm đảm bảo hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Kết quả của công tác kiểm tra trước hoàn thuế giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua Bảng 2.10:

Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra trƣớc hoàn giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tiền: triệu đồng

Thời kỳ Số hồ sơ ĐNH Số thuế đề nghị hoàn Số thuế đƣợc hoàn

Số thuế không đƣợc hoàn Số thuế Tỷ lệ so với số thuế ĐNH Năm 2016 234 718.149 710.658 7.491 1,1% Năm 2017 220 474.185 461.645 12.540 2,6% Năm 2018 262 712.833 674.708 38.125 5,3% Tổng cộng 716 1.905.167 1.847.011 58.156 3,1% [Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Thọ]

“Bảng số liệu trên cũng cho thấy được số thuế không được hoàn phát hiện qua kiểm tra trước, hoàn thuế có xu hướng giảm qua các năm do áp dụng theo Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính bỏ trường hợp hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có số thuế GTGT âm 12 tháng hoặc 4 quý liên tục chưa khấu trừ hết.”

Bảng số liệu trên cũng cho thấy được số thuế không được hoàn phát hiện qua kiểm tra trước hoàn thuế có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016, số tiền thuế không được hoàn là 7.491 triệu đồng, bằng 1,1% số tiền thuế đề nghị hoàn. Năm 2017, số tiền không được hoàn 12.540 triệu đồng, bằng 5,3% số tiền thuế đề nghị hoàn. Đến năm 2018, số tiền thuế không được hoàn là 38.125 triệu đồng, bằng 5,3% số thuế đề nghị hoàn.

Số thuế GTGT không được hoàn phát hiện qua công tác kiểm tra trước hoàn chủ yếu là do các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh, mất tích; hoá đơn không đủ điều kiện thanh toán qua ngân hàng, hoá đơn mua vào của HHDV nhưng không phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT... dẫn đến thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện kê khai khấu trừ, hoàn thuế. Hoặc các doanh nghiệp kê khai thiếu doanh thu đầu ra, kê khai doanh thu xuất khẩu không đảm bảo điều kiện chịu thuế suất 0%, phân bổ không chính xác thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu...

“Nhìn chung, trong giai đoạn này, công tác kiểm tra trước hoàn đã đạt được những kết quả nhất định, không bỏ sót đối tượng thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau, về cơ bản đã xác định đúng số thuế mà doanh nghiệp được hoàn, phát hiện kịp thời những sai phạm, gian lận của doanh nghiệp, từ đó tạo ra sự răn đe, sức ép buộc các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh.”

Công tác kiểm tra trước hoàn vẫn còn những hạn chế sau:

-“Đôi khi quá trình kiểm tra hoàn thuế còn kéo dài, tuy chưa quá thời hạn quy định nhưng dài hơn mức cần thiết làm giảm hiệu quả công tác quản lý

hoàn thuế xét trên phương diện tiết kiệm thời gian làm việc của cơ quan thuế và tạo thuận lợi cho NNT;”

- Ngoài ra, quá trình kiểm tra trước hoàn thuế phải xác minh một số nội dung liên quan đến các cơ quan, ban ngành khác (cơ quan hải quan, ngân hàng, cơ quan biên phòng...) dẫn đến việc kiểm tra bị kéo dài, một số hồ sơ hoàn thuế giải quyết chậm so với quy định nguyên nhân do công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước khác chưa thực sự tốt, chưa có sự đồng bộ giữa các cơ quan cấp trên và giữa các cơ quan cấp dưới;

- Chủ trương chỉ đạo của Bộ Tài chính về kiểm tra chặt chẽ hồ sơ hoàn thuế, lượng hồ sơ phải kiểm tra trước hoàn thuế tăng cao tạo áp lực lớn đến cơ quan thuế trong việc phân bổ nguồn nhân lực thực hiện công tác giải quyết hoàn thuế nói riêng và quản lý thuế nói chung.

- Mặc dù kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện tại trụ sở của NNT, nhưng cơ quan thuế chủ yếu kiểm tra trên hồ sơ, chứng từ do NNT lưu giữ, cung cấp, dẫn đến khó khăn cho việc phát hiện các hành vi cố tình gian lận trong hoàn thuế GTGT.

2.3.3.2. Thực trạng kiểm tra sau hoàn thuế

Kiểm tra sau hoàn thuế là công tác kiểm tra tại trụ sở của NNT đối với trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế của NNT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và đã được giải quyết hoàn thuế. Nội dung công tác kiểm tra sau hoàn thuế bao gồm các công việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan đến số tiền thuế GTGT đã hoàn cho NNT, kiểm tra thủ tục, trường hợp hoàn thuế nhằm đảm bảo đúng trường hợp hoàn thuế, đúng số tiền thuế đủ điều kiện hoàn, đồng thời kịp thời thu hồi số thuế GTGT đã hoàn sai quy định.

Theo quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT thì có 4 trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau phải được kiểm tra sau hoàn trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế, bao gồm: (1) Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu; (2) Cơ sở kinh doanh

được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ; (3) Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước; (4) Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước. Đây là những trường hợp mà theo đánh giá của cơ quan thuế là có dấu hiệu bất thường, có rủi ro cao trong hoàn thuế GTGT và cần phải được kiểm tra sau hoàn trong vòng 1 năm để kịp thời thu hồi số thuế GTGT đã hoàn trong trường hợp hoàn sai quy định. Đối với trường hợp còn lại, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn mười năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.

Việc tổ chức triển khai công tác kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế và xử lý các vi phạm của NNT được Cục thuế tỉnh Phú Thọ thực hiện rất nghiêm túc,

với kết quả như sau: Trong giai đoạn 2016 – 2018, cơ quan thuế đã ban hành 121 quyết định kiểm tra, thanh tra sau hoàn đối với những hồ sơ thuộc điện

hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Qua quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế đã ban hành 45 quyết định xử lý vi phạm hành chính, với tổng số tiền thu hồi hoàn và phạt là 104.658 triệu đồng.

Kết quả cụ thể qua các năm được nêu tại Bảng 2.11:

Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra sau hoàn giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tiền: triệu đồng

Thời kỳ

Số lƣợng quyết định kiểm tra,

thanh tra

Quyết định xử lý

Số lƣợng quyết định Số tiền thuế thu hồi hoàn và phạt

Năm 2016 46 25 2.261

Năm 2017 57 11 100.781

Năm 2018 18 9 1.616

Tổng cộng 121 45 104.658

Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng quyết định kiểm tra, thanh tra giảm dần qua các năm từ năm 2016 cơ quan thuế ban hành 46 quyết định kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuếnăm 2017 ban hành 57 quyết định, năm 2018ban hành18 quyết định. Nguyên nhân của xu hướng giảm dần các quyết định kiểm tra, thanh tra sau hoàn chủ yếu do trong từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng hồ sơ hoàn thuế thuộc điện hoàn thuế trước, kiểm tra sau phải kiểm tra sau hoàn trong vòng 1 năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế giảm. Mặc dù giảm về số lượng quyết định kiểm tra, thanh tra, tuy nhiên số tiền thuế thu hồi hoàn và phạt phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra lại có tăng, đặc biệt trong năm 2016 số tiền thu hồi hoàn là: 100.781 triệu đồng là do Quyết định kiểm tra sau hoàn đối với Công ty TNHH Hải Linh, số tiền thuế GTGT đã hoàn và thu hồi hoàn sau thanh tra là 99.776 triệu đồng.

“Bên cạnh đó, kết quả này cũng chứng tỏ việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra sau hoàn tại trụ sở NNT ngày càng có hiệu quả rõ rệt, không kiểm tra tràn lan mà đã dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích rủi ro, đem lại hiệu quả cao.”

Thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho NNT của Chính phủ, cuối năm 2016, Bộ Tài chính đã đề ra mục tiêu cho ngành thuế trong năm 2017 là thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đạt ít nhất 80% tổng số hồ sơ hoàn thuế GTGT. Để đảm bảo vừa quản lý chặt chẽ chống gian lận qua hoàn thuế GTGT, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho NNT, công tác kiểm tra sau hoàn thuế đã, đang và sẽ luôn được Bộ Tài chính cũng như ngành thuế coi trọng, và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải quyết liệt triển khai trong giai đoạn tới. Việc không kịp thời kiểm tra hoàn thuế sẽ để cho một số đối tượng sau khi lợi dụng cơ chế tạo điều kiện của cơ quan thuế, thực hiện hoàn thuế trước, sau khi nhận được tiền hoàn trả, các đối tượng này đã bỏ địa chỉ kinh doanh, gây thất thu cho NSNN. Hoặc công tác kiểm tra sau hoàn thuế

không đảm bảo chất lượng, không phát hiện được những hành vi gian lận của các đối tượng hoàn thuế.

2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với hoàn thuế GTGTcho các doanh nghiệp thuộcCục thuế tỉnh Phú Thọ quản lý

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đối tượng hoàn thuế Cục thuế tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để NNT có thể dễ dàng tiếp cận và được giải đáp thông qua nhiều kênh khác nhau. Các hình thức hỗ trợ NNT đó là: Tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với NNT; mở nhiều chuyên mục tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế trên các phương

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)