Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn
Để bảo tồn quần thể Cheo cheo nhỏ ở KBTTN-VH Đông Nai chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
4.4.1. Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật
Ở Việt Nam, Cheo cheo là một trong số các loài động vật được ưu tiên bảo tồn cao trong nhiều năm nay. Chúng được qui định bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, các vụ săn bắn, đánh bẫy và buôn bán
triển của loài này KBTTN-VH Đồng Nai. Vì vậy, lực lượng kiểm lâm cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để có thể phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm theo đúng pháp luật, đặc biệt là tìm kiếm, phát hiện và tháo dỡ các bẫy săn bắt thú rừng trong các khu vực Cheo cheo sinh sống.
Hoạt động săn bắn, đánh bẫy là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của quần thể Cheo cheo. Các hoạt động chống săn bắn, đánh bẫy cần được tiến hành đồng bộ và thường xuyên ở các khu vực có loài Cheo cheo phân bố. Trong đó, đặc biệt cần tập trung vào các điểm khoáng, nơi có nguồn thức ăn của Cheo cheo tập trung nhiều.
Hiện nay, hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đang áp dụng theo Nghị định số 159/2007/NĐ-CP, ngày 30/10/2007 là còn thấp, chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm. Vì vậy, Nhà nước cần phải có tăng cường hình thức xử phạt để đảm bảo tính răn đe, giáo dục đối với các vụ vi phạm săn bắn, bẫy bắt và buôn bán Cheo cheo nhỏ nói riêng và động vật hoang dã nói chung.
4.4.2. Bảo vệ và mở rộng sinh cảnh cho Cheo cheo nhỏ
KBTTN-VH Đồng Nai cần có xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn Cheo cheo nhỏ và thực hiện các hoạt động bảo vệ và mở rộng sinh cảnh cho loài này. Các điểm khoáng, nguồn nước, khu rừng ẩm ven sông suối là những sinh cảnh đặc biệt quan trọng đối với Cheo cheo, do đó cần phải chú ý bảo vệ, không để trâu bò nhà xâm lấn, hay con người tàn phá. Cũng cần xem xét đến việc bổ xung các điểm muối khoáng nhân tạo nhằm cung cấp thêm muối khoáng cho các loài thú móng guốc và khôi phục lại những sinh cảnh do người dân đã lấn chiếm canh tác nông nghiệp trước đây.
4.4.3. Giám sát quần thể
Hoạt động giám sát quần thể cũng cần phải được thực hiện thường xuyên. Để thực hiện việc này, trước tiên cần phải tập huấn cho nhân viên phòng Khoa
học – Kỹ thuật và các nhân viên Kiểm lâm KBT để xây dựng mạng lưới cộng tác viên. Sau đó sẽ xây dựng các phiếu giám sát để cung cấp cho các cộng tác viên tại các trạm Kiểm lâm và bộ cơ sở dữ liệu cho nhân viên kỹ thuật để tổng hợp dữ liệu về Cheo cheo theo tháng hay theo quí từ thông tin của mạng lưới cộng tác viên. Hàng tháng hay hàng quí nhân viên kỹ thuật sẽ tổng hợp và báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo KBT những khu vực và những giải pháp cần thiết để bảo vệ loài
4.4.4. Kiểm soát hoạt động chăn thả gia súc
Chăn thả gia súc là một trong các mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự tồn tại và phát triển của quần thể Cheo cheo trong KBT do nguy cơ lây lan dịch bệnh và cạnh tranh thức ăn. Vì vậy, cần phải kiểm soát và hạn chế các tác động từ việc chăn thả gia súc của người dân trong khu vực ven KBT, để thực hiện tốt hoạt động này, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
- Xây dựng hàng rào ở các khu vực người dân thường chăn thả gia súc nhằm ngăn cản gia súc vào KBT
- Phối hợp với địa phương qui hoạch khu vực chăn thả gia súc tập trung cho người dân ven KBT
- Cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền người dân thay đổi tập quán chăn thả rông gia súc. Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, cung cấp cỏ giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ tạo thức ăn cho gia súc đối với người dân.
Ngoài ra, cũng cần phải phối hợp với địa phương và người dân thực hiện hoạt động tiêm ngừa và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc nuôi, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ gia súc nuôi sang các loài thú hoang dã.
4.4.5. Hoạt động tuyên truyền giáo dục
kém, có tác động lâu dài, vì vậy đã được KBT quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, những hoạt động này cần phải được quan tâm thực thực hiện thường xuyên, liên tục đối với nhiều đối tượng, từ cán bộ địa phương, người dân sống ven rừng, giáo viên, học sinh,…để đạt hiệu quả cao và lâu dài
4.4.6. Mở rộng mô hình nhân nuôi và nâng cao hiệu quả nhân nuôi Cheo cheo
Nhân nuôi Cheo cheo thành công và hiệu quả sẽ là một giải pháp tốt để giảm áp lực với các quần thể Cheo cheo ngoài tự nhiên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn loài. Hiện nay, KBTTN-VH Đồng Nai đã khá thành công trong việc nhân nuôi sinh sản Cheo cheo nhỏ, có thể xây dựng thành quy trình kỹ thuật để áp dụng rộng rãi. Cần mở rộng việc nhân nuôi Cheo cheo có đăng ký giấy phép nuôi và hướng dẫn quy trình nhân nuôi. Khi nuôi Cheo cheo cần ghi nhớ một số lưu ý:
-Đây là loài ưa vận động nên cần phải có không gian đủ rộng cho loài hoạt động, tránh đánh nhau tranh giành không gian sống
-Lượng thức ăn cung cấp cho loài phải đủ và để cả ngày vì loài này ăn liên tục, nhiều lần trong ngày
-Cung cấp thêm muối khoáng và nước uống cho loài là không thể thiếu trong điều kiện nhân nuôi
-Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ sống của Cheo cheo con mới sinh không cao dể tìm cách khắc phục
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ