Đặc điểm sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cheo cheo nhỏ (tragulus kanchil raffles, 1821) ở khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai phục vụ công tác quản lý bảo tồn​ (Trang 40 - 42)

Tuổi thành thục sinh sản

Theo số liệu theo dõi của Trung tâm cứu hộ KBTTN-VH Đồng Nai, vào tháng 6/2009, Trung tâm đưa 3 cá thể cái mới 1 tháng tuổi vào nuôi, đến tháng 7/2011 đã ghi nhận các cá thể này sinh sản. Như vậy, có thể ước tính tuổi thành thục sinh sản của Cheo cheo nhỏ là khoảng 2 năm.

Mùa sinh sản

Trong điều kiện tự nhiên tại KBTTN-VH Đồng Nai đã ghi nhận Cheo cheo nhỏ mang thai vào hầu hết các tháng trong năm, tập trung nhiều vào các tháng 10, 12, 1, 2, 3, 4. Số liệu theo dõi các trường hợp Cheo cheo nhỏ sinh con tại Trung tâm cứu hộ từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2011 được nêu ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Thời gian sinh và số con sơ sinh của Cheo cheo nhỏ tại Trung tâm cứu hộ KBTTN-VH Đồng Nai

TT Thời gian sinh Số con Sức khỏe Sống

1 25/1/2010 1 Tốt X

2 21/3/2010 1 tốt X

3 21/4/2010 1 tốt X

4 3/5/2010 2 tốt X

5 24/5/2010 1 tốt X

6 4/6/2010 1 Yếu Chết sau 4 ngày

7 19/7/2010 1 tốt X

8 26/7/2010 1 tốt X

9 19/8/2010 1 tốt X

10 14/10/2010 1 yếu chết sau 3 ngày

11 15/11/2010 1 tốt X

12 11/3/2011 1 tốt X

13 20/3/2011 1 Tốt X

TT Thời gian sinh Số con Sức khỏe Sống

16 6/4/2011 1 Yếu chết sau 5 ngày

17 12/5/2011 1 tốt X

18 11/6/2011 1 yếu chết sau 5 ngày

19 15/6/2011 1 yếu chết

20 20/6/2011 1 yếu chết sau khi sinh

21 25/6/2011 1 tốt X

22 6/7/2011 1 tốt X

23 7/7/2011 1 tốt X

Như vậy, trong điều kiện nuôi, Cheo cheo nhỏ sinh sản hầu hết các tháng trong năm, tập trung nhiều vào các tháng 3,4,5,6,7. Trong đó, tháng 6 là tháng có nhiều cá thể sinh sản nhất (5 cá thể). Tháng 2 và tháng 9 không có cá thể Cheo cheo cái sinh sản. Điều này có thể giải thích một phần do thời tiết bất lợi: tháng 2 là tháng nắng nóng nhất của mùa khô và tháng 9 là tháng mưa nhiều nhất của mùa mưa ở vùng nghiên cứu. Theo Đặng Huy Huỳnh (1968, 1986) Cheo cheo chỉ có một mùa sinh sản kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. Tuy nhiên, ông cũng nhận định mùa sinh sản của Cheo cheo phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn thức ăn [5]. Điều này giải thích cho sự sai khác về kết quả nghiên cứu của đề tài với ghi nhận của tác giả. Có lẽ ở vùng Đông Nam Bộ không có mùa đông kéo dài, nhiệt độ không chênh lệch nhiều ở các tháng trong năm nên Cheo cheo nhỏ có mùa sinh sản kéo dài ở hầu hết các tháng trong năm.

Tỷ lệ sinh sản và đặc điểm mang thai, sinh con

Theo số liệu ghi nhận từ sổ theo dõi của Trung tâm cứu hộ, số lượng Cheo cheo cái trưởng thành được nuôi tại trung tâm dao động khoảng 13-17 cá thể. Năm 2010, có 11 cá thể cái sinh sản. Như vậy, tỉ lệ con cái sinh sản trong điều kiện nuôi năm 2010 ở đây là 65% - 85%. Thống kê 8 tháng đầu năm 2011 ghi nhận được 12 cá thể cái sinh sản, chiếm tỉ lệ 71% - 92%. Điều

này cho thấy, tỷ lệ Cheo cheo cái sinh sản khá cao có thể đạt tới trên 92% tổng số cá thể cái trong đàn nuôi.

Tại Trung tâm cứu hộ, Cheo cheo nhỏ sinh sản mỗi năm một lứa, mang thai khoảng 4 – 5 tháng. Hầu hết các cá thể đều đẻ 1con/lứa, chỉ có một trường hợp sinh 2 con vào 3/5/2010. Theo dõi cho thấy, trong số 24 Cheo cheo con được sinh ra (Bảng 4.4), có 6 cá thể bị chết ngay trong tuần đầu sau khi sinh. Như vậy, tỷ lệ con sơ sinh sống sót trong tuần đầu chiếm 75% tổng số cá thể sơ sinh. Nguyên nhân con non sinh ra yếu chưa được xác định cụ thể bằng các nghiên cứu nhưng qua phỏng vấn cán bộ trực tiếp nuôi và bác sỹ thú y thì có thể là do thể chất yếu và thời tiết những ngày Cheo cheo sinh không thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cheo cheo nhỏ (tragulus kanchil raffles, 1821) ở khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai phục vụ công tác quản lý bảo tồn​ (Trang 40 - 42)