Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cheo cheo nhỏ (tragulus kanchil raffles, 1821) ở khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai phục vụ công tác quản lý bảo tồn​ (Trang 30 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

KBTTN-VH Đồng Nai thuộc địa phần của 3 xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý.

Theo số liệu điều tra năm 2009, dân cư sinh sống trong khu vực gồ m 5798 hộ, 26690 khẩu (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Dân cư và thành phần dân tộc trong KBTTN-VH Đồng Nai Dân tộc Xã Mã Đà Xã HiềuLiêm Xã Phú Lý Tổng

Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu % hộ

Kinh 1680 7705 1106 4793 2700 12622 5486 25120 94.6 Hoa 6 28 6 27 10 45 22 100 0.4 Chơ Ro 12 96 11 55 117 585 140 736 2.4 Khơ Me 9 45 7 35 40 200 56 280 1.0 Tày 0 0 6 27 11 50 17 77 0.3 Mường 2 9 10 48 27 135 39 192 0.7 Khác 16 77 7 34 15 75 38 185 0.7 Cộng 1725 7959 1153 5019 2920 13712 5798 26690 100.0

Ghi chú: Nguồn số liệu (Ban quản lý KBTTN-VH Đồng Nai)

Trong số các dân tộc hiện đang sinh sống trong KBT, chỉ có dân tô ̣c Chơ Ro là dân bản địa (cư trú lâu đời ta ̣i xã Phú Lý), còn lại là dân cư từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ vớ i nhiều hình thức khác nhau như: di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ công nhân viên các lâm trường và công nhân xây dựng thủy điê ̣n Trị An nghỉ hưu và nghỉ theo các chế độ ở lại lập nghiệp; Việt kiều Campuchia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Do vậy, cộng đồng dân cư ở đây mang nhiều nét văn hoá đặc trưng, đa dạng trong khu vực.

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14673 người. Trong đó, lao động nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và lao động khác. Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.

Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa, thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, sản lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đời sống bấp bênh.

Sản xuất nông nghiệp

Hệ thống canh tác nông nghiệp trong vùng đang trong quá trình chuyển dịch từ canh tác rẫy thuần tú y truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp, từ sản xuất độc canh sang xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lương thực với cây ăn trái,…

Nuôi trồng thuỷ sản

Công tác nuôi trồng thuỷ sản chính trong lòng hồ Trị An. Hàng năm, tổ chức thả cá giống bổ sung để nuôi đại trà vừa nâng cao năng suất sản lượng thuỷ sản trong hồ, vừa thanh lọc nguồn nước, giảm thiểu mức độ nhiễm bẩn.

Ngoài ra, trên lòng hồ còn có khoảng 699 bè nuôi cá của các hộ ngư dân, với các chủng loại cá nuôi như: cá Lóc, Diêu hồng, Chép… năng suất bình quân 45 – 60 kg/m3, tổng sản lượng bình quân hàng năm khoảng 700 – 800 tấn. Nghề nuôi cá bè đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nhưng do neo đậu tập trung, thiếu quy hoạch nên dẫn đến ô nhiễm cục bộ vùng nuôi, dịch bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế hộ dân nuôi cá bè. Việc khai thác cá giống, cá chưa đủ kích thước đã ảnh hưởng đáng kể đến nguồn lợi thủy sản của hồ. Đặc biệt là việc đưa các giống, loài thủy sản lạ nuôi trong bè làm phát tán ra môi trường tự nhiên cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

Sản xuất lâm nghiệp

thu nhập của nhiều người dân trong vùng, do vâ ̣y sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT.

Các ngành nghề khác

Các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại chủ yếu tập trung tại khu trung tâm các xã và nhìn chung chưa phát triển, trong vùng hiện tại chưa phát triển được nền sản xuất hàng hoá nên khả năng tiêu thụ và giao lưu sản phẩm còn yếu. Sức mua bán mới chỉ dừng ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống hàng ngày và sản xuất. Trong khu vực có một xưởng chế biến lâm sản ngoài gỗ tại xã Phú Lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cheo cheo nhỏ (tragulus kanchil raffles, 1821) ở khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai phục vụ công tác quản lý bảo tồn​ (Trang 30 - 34)