Phong phú của Cheo cheo ở một số khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cheo cheo nhỏ (tragulus kanchil raffles, 1821) ở khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai phục vụ công tác quản lý bảo tồn​ (Trang 54)

Để đánh giá độ phong phú của quần thể Cheo cheo ở KBTTN-VH Đồng Nai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát theo các ô tiêu chuẩn chọn ngẫu nhiên ở cả 3 khu vực Mã Đà, Hiếu Liêm và Vĩnh An. Kết quả xác định được Số liệu tính toán mật độ các bãi phân của Cheo cheo trong các ô mẫu nêu trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Mật độ phân Cheo cheo trong ô mẫu

Ô

Phân cũ Phân mới Mật độ cá thể

Số bãi Mật độ (bãi/ha) Số bãi Mật độ (bãi/ha) Số cá thể * Mật độ (cá thể/ha) MĐ1 27 108.0 12 48.0 13 52.0 MĐ2 8 32.0 3 12.0 4 16.0 MĐ3 12 48.0 8 32.0 8 32.0 MĐ4 3 12.0 1 4.0 1 4.0 Mã Đà 50 50.0 24 24.0 26 26.0 HL1 8 32.0 2 8.0 2 8.0 HL2 4 16.0 4 16.0 5 20.0 HL3 16 64.0 0 0.0 0 0.0 HL4 19 76.0 17 68.0 17 68.0 Hiếu Liêm 47 47.0 23 23.0 24 24.0 VA1 28 112.0 28 112.0 31 124.0 VA2 10 40.0 8 32.0 14 56.0 VA3 31 124.0 15 60.0 15 60.0 VA4 18 72.0 22 88.0 21 84.0 Vĩnh An 87 87.0 73 73.0 81 81.0 Chung 184.0 61.3 120 40.0 131 43.7

Kết quả điều tra ghi nhận được tổng số lần bắt gặp bãi phân cũ của Cheo cheo ở 12 ô là 184 bãi, tổng số lần bắt gặp bãi phân mới của Cheo cheo ở 12 ô là 120 bãi. Từ đó, chúng tôi tính toán mật độ bãi phân cũ bắt gặp ở tất cả các ô điều tra là 61.3 bãi/ha, mật độ bãi phân mới các ô là 40 bãi/ha và mật độ cá thể ước đoán theo dấu vết là 43.7 cá thể/ha. Đây là mật độ khá cao của loài Cheo cheo. Lý do để có mật độ cao như thế là các ô điều tra, giám sát

Cheo cheo được chọn ở những khu vực đã được xác định là nơi thường thấy Cheo cheo hoạt động.

Trong số 3 khu vực điều tra thì khu vực Vĩnh An có mật độ Cheo cheo cao hơn mật độ ở Mã Đà và Hiếu Liêm (Hình 4.14). Ngoài việc sinh cảnh phù hợp với loài cheo, ở khu vực này rừng còn liền mảng với VQG Cát Tiên và được bảo vệ khá tốt, bên cạnh đó hoạt động sản xuất của người dân trong rừng ít và chỉ nằm chủ yếu phía ngoài bìa rừng (có ít diện tích sản xuất nằm sâu trong rừng) việc đi lại của người dân trong rừng ít hơn nhiều so với các khu vực còn lại. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 MĐ HL VA Khu vực M ật đ /h a Mật độ bãi phân M Mật độ cá thể

Hình 4.14. So sánh mật độ phân của Cheo cheo nhỏ giữa 3 khu vực 4.3. Các đe dọa đối với Cheo cheo Ở KBTTN-VH Đồng Nai

Đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ các quần thể thú móng guốc trong đó có loài Cheo cheo nhỏ. Tuy nhiên, các nguy cơ đe dọa loài thú quý hiếm này chỉ mới được giảm bớt nhưng vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học trong đó có loài Cheo cheo nhỏ ở KBTTN-VH Đồng Nai dựa trên phân tích số liệu thông kê vi phạm bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm Vĩnh Cửu và các số liệu ghi nhận đe dọa tại các ô và tuyến điều tra.

Theo số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Vĩnh Cửu, từ năm 2004 đến tháng 9 năm 2011 tổng số vụ vi phạm trong KBTTN-VH Đồng Nai là 257 vụ đã bị xử lý. Trong các dạng vi phạm thì nội dung vi phạm khai thác và vận chuyển gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép là nhiều nhất (138 vụ vi phạm). Chứng tỏ việc khai thác ở khu vực này lấy gỗ và lâm sản còn nhiều. Tuy vậy, con số thống kê ở đây chắc chắn là nhỏ hơn thực tế và sẽ còn nhiều vụ vi phạm khác chưa được kiểm lâm phát hiện xử lý.

Theo số liệu báo cáo công tác điều tra giám sát ĐDSH ở KBT trong mùa mưa năm 2010 cho thấy số vụ vi phạm là khá lớn (Bảng 4.9)

Bảng 4.9. Các vụ vi phạm bảo vệ rừng ở KBTTN-VH Đồng Nai TT Loại vi phạm KBT Mã Đà Hiếu Liêm Vĩnh An

1 Săn bắt động vật 236 73 123 40 2 Khai thác gỗ 0 0 0 0 3 Khai thác LSNG 56 16 5 35 4 Phá hoại sinh cảnh 0 0 0 0 5 Chăn thả gia súc 4 0 0 4 TỔNG CỘNG 296 89 128 79

Số vụ vi phạm theo các hình thức tác động của khu vực Hiếu Liêm là cao nhất (128 vụ), tiếp đến là khu vực Mã Đà và khu vực Vĩnh An thấp nhất. Trong tổng các vụ vi phạm thì số vụ vi phạm là săn bắt động vật cao nhất (236 vụ, chiếm 79.7%). Ngoài ra còn có các hoạt động khác như khai thác LSNG, chăn thả gia súc cũng là những mối đe dọa thường xuyên với đa dạng sinh học của KBT.

Trong tuyến và ô điều tra Cheo cheo nhỏ chúng tôi cũng tiến hành ghi nhận những mối đe dọa đối với loài. Vì diện tích điều tra nhỏ nên số lượng các nội dung vi phạm không nhiều (Bảng 4.10 ). Tuy nhiên, qua đây chúng ta cũng thấy rằng các hoạt động khai thác, bẫy bắt và tác động vào sinh cảnh

sống của các loài trong KBT vẫn diễn ra thường xuyên. Điều này cần được sự quan tâm để giải quyết làm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học của khu vực.

Bảng 4.10. Các mối đe dọa đến Cheo cheo theo khu vực nghiên cứu TT Loại vi phạm Mã Đà Hiếu Liêm Vĩnh An KBT

1 Săn bắt động vật 4 65 5 74

2 Khai thác LSNG 1 3 6 10

3 Quấy nhiễu sinh cảnh 1 2 1 4

Tổng 6 70 12 88

Qua những ghi nhận các mối đe dọa đến đa dạng sinh học nói chung và Cheo cheo nhỏ nói riêng, có thể khái quát lại một số mối đe dọa chính đối với loài trong KBTTN-VH Đồng Nai như sau.

4.3.1. Săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã

Nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã là mối đe dọa lớn đối với Cheo cheo. Trong quá trình điều tra, chúng tôi có thể dễ dàng bắt gặp các loại bẫy thú lớn, nhỏ trong KBT. Ngoài ra, theo các cán bộ kiểm lâm ở đây thì lâm tặc còn dùng cả các dụng cụ săn bắt hiện đại như các loại súng. Đây thực sự là mối đe dọa lớn đối với các loài động vật hoang dã trong khu vực. Theo đánh giá của cán bộ kiểm lâm KBT thì hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong khu vực chủ yếu là do các thợ săn chuyên nghiệp tiến hành. Họ hoạt động theo nhóm nhỏ, sản phẩm săn bắt được thường được tiêu thụ ở các nhà hàng tại thị trấn Vĩnh An – Vĩnh Cửu. Cheo cheo là một trong số các loài động vật thường bị săn bắt ở đây. Ở thị trấn Vĩnh An vẫn có một số cửa hàng đặc sản thú rừng có tiêu thụ trái phép loài này với giá khoảng 300.000 đồng/kg. Trong đợt điều tra, chúng tôi cũng đã bắt gặt 74 hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong đó có lần bắt gặp thợ săn bẫy bắt được 7 con Cheo cheo nhỏ trong một

4.3.2. Sinh cảnh của loài bị quấy nhiễu

Trong KBT vẫn còn nhiều khu dân cư sinh sống. Đời sống của người dân khó khăn, do vậy họ thường xuyên vào rừng khai thác, săn bắn tài nguyên rừng, các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân (tiếng ồn từ máy cắt cỏ, chăn thả gia súc bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt, đi lại bằng xe máy, các tuyến đường giao thông, …). Điều này gây ảnh hưởng lớn đến loài Cheo cheo nhỏ vì đây là loài nhút nhát, dễ bị tác động bởi tiếng ồn và thay đổi sinh cảnh.

Hoạt động du lịch trong KBT với một lượng lớn khách du lịch ra vào, đặc biệt ở hai điểm TW Cục miền Nam và Chiến khu Đ cũng sẽ gây nhiễu động: Những âm thanh, tiếng ồn xe cộ đi lại...Việc đi lại ở đây là hoạt động quấy nhiễu sinh cảnh chủ yếu, người dân đi lại gây nhiễu loạn môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

Việc chăn thả trâu bò ở các khu vực ven KBT đang có nguy cơ làm phát tán dịch bệnh, lai tạp gen cho các loài động vật hoang dã, tạo nên sự cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn thức ăn tự nhiên các loài thú móng guốc trong KBT và các loài trâu, bò nhà.

4.3.3. Vùng sống của Cheo cheo nhỏ bị thu hẹp

Hiện nay việc phát rừng làm rẫy đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, dù vậy hàng năm các vụ phát rừng trái phép làm nương rẫy trong vùng lõi của KBT vẫn còn xảy ra. Mặc dù, hầu hết các vụ phát rừng này đều là nhỏ lẻ, và chủ yếu do người dân phát lấn diện tích rừng quanh ranh giới đất nông nghiệp của họ nhưng cũng gây tác động tiêu cực đến sinh cảnh của Cheo cheo nhỏ và các loài động vật khác ở KBT. Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2011 của hạt kiểm lâm Vĩnh Cửu đã có 4 vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật với diện tích hơn 3000m2.

Người dân sống trong và gần Khu bảo tồn liên tục khai phá mở thêm những vùng đất mới để có thêm đất để canh tác, và biến những mẩu rừng thành nông trại, vườn điều, cao su... các hoạt động của con người vào rừng thu hái lâm sản, săn bắn...

Lửa rừng là nhân tố nguy hiểm nhất gây hủy hoại tài nguyên rừng và hệ sinh thái đồng cỏ. Nguyên nhân gây lửa rừng hầu hết là do các hoạt động vô ý thức của con người như đốt lửa trong rừng, dọn rẫy cháy lan, đốt các cánh đồng cỏ để chăn thả gia súc, khai thác mật ong, khai thác dầu chai, chai cục,...Theo ghi nhận của hạt kiểm lâm Vĩnh Cửu thì năm nào cũng xảy ra cháy rừng dù lớn hay nhỏ, 9 tháng đầu năm 2011 có 1 vụ cháy rừng lớn gây thiệt hại diện tích gần 2000m2

4.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng

Kế hoạch xây dựng đập thủy điện Đồng Nai ở thượng nguồn sông Đồng Nai có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của các suối cung cấp nước cho các bàu, sình ảnh hưởng đến sinh cảnh kiếm ăn và nhất là kiếm các điểm khoáng của Cheo cheo và các loài thú móng guốc khác.

Ngoài ra, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ cho hoạt động du lịch cũng như tuyến đường phục vụ đi lại, giám sát ĐDSH của KBT cũng gây những ảnh hưởng đáng kể đến đa dạng sinh học nơi đây.

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn

Để bảo tồn quần thể Cheo cheo nhỏ ở KBTTN-VH Đông Nai chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

4.4.1. Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật

Ở Việt Nam, Cheo cheo là một trong số các loài động vật được ưu tiên bảo tồn cao trong nhiều năm nay. Chúng được qui định bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, các vụ săn bắn, đánh bẫy và buôn bán

triển của loài này KBTTN-VH Đồng Nai. Vì vậy, lực lượng kiểm lâm cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để có thể phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm theo đúng pháp luật, đặc biệt là tìm kiếm, phát hiện và tháo dỡ các bẫy săn bắt thú rừng trong các khu vực Cheo cheo sinh sống.

Hoạt động săn bắn, đánh bẫy là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của quần thể Cheo cheo. Các hoạt động chống săn bắn, đánh bẫy cần được tiến hành đồng bộ và thường xuyên ở các khu vực có loài Cheo cheo phân bố. Trong đó, đặc biệt cần tập trung vào các điểm khoáng, nơi có nguồn thức ăn của Cheo cheo tập trung nhiều.

Hiện nay, hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đang áp dụng theo Nghị định số 159/2007/NĐ-CP, ngày 30/10/2007 là còn thấp, chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm. Vì vậy, Nhà nước cần phải có tăng cường hình thức xử phạt để đảm bảo tính răn đe, giáo dục đối với các vụ vi phạm săn bắn, bẫy bắt và buôn bán Cheo cheo nhỏ nói riêng và động vật hoang dã nói chung.

4.4.2. Bảo vệ và mở rộng sinh cảnh cho Cheo cheo nhỏ

KBTTN-VH Đồng Nai cần có xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn Cheo cheo nhỏ và thực hiện các hoạt động bảo vệ và mở rộng sinh cảnh cho loài này. Các điểm khoáng, nguồn nước, khu rừng ẩm ven sông suối là những sinh cảnh đặc biệt quan trọng đối với Cheo cheo, do đó cần phải chú ý bảo vệ, không để trâu bò nhà xâm lấn, hay con người tàn phá. Cũng cần xem xét đến việc bổ xung các điểm muối khoáng nhân tạo nhằm cung cấp thêm muối khoáng cho các loài thú móng guốc và khôi phục lại những sinh cảnh do người dân đã lấn chiếm canh tác nông nghiệp trước đây.

4.4.3. Giám sát quần thể

Hoạt động giám sát quần thể cũng cần phải được thực hiện thường xuyên. Để thực hiện việc này, trước tiên cần phải tập huấn cho nhân viên phòng Khoa

học – Kỹ thuật và các nhân viên Kiểm lâm KBT để xây dựng mạng lưới cộng tác viên. Sau đó sẽ xây dựng các phiếu giám sát để cung cấp cho các cộng tác viên tại các trạm Kiểm lâm và bộ cơ sở dữ liệu cho nhân viên kỹ thuật để tổng hợp dữ liệu về Cheo cheo theo tháng hay theo quí từ thông tin của mạng lưới cộng tác viên. Hàng tháng hay hàng quí nhân viên kỹ thuật sẽ tổng hợp và báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo KBT những khu vực và những giải pháp cần thiết để bảo vệ loài

4.4.4. Kiểm soát hoạt động chăn thả gia súc

Chăn thả gia súc là một trong các mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự tồn tại và phát triển của quần thể Cheo cheo trong KBT do nguy cơ lây lan dịch bệnh và cạnh tranh thức ăn. Vì vậy, cần phải kiểm soát và hạn chế các tác động từ việc chăn thả gia súc của người dân trong khu vực ven KBT, để thực hiện tốt hoạt động này, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

- Xây dựng hàng rào ở các khu vực người dân thường chăn thả gia súc nhằm ngăn cản gia súc vào KBT

- Phối hợp với địa phương qui hoạch khu vực chăn thả gia súc tập trung cho người dân ven KBT

- Cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền người dân thay đổi tập quán chăn thả rông gia súc. Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, cung cấp cỏ giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ tạo thức ăn cho gia súc đối với người dân.

Ngoài ra, cũng cần phải phối hợp với địa phương và người dân thực hiện hoạt động tiêm ngừa và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc nuôi, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ gia súc nuôi sang các loài thú hoang dã.

4.4.5. Hoạt động tuyên truyền giáo dục

kém, có tác động lâu dài, vì vậy đã được KBT quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, những hoạt động này cần phải được quan tâm thực thực hiện thường xuyên, liên tục đối với nhiều đối tượng, từ cán bộ địa phương, người dân sống ven rừng, giáo viên, học sinh,…để đạt hiệu quả cao và lâu dài

4.4.6. Mở rộng mô hình nhân nuôi và nâng cao hiệu quả nhân nuôi Cheo cheo

Nhân nuôi Cheo cheo thành công và hiệu quả sẽ là một giải pháp tốt để giảm áp lực với các quần thể Cheo cheo ngoài tự nhiên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn loài. Hiện nay, KBTTN-VH Đồng Nai đã khá thành công trong việc nhân nuôi sinh sản Cheo cheo nhỏ, có thể xây dựng thành quy trình kỹ thuật để áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài cheo cheo nhỏ (tragulus kanchil raffles, 1821) ở khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai phục vụ công tác quản lý bảo tồn​ (Trang 54)