Phổ 1H NMR của isobutyl acetat

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất triterpenoid từ cây kim ngân (lonicerajaponica) họ cơm cháy (caprifoliaceae) (Trang 27 - 29)

Cường độ tín hiệu: Được thể hiện kích thước của pic hấp thụ, diện tích của một tín hiệu tỷ lệ thuận với số lượng proton tạo ra tín hiệu đó, từ đó cho ta xác định được số proton cùng loại [9].

Sự tương tác (tách vạch phổ)và hằng số tương tác J cho biết proton nào tương tác với proton nào.

Hạt nhân cuả nguyên tử 1H và một số nguyên tử khác cũng có số khối lẻ như 13C , 9F… đều có momen từ. Nếu đặt proton chẳng hạn trong từ trường không đổi thì momen từ của nó có thể định hướng cùng chiều hay ngược chiều với từ trường. Đó là vì spin hạt nhân có tính chất lượng tử.

Để nhận được tín hiệu hấp thụ cộng hưởng từ proton nói riêng và cộng hưởng từ hạt nhân nói chung, người ta giữ cho  không đổi và biến đổi H0, nhờ thế nhận được đường cong hấp thụ, từ đó thu được những đại lượng cơ bản của phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton nói riêng hay phổ cộng hưởng từ hạt nhân nói chung. Đó là độ dịch chuyển hóa học , được biểu thị bằng ppm (ppm nghĩa là một phần triệu, từ tiếng Anh part per million) và hằng số tương tác spin- spin J, đơn vị là Hz.

Độ chuyển dịch hóa học  được xác định bằng quãng cách giữa tín hiệu của nhóm những tín hiệu của proton được khảo sát và tín hiệu của proton ở chất chuẩn. Chất chuẩn thường dùng là tetrametylsilan (CH3)4Si (viết tắt là TMS, có = 0). Độ chuyển dịch hóa học là một đại lượng có tính đặc trưng.

Bảng 2.1: Độ chuyển dịch hóa học của proton

Loại proton  (ppm) Loại proton  (ppm) R- CH3 R- CH2- R R3CH RC≡CH R2C=CH2 0,8÷ 1,0 1,2÷ 1,4 1,4÷ 1,6 1,8÷ 3,0 4,5÷ 6,5 Ar- H R- OH Ar- OH R- CH=O R- COOH 6,5÷ 8,5 0,5÷ 5,0 4,5÷ 8,0 9÷ 10 10,5÷ 12 Dựa vào giá trị  trên phổ ta biết được loại proton nào có mặt trong phân tử chất được khảo sát.

Hằng số tương tác spin- spin J: Một proton hoặc một nhóm proton có thể cho tín hiệu cộng hưởng đặc trưng chỉ có một vạch đơn hoặc một nhóm nhiều ảnh.

Từ trị số của J ta có thể rút ra kết luận về vị trí tương đối của các protoncos tương tác với nhau trong một phân tử.[8]

ii. Phổ cộng hưởng từ nhân carbon-13 (13C-NMR)

Độ chuyển dịch hóa học của 13C trong các hợp chất hữu cơ biến đổi trong khoảng từ 0- 230 ppm (so với TMS) tức là gấp khoảng 20 lần so với sự biến đổi độ chuyển dịch hóa học của 1H [3].

Một đặc điểm quan trọng về cường độ ở phổ 13C NMR khử hoàn toàn tương tác spin-spin với proton là: những pic có cường độ nhỏ thường tương ứng với các nguyên tử C không đính với hidro, còn những pic có cường độ lớn thì ứng với các nguyên tử cacbon đính với một hoặc nhiều nguyên tử hidro [3].

Hiện nay việc đo phổ 13C đã đạt tới độ chính xác ± 0,01ppm, vì thế mỗi nguyên tử C không tương đương trong phân tử đều cho một tín hiệu riêng, rất hiếm khi bị xen lấp bởi tính hiệu của nguyên tử C khác. Việc sử dụng phổ DEPT và các kĩ thuật khác sẽ giúp ta nhanh chóng xác định được bộ khung cacbon của phân tử. Điều đó rất quan trọng trong việc xác định cấu trúc phân tử [3].

Cho nhiều loại thông tin trực tiếp về khung cacbon mà không có proton gắn với nó.

Số lượng tín hiệu cho biết có bao nhiêu nhóm carbon trong phân tử. - Độ chuyển dịch hóa học (C) cho biết trạng thái lai hóa, môi trường electron bao quanh mỗi carbon [16].

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất triterpenoid từ cây kim ngân (lonicerajaponica) họ cơm cháy (caprifoliaceae) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)