Dân tộc, dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 46 - 48)

3.1.5 .Thuỷ văn

3.2. ặc điểm kin tế xã ội

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

- Dân tộc và tập quán

Theo kết quả điều tra đến 31/6/2012 tổng dân số trên địa bàn 05 xã trong vùng gồm 4 dân tộc: Dao, Sán dìu, Kinh và người Hoa, Trong đó người Dao chiếm 79,5%, đặc biệt trong khu vực nghiên cứu phần lớn là người Dao chiếm tới 97%, số còn lại là người Kinh làm giáo viên, cán bộ lâm nghiệp, y tế từ các vùng lân cận đến công tác tại địa phương, Do tập quán sản xuất chính là làm nương rẫy và khai thác lâm sản, Do nhu cầu của đời sống mưu sinh, người dân vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản như: Gỗ gia dụng, củi đốt, cây thuốc, săn bắt động vật, Do chưa có tập quán trồng rừng lấy gỗ, củi, trồng cây thuốc quanh nhà và việc chăn thả gia súc tùy tiện không có người giám sát cho nên những hoạt động phát triển kinh tế trên đã gây khó khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật khu bảo tồn,

- Dân số lao động

Kết quả điều tra năm 2016 tổng số dân trên địa bàn 05 xã là 1,930 hộ, 8,504 người sinh sống trong 22 thôn bản, Phần lớn người dân sống trong khu vực thuộc các xã vùng cao, cuộc sống của họ chủ yếu là hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn do năng suất thấp và thiếu đất canh tác, Vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn phụ thuộc vào nhiều áp lực từ phía cộng đồng dân cư xung quanh, Các hoạt động khai thác gỗ, thu hái phong lan, khai thác nhựa trám và các loài cây thuốc vẫn diễn ra hàng ngày,,, Tất cả các yếu tố trên đã gây ra những tác động tiêu cực khó lường đối với đa dạng sinh học và cảnh quan Khu bảo tồn, Cần áp dụng các biện pháp phối kết hợp và đồng bộ để cải thiện tình hình kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của rừng,

Hiện tại trong vùng lõi Khu bảo tồn chỉ có 34 hộ dân sinh sống tại 4 xã: Xã Đồng Sơn 22 hộ (bản Khe Táo: 13 hộ; bản Thục Kẻn: 9 hộ), xã Đồng Lâm 10 hộ (bản Lựng Xanh: 10 hộ), xã Kỳ Thượng: 01 hộ; xã Vũ Oai: 01 hộ,

Mật độ dân số bình quân 25 người/km2, cao nhất là xã Vũ Oai 39 người/km2

, thấp nhất là xã Kỳ Thượng 15 người/km2, Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,2%,

Tổng nguồn lao động toàn vùng là 5,790 người, chiếm 68,08% tổng dân số, bình quân mỗi hộ có 3 lao động,

Lao động đang làm việc theo ngành kinh tế có 5,187 người,

Lao động sản xuất nông nghiệp: 4,790 người, chiếm 92,34% lao động Lao động phi nông nghiệp: 397 người, chiếm 7,66% lao động

Bảng 3.3. Dân số, dân tộc vùng lõi và vùng đệm KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng

ơn vị tín : N ười

Tên xã Số

thôn Số hộ

Dân số (ngƣời)

Theo giới tính Theo thành phần dân tộc

Tổng Nam Nữ Kinh Dao Các DT khác Toàn vùng 22 1.930 8.504 4.420 4.084 623 6.928 953 Đồng Lâm 5 617 2.546 1.324 1,222 51 2.495 Đồng Sơn 4 554 2.500 1318 1.182 25 2.475 Kỳ Thượng 3 139 665 346 319 665 Vũ Oai 8 363 1.561 791 770 485 154 922 Hoà Bình 2 257 1.232 641 591 62 1.139 31

- Phân bố dân cư

Phân bố dân cư trong khu vực không đều, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường, nơi tương đối bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước, Nằm trong phạm vi nghiên cứu chỉ có 9 thôn bản với 2.200 nhân khẩu, bằng 27,7% tổng dân số của 5 xã trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 46 - 48)