Xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật Hạt trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72)

4. .2 Xc địn sự p â nố của cc loà it eo đai cao

4.4. xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật Hạt trần

(Gymnospermae) tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Trên cơ sở những kết quả điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn cũng như thành phần của thực vật Hạt trần (Gymnospermae) tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng cho thấy các loài thực vật Hạt trần ở đây ít được gây trồng chỉ có một số loài có hình thái đẹp người dân mang về trồng làm cảnh như Kim giao (Nageia fleuryi)…nhưng số lượng ít và tất cả cây con đều khai thác cây tái sinh trong rừng tự nhiên mang về trồng và chưa có biện pháp nhân giống gây trồng. Mặt khác nạn khai thác trộm gỗ các loài Hạt trần ở đây vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng tăng do du cầu của người dân, trên tuyến điều tra từ Suối Vũ Oai – đỉnh Thiên Sơn vẫn thấy các lều trại khai thác gỗ và mở đường mòn trong rừng phục vụ cho vận chuyển khai thác gỗ chính vì nhưng lý do như vậy việc bảo tồn các loài trong ngành thông trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng là rất cần thiết. Để bảo tồn các loài Thông quý hiếm và cạn kiệt này tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật

4.4.1.1. Bảo t n c uyển vị (ex-situ conservation)

Hiện nay một số loài thực vật Hạt trần đã có hướng dẫn, quy trình kỹ thuật, cần khuyến khích áp dụng vào thực tế và kết hợp với kiến thức bản địa để

phát triển diện tích mở rộng vùng phân bố các loài Hạt trần. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần bổ sung một số nội dung cho phù hợp bao gồm:

Kỹ thuật về chọn tạo giống

- Ở KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng các loài Hạt trần có thế mạnh riêng, vì vậy các cấp chính quyền cần có định hướng rõ ràng và thiết thực trong việc chọn giống cây trồng sao cho phù hợp với đặc trưng và thế mạnh của địa phương mình, nhằm nhân rộng và phát triển trên quy mô lớn, ưu tiên các loài còn hạn chế trong tự nhiên và khả năng tái sinh tự nhiên kém.

- Hầu hết các cây Hạt trần trồng hiện nay chủ yếu là do dân tự lấy từ tự nhiên do tái sinh từ hạt một số ít do tái sinh chồi. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng các vườn giống, nguồn giống chất lượng cao và nhân rộng phục vụ cho công tác bảo tồn và trồng rừng. Những loài cây đã có tiến bộ kỹ thuật về giống cần nhanh chóng tập huấn chuyển giao, những loài cây chưa có các nghiên cứu về cải thiện giống cần khẩn trương tiến hành nghiên cứu để phục vụ cho công tác bảo tồn

Kỹ thuật về gây trồng

- Tổng kết kinh nghiệm và những tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng các cây Hạt trần thành công làm bài học, phổ biến rộng rãi tới mọi người dân có liên quan. - Tiếp tục xây dựng các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật gây trồng cho các loài cây Hạt trần chưa có để phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau.

- Cần phát triển khuyến nông khuyến lâm, hoàn thiện và tập huấn nâng cao trình độ về kỹ thuật gây trồng. Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức từ khai thác cạn kiệt sang khai thác bền vững. Từ khai thác hủy diệt sang khai thác đảm bảo tái sinh và kinh doanh bền vững.

- Cần tiếp tục nghiên cứu tác động của các loài Hạt trần dưới rừng tự nhiên, đề ra các giải pháp hợp lý, tránh tác động đến đất và mất sinh cảnh của động thực vật rừng.

4.4. .2. Bảo t n n uyên vị (in-situ conservation)

Đối với các cả thể Hạt trần đang còn tồn tại và khu vực phân bố của chúng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt, đặc biệt là các loài Kim giao (Nageia fleuryi), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnaensis), Thiên tuế (Cycas balansae) bởi số lượng loài còn rất ít. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra, kiểm soát và tháo rỡ các lán trại khai thác gỗ trong rừng.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của bảo tồn, nâng cao nhận thức về khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm việc khai thác và các tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như khả năng tái sinh tự nhiên của các loài quý hiếm.

Hướng dẫn xây dựng các hương ước, quy ước của làng bản về bảo tồn các loài thực vật Hạt trần. Xây dựng thùng thư phát giác để kịp thời ngăn chặn xử lý những đối tượng có những hành vi phá rừng trái phép

Với điều kiện thực tế cụ thể có thể tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên dưới gốc cây mẹ cũng như mở rộng khu vực phân bố và khả năng tái sinh của loài. Vào những mùa quả chín có thể thu quả về khi gặp điều kiện thuận lợi mang hạt vào rừng reo sau khi đã làm đất dưới tán rừng nơi các loài thường phân bố đảm bảo nhiệt độ ẩm, án sáng để cây tái sinh có thể sống sót sinh trưởng và phát triển tốt.

Cần có những nghiên cứu khoa học sâu hơn về từng loài Hạt trần tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, để nghiên cứu sâu hơn về vùng phân bố, đặc điểm sinh thái học, khả năng tái sinh đặc biệt đối với các loài Thiên tuế, Dẻ tùng vân nam và Kim giao vì các loài này phân bố hẹp số lượng cá thể ngoài tự nhiên hạn chế.

4.4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

- Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các chính sách đã có như chính sách giao đất giao rừng, hỗ trợ vốn, đầu tư tín dụng, thuế … cần ưu tiên cho các dự án gây trồng các loài thực vật Hạt trần.

- KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển các loài thực vật Hạt trần ở địa phương dựa trên chiến lược, đề án và kế hoạch hành động về bảo tồn đã được phê duyệt

- Cần quyết định lựa chọn một số loài thực vật Hạt trần ưu tiên bảo tồn có thế mạnh ở địa phương vào danh mục các loài cây trồng rừng chính đặc biệt là các chương trình dự án lâm nghiệp sắp tới.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khóa học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Quy hoạch vùng du lịch, giới thiệu tiềm năng về du lịch của KBTTN, điều kiện môi trường đầu tư (địa điểm, môi trường kinh doanh, quỹ đất...) để kêu gọi nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có năng lực đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.

- Dành một phần vốn ngân sách từ các chương trình như chương trình bảo vệ và phát triển rừng, chương trình nông thôn mới, chương trình bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư…để đầu tư trồng bổ xung hoặc tái tạo rừng tự nhiên hoặc trồng mới rừng phòng hộ có xen cây Hạt trần. Dành một phần kinh phí từ Khuyến lâm hàng năm cho xây dựng mô hình đào tạo, chuyển giao kiến thức gây trồng tới hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Một phần kinh phí hàng năm dành cho chọn giống, chuyển giao kỹ thuật gây trồng thực vật Hạt trần.

- Thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn cho phát triển cây Hạt trần như vốn tự có của dân, các doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Thiết lập nhiều mô hình trình diễn rừng cây Hạt trần có giá trị khoa học và bảo tồn tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa để đồng bào các dân tộc thấy được vai trò và giái trị ý nghĩa bảo tồn. Từ đó, làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người dân vùng đệm trong KBTTN.

4.4.3. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật

Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, phát hiện, ngăn chặn và nghiêm cấm các hoạt động khai thác, buôn bán xuất khẩu các loài theo quy định của pháp luật

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân để họ hiểu và chấp hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học.

- Nâng cao năng lực thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm KBTTN, đảm bảo đủ trình độ, năng lực, sức khỏe thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển thực vật rừng trên các mặt phân cấp quản lý giữa các ngành và các địa phương; xây dựng chính sách để khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thực vật rừng quý, hiếm.

4.4.4. Giải pháp về kinh tế - xã hội

Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học đưa ra phải thật hợp lý tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng chủ yếu bảo tồn phải đảm bảo an sinh xã hội và gắn liền với phát triển kinh tế của KBTTN

Cần xây dựng các trương trình nâng cao nhận thức của người dân vùng lõi và vùng đệm đến mọi lứa tuổi, đặc biệt đến những người lãnh đạo địa phương, già làng, trưởng bản bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau để người dân trong khu vực chung tay với các nhà quản lý, nhà khoa học cùng nhau bảo tồn các loài thực vật ngành Thông và bảo tồn Đa dạng sinh học.

Do sự phụ thuộc của người dân trong KBTTB vào rừng là rất lớn nên cần có những lộ trình phù phù hợp cho từng giai đoạn sắp tới để giảm gánh nặng và sức ép vào rừng của người dân địa phương, giúp cho người dân địa phương sống không phụ thuộc vào rừng bằng các trương trình khuyến khích trồng rừng bảo vệ rừng và người dân có được lợi ích từ việc bảo vệ rừng ngay chính trong địa phương của mình.

Xây dựng mô hình du lịch sinh thái trong khu bảo tồn và hoàn thiện các cơ sở vật chất với các kiểu du lịch thông thường để người dân tham gia vào du lịch, tăng thêm thu nhập cũng như có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, giảm áp lực khai thác vào rừng và bảo vệ hệ sinh thái rừng trong KBTTN một cách bền vững khi người dân được hưởng lợi từ rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả điều tra đã ghi nhận được tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng có 8 loài thực vật Hạt trần thuộc 5 họ.

Thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu có một số loài có tên trong sách đỏ thế giới IUCN 2017, sách đỏ Việt Nam năm 2007 và trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Kết quả điều tra thực vật Hạt trần theo đai cao trong KBTTN cho thấy hầu hết các loài phân bố khắp đai cao, nhiều nhất ở đai cao từ 750-1050m tại khu vực nghiên cứu.

Nghiên cứu đã bước đầu xác định được đặc điểm lâm học của 05 loài thực vật ngành Thông tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus): Thông nàng phân bố tại đai cao từ 830-1050m so với mặt nước biển. Mật độ tái sinh quanh gốc cây mẹ tốt nhưng số lượng ít nên ít có triển vọng.

- Kim giao (Nageia fleuryi): Chúng phân bố ở đai cao từ 750-1020 m. Nghiên cứu chỉ phát hiện được sáu cá thể tái sinh của loài dưới tán cây mẹ, không có triển vọng cần có biện pháp bảo tồn đặc biệt cho loài này

- Thông tre (Podocarpus neriifolius) là loài phân bố tương đối rộng khắp trên toàn khu vực, thường gặp tại các đai cao từ 720 – 1000m, tái sinh tự nhiên tốt ở cả 3 cấp chiều cao. Thông tre có cả tái sinh chồi và tái sinh hạt. Đặc biệt, chúng tái sinh chồi quanh gốc cây mẹ (đã bị khai thác) rất mạnh và sinh trưởng khá tốt.

- Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis) thường ở tầng tán trung bình, chiếm 50% các tuyến điều tra trên 700m, các đai cao từ 840 – 950 m, rất hiếm gặp cây Dẻ tùng vân nam tái sinh. Vì vậy cần có giải pháp bảo tồn cây

mẹ và các cây con tái sinh của loài này trong Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng để tránh bị tuyệt chủng.

- Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.) xuất hiện ở đai cao 730-1050m so với mực nước biển, độ ẩm khoảng 60-80%, Kết quả điều tra cho thấy rằng ngoài tự nhiên không phát hiện Thông tra lá ngắn tái sinh chồi, cây con loài này điều tra, xác định hoàn toàn là tái sinh có nguồn gốc từ hạt. Do đó, cần phải tiếp tục có biện pháp hợp lý duy trì khả năng loài cây này.

Từ kết quả điều tra và thực trạng bảo tồn các loài thực vật Hạt trần trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật Hạt trần quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Cần tiến hành nghiên cứu nhân giống và gây trồng đối với các loài Hạt trần quý hiếm trong khu bảo tồn.

Nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về đặc điểm tất cả các cá thể của thực vật Hạt trần phân bố trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Cần có những nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm khác đang bị đe dọa ngoài thực vật Hạt trần trong khu vực nghiên cứu

Cần mở rộng nhiều tuyến điều tra, lập nhiều ô nghiên cứu thu thập và giám định tiêu bản trên các dạng địa hình khác nhau để xác định thành phần loài hạt trần trong khu vực nghiên cứu đầy đủ chính xác hơn.

Cần nâng cao tác quản lý, tuyên truyền giáo dục, thu hút vốn đầu tư để bảo tồn tốt hơn các loài thực vật Hạt trần quý hiếm trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, III, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2009), Các loại rừng cây lá kim ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Alios Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado Jr (2004), Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo t n 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự (2005), Thông Việt Nam: nghiên cứu hiện trạng bảo t n 2004, Quỹ sáng kiến ĐácUyn và cộng đồng Châu Âu tài trự, Nxb Lao động xã hội.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), “Một số loài cây bị đe dọa ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Các loài cây lá kim, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10.Philip Ian Thomas, Nguyễn Đức Tố Lưu (2004), Cây lá kim Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

11.Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp & L. Averyanov (2000), “Một số dẫn liệu mới về lớp Thông của Việt Nam”, Tuyển tập hội thảo Quốc gia về Sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12.Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam”. Tạp chí Sinh học, tr.1 – 5.

13.Lê Thông (chủ biên) và các cộng sự (2005), Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam, tập 2, Các tỉnh Vùng Đông Bắc, NXB Giáo Dục, Hà Nội

14.UBND tỉnh Quảng Ninh – Ban quản lý di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh, (2010), “ Phương án bảo vệ, chăm sóc đường tùng và cây Đại cổ tại khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử”

15.Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72)