Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48)

3.1.5 .Thuỷ văn

3.2. ặc điểm kin tế xã ội

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp

* Tr ng trọt:

Theo số liệu thống kê năm 2016 về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng như sau:

Diện tích trồng trọt các loại cây nông nghiệp chủ yếu tập trung ở những khu vực địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp là 992,31ha, trong đó diện tích trồng lúa là 342,66ha (chiếm 34,53% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp), còn lại là diện tích trồng cây hoa mầu và các loại cây hàng năm khác. Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người trên toàn vùng là 1.166,8 m2. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của toàn vùng là 1.793,5 tấn/năm, tổng sản lượng lượng thực này mới đáp ứng đủ nhu cầu cho khoảng 5.952 người, còn lại khoảng 2.252 người thường xuyên thiếu đói.

Lương thực quy thóc bình quân đầu người do sản xuất nông nghiệp mang lại là 210 kg/năm, sản lượng này chưa đảm bảo nhu cầu về lương thực cho cuộc sống của người dân địa phương, chỉ đủ ăn trong vòng từ 8 – 9 tháng trong năm, còn lại 3 – 4 tháng thiếu ăn, Bên cạnh đó sản lượng lương thực ở các xã trong vùng có sự chênh lệch khá lớn,

* C ăn nuôi:

Ngoài trồng trọt người dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà... Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính, Hình

thức chăn nuôi theo hộ gia đình, giống cũ địa phương cho năng suất thấp, công tác thú y chưa được chú trọng, người dân chưa hướng tới sản xuất hàng hóa,

- Sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn vùng dự án hiện có một Công ty lâm nghiệp chuyên kinh doanh gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu chế biến từ rừng trồng, một Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (BQL rừng phòng hộ Hồ Yên Lập) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các con sông và hồ đập

Huyện có Ban quản lý điều hành thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Hầu hết các xã trong vùng đệm đều tham gia thực hiện các hạng mục của Dự án 661 (bảo vệ, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng...), Ngoài ra các ban khuyến lâm, khuyến nông cũng là một bộ phận quan trọng chỉ đạo, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật sản xuất nông – Lâm nghiệp cho các xã trong vùng,.

Bằng các nguồn vốn tự có hoặc được đầu tư từ các dự án, nhiều hộ gia đình đã tham gia tích cực trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, lập trang trại theo hướng nông lâm kết hợp…

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp toàn vùng đạt 20.179 triệu đồng,

3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng - Giao thông

Hiện nay tất cả các xã đã có đường ô tô đến được trung tâm UBND xã, đường vào các thôn bản cũng đã được mở rộng phục vụ việc đi lại cho người dân, Tuy nhiên chất lượng đường còn xấu,.

Đường tỉnh lộ 326 và 279 chạy qua phía ngoài khu bảo tồn, là con đường huyết mạch, nối giữa tỉnh Bắc Giang với thị xã Cẩm Phả. Hệ thống đường gi ao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng, phát triển kinh tế xã hội địa phương trong những năm vừa qua. Gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới giao thông liên thôn, liên bản đã

được đầu tư mở mang, tu sửa làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn hạn chế, cùng với các yếu tố bất lợi của thiên nhiên, thời tiết nên hệ thống đường này thường sạt lở, mặt đường gồ ghề, nhỏ hẹp qua nhiều dốc cao, khe suối nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Y tế và giáo dục

a) Giáo dục:

Các xã trong vùng dự án hầu hết đã có trường học tiểu học, trường phổ thông trung học cơ sở ở trung tâm, phòng học phổ biến là nhà cấp IV, trang thiết bị và đồ dùng học tập còn thiếu thốn, một số thôn bản vùng sâu xa vẫn còn có những lớp học ghép. Tỷ lệ trẻ em đến trường đạt 97 đến 98%, Chất lượng việc dạy và học chưa cao, trình độ học sinh thấp hơn so với trung bình của huyện.

b) Y tế:

Các xã có trạm y tế tại trung tâm xã, ở các bản có cán bộ y tế thôn bản, tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế còn thiếu, trình độ cán bộ y tế thấp nên không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân, Các bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở các xã vùng sâu.

- Thông tin văn hóa

Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay được cải thiện rất nhiều so với các năm về trước, vô tuyến truyền hình được phủ sóng trên tất cả các xã, người dân nắm bắt được các thông tin thời sự tương đối nhanh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; 100% các xã có bưu điện, bưu cục, việc phát hành thư từ, báo chí đã được chú trọng đến tận các thôn vùng cao, Hầu hết các xã đã xây dựng được nhà văn hoá phục vụ sinh hoạt, hội hè, đây là một nét đẹp bản sắc của nền văn hoá dân tộc,.

3.2.4. Đánh giá chung về kinh tế xã hội trong khu vực

Có 5 xã là vùng núi, trong đó có 4 xã thuộc khu vực các xã đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân rất thấp. Tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 18% số hộ gia đình,

Cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục đều kém phát triển, trình độ dân trí chưa cao.

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp với tập quán canh tác cũ, trình độ thâm canh không cao nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp; hoạt động công nghiệp và xây dựng không có; dịch vụ chưa phát triển,

Nền kinh tế còn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hoá nông nghiệp không đa dạng, đời sống người dân khó khăn; hàng năm thiếu ăn từ 3- 4 tháng. Người dân vào rừng khai thác các loại lâm sản từ rừng tự nhiên như: Gỗ, nhựa trám, động vật hoang dã…phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là những sức ép lớn đối với công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc dụng, Để bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên cần có các giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu thành phần và xác định sự phân bố của các loài thuộc ngành Thông (Pinophyta) theo đai cao tại KBTTN Đồng Sơn – loài thuộc ngành Thông (Pinophyta) theo đai cao tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng.

4.1.1. Thành phần các loài thuộc ngành Thông tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Chúng tôi tiến hành điều tra các loài thực vật hạt trần tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng trên 14 tuyến điều tra (15 otc). Trong đó 4 tuyến với độ đai cao từ 700 – 1100m bắt gặp và xác định được 8 loài. Tổng hợp kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Thành phần các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) điều tra đƣợc tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng

TT Tuyến

điều tra Tên phổ thông Tên khoa học

Số lƣợng Độ cao (m) 13 Từ suối Vũ Oai đến đỉnh Thiên Sơn

Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 5 840-950 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. 2 750-830 Dẻ tùng vân nam Amentotaxus yunnaensis H.L.Li 2 840-950 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 4 840-950

Thiên tuế Cycas balansae Warb. 1 827

Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 3 760-820 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. 2 750-1020

7 Khoảnh 16 tiểu khu 60 đến khoảnh 12 tiểu

Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 3 750-1020 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. 4 730-1050 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. 5 720-1060 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 2 820-870 Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 1 914 Thông đuôi ngưạ Pinus massoniana Lamb 30 450-590

khu 60 và khoảnh 6 tiểu khu 59, hướng đỉnh thiên sơn 11 Suối Vũ Oai qua núi Man lên đỉnh Thiên Sơn

Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 1 796 Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 2 768-820 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. 3 820-940 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. 3 796 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 1 856

9

Khe Phương hướng lên đỉnh

Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 4 830-1070 Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 1 903 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 2 840-900 Dẻ tùng vân nam Amentotaxus yunnaensis H.L.Li 1 956

Tổng số các loài thực vật Hạt trần điều tra, xác định được trên 4 tuyến là 8 loài. Các loài này tập trung nhiều nhất là tuyến suối Vũ Oai – đỉnh Thiên Sơn có 07 loài, chiếm 87,5% tổng số loài thực vật Hạt trần điều tra được với 19 cá thể các loại; Tuyến Khoảnh 16 tiểu khu 60 đến khoảnh 12 tiểu khu 60 và khoảnh 6 tiểu khu 59, hướng đỉnh thiên sơn điều tra được 06 loài, chiếm 75% tổng số loài điều tra được với 45 cá thể các loại, tập trung chủ yếu là loài

Pinus massoniana Lamb (Thông đuôi ngựa) khi đi qua diện tích trồng rừng thông đuôi ngựa của KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Tuyến Suối Vũ Oai qua núi Man lên đỉnh Thiên Sơn điều tra được 05 loài, chiếm 62,5% tổng số loài điều tra được với 10 cá thể các loại.

Tuyến Khe phương lên đỉnh điều tra được 04 loài, chiếm 50% tổng số loài điều tra được với 08 cá thể các loại.

4.1.2. Xác định sự phân bố của các loài theo đai cao.

Theo đai độ cao, các loài biến đổi cả về cấu trúc không gian và cấu trúc quần xã (thành phần loài). Theo không gian và bản chất của các loài, trên cơ sở bản đồ địa hình tiến hành xác định ranh giới đai cao theo đường bình độ (đường đồng mức, sử dụng máy định vị GPS), thấy rằng các loài thực vật Hạt trần phân bố chủ yếu ở đai 700 – 1100m, trong đó tập trung số lượng loài nhiều nhất tại đai độ cao từ 750-950 với 7 loài (Thông tre, Thông nàng, Kim giao, Dẻ tùng vân nam, Thông tre lá ngắn, Thiên tuế, Dây gắm), chiếm 87,5% số loài thực vật Hạt trần tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Đai cao 750 – 1100 là nơi địa hình chia cắt rất mạnh, có nhiều vách núi dựng đứng nên các loài thực vật quý hiếm ở đây vẫn còn phân bố nhưng số lượng còn rất ít nên cần có quy hoạch việc bảo tồn các loài này trong khu bảo tồn, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác các loài này trong những năm tới.

Đai cao từ 450 – 590m có loài Pinus massoniana Lamb (Thông đuôi ngựa) chiếm 12,5% tổng số loài hạt trần điều tra được, với số lượng tập trung lớn. Là do đây là diện tích đất trống đã được KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng trồng. Cây đang sinh trưởng và phát triển tốt.

4.2. Tình trạng bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn

Hiện trạng bảo tồn của mỗi loài cây được quyết định bởi hội đồng quốc tế (nhóm chuyên gia cây lá kim) của Tổ chức bảo tồn IUCN sau khi đã đánh giá hiện trạng của loài. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 4.2. Tình trạng bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn TT Họ/Loài Hiện trạng bảo tồn Quốc tế (IUCN, 2017) SĐVN, 2007 Nghị định 32/2006/NĐ- CP Họ Dẻ tùng - AMENTOTAXACEAE

1 Dẻ tùng vân nam - Amentotaxus yunnaensis H.L.Li VU

Họ Tuế - CYCADACEAE

1 Thiên tuế - Cycas balansae Warb. NT VU IIA

HỌ Dây gắm - GNETACEAE

1 Dây gắm - Gnetum latifolium BL var Blumei Magf.

Họ Thông - PINACEAE

1 Thông đuôi ngưạ - Pinus massoniana Lamb LC

Họ Kim giao - PODOCARPACEAE

1 Thông nàng - Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. LC

2 Kim giao - Nageia fleuryi (Hickel) de Laub NT

3 Thông tre lá ngắn - Podocarpus pilgeri Foxw. NT

4 Thông tre - Podocarpus neriifolius D. Don. LC

Chú thích:

VU (Vulnerable): ẽ n uy cấp; EN (Endan ered): N uy cấp;

CR (Critically Endan ered): Rất n uy cấp; NT (Near T reatened): ắp ị đe dọa; LC (Least Concern): Ít quan tâm

Dựa vào bảng 4.2 ta thấy chỉ có loài Thiên tuế được xếp vào sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ Thế giới(IUCN) 2018 và nghị định 32/2006/NĐ-CP. Và loài Dẻ tùng vân nam được xếp cấp VU theo IUCN 2018.

4.3. Đặc điểm lâm học của các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng. tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 loài thực vật Hạt trần

(Gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Tuy nhiên do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm lâm học của 05 loài sau:

4.3.1. Thông nàng

- Tên phổ thông: Thông nàng - Tên địa phương: Thông lông gà

- Tên khoa học: Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae).

Hình 4.1 : Cành lá Thông nàng

Thông nàng là cây gỗ mọc đứng với thân thẳng, ít cành nhánh, là loài cây vượt tán rừng với tán lá rộng, hình vòm, các cành dưới mọc thấp rủ. Cây cao tới 35m với đường kính ngang ngực tới 1m (đôi khi đạt 2m); vỏ màu nâu đỏ hoặc trắng ở phần trên của cây. Vỏ bên trong màu da cam, với nhựa màu hơi nâu; lá có hai dạng: lá trên cây già thực tế trở thành dạng vảy, xếp gối lên nhau, có gờ ở mặt lưng, hình tam giác dài, kích thước 1 - 3 x 0,4 - 0,6mm. Lá non xếp thành hai dãy, gần hình dải, dài 10 – 17mm rộng 1,2 - 2,2mm, dần dần mất cách xếp hai dãy khi cây trưởng thành; nón cái đơn độc hay thành cặp 2 ở đỉnh nhánh con với lá biến đổi dạng lá bắc nhỏ dài 3mm ở gốc, chỉ có một hạt hữu thụ, đế (cầu trúc đỡ dạng thịt) màu lục xám, khi chín màu đỏ. Nón đực hình trụ, ở nách lá, dài 1 cm; hạt hình trứng, dài 0,5 - 0,6 cm, bóng, khi chín màu đỏ 9], [15].

a) Đặc điểm phân bố

Qua quá trình điều tra tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Thông nàng

(Dacrycarpus imbricatus) phân bố tương đối hẹp gặp Thông nàng tại cả 4 tuyến điều tra trên 700m. Trên tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 11 cá thể, cây lớn nhất có đường kính ngang ngực đạt 32cm và chiều cao vút ngọn đạt 24.2m. Thông nàng phân bố tại đai cao từ 830-1050m so với mặt nước biển.

Hình 4.2 : Bản đồ phân bố thông nàng tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng

b) Đặc điểm sinh thái

Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng là cây sống trong rừng nhiệt đới, cây ưa sáng lúc con non thích hợp mọc dưới tán rừng mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng như Thôi chanh trắng (Evodia meliaefolia), Xương cá (Canthium didinum), Vù Hương (Cinnamomum balansae), Muồng lá khế (Sennaoccidentale) …

c) Khả năng tái sinh

Kết quả điều tra cây tái sinh Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) theo tuyến được tổng hợp tại bảng 4.3.5:

Bảng 4.3: Tái sinh tự nhiên Thông nàng theo tuyến ơn vị tín : cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Thông nàng Hvn (cm) theo từng cấp Tổng <50 51-100 >100 Số lượng 4 4 5 3 4 12 Tỷ lệ (%) 100 100 41.67 25 33.33 100

Qua đây cho thấy Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) tái sinh tự nhiên tương đối thấp. Tuy nhiên số lượng Thông nàng tái sinh chủ yếu ở giai đoạn cây mạ (5 cây, chiếm 41,67%), giai đoạn H50-100cm có ba cá thể chiếm 25% tổng số cá thể tái sinh trên tuyến và có bốn ca thể chiếm 33.33% tổng số cá thể tái sinh có chiều cao H>100cm, chúng sinh trưởng ở mức độ trung bình số lượng cây thành thục ở đây hầu như không còn tồn tại chỉ gặp co 11 cá thể dẫn đến khả năng tái sinh của loài thấp. Như vậy, khả năng tái sinh của Thông nàng tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ít có triển vọng. Do đó, cần phải có biện pháp bảo tồn hợp lý loài cây này.

- oản c c t i sin đến ốc cây mẹ:

Qua điều tra, nghiên cứu 20 ô dạng bản trong tán và ngoài tán của 5 cây

mẹ trưởng thành, kết quả ở bảng 4.3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48)