Kết quả nghiên cứu thành phần và xác định sự phân bố của các loà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 52)

3.1.5 .Thuỷ văn

4.1. Kết quả nghiên cứu thành phần và xác định sự phân bố của các loà

loài thuộc ngành Thông (Pinophyta) theo đai cao tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng.

4.1.1. Thành phần các loài thuộc ngành Thông tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Chúng tôi tiến hành điều tra các loài thực vật hạt trần tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng trên 14 tuyến điều tra (15 otc). Trong đó 4 tuyến với độ đai cao từ 700 – 1100m bắt gặp và xác định được 8 loài. Tổng hợp kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1. Thành phần các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) điều tra đƣợc tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng

TT Tuyến

điều tra Tên phổ thông Tên khoa học

Số lƣợng Độ cao (m) 13 Từ suối Vũ Oai đến đỉnh Thiên Sơn

Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 5 840-950 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. 2 750-830 Dẻ tùng vân nam Amentotaxus yunnaensis H.L.Li 2 840-950 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 4 840-950

Thiên tuế Cycas balansae Warb. 1 827

Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 3 760-820 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. 2 750-1020

7 Khoảnh 16 tiểu khu 60 đến khoảnh 12 tiểu

Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 3 750-1020 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. 4 730-1050 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. 5 720-1060 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 2 820-870 Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 1 914 Thông đuôi ngưạ Pinus massoniana Lamb 30 450-590

khu 60 và khoảnh 6 tiểu khu 59, hướng đỉnh thiên sơn 11 Suối Vũ Oai qua núi Man lên đỉnh Thiên Sơn

Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 1 796 Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 2 768-820 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. 3 820-940 Thông tre Podocarpus neriifolius D. Don. 3 796 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 1 856

9

Khe Phương hướng lên đỉnh

Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. 4 830-1070 Kim giao Nageia fleuryi (Hickel) de Laub 1 903 Dây gắm Gnetum latifolium BL var Blumei Magf. 2 840-900 Dẻ tùng vân nam Amentotaxus yunnaensis H.L.Li 1 956

Tổng số các loài thực vật Hạt trần điều tra, xác định được trên 4 tuyến là 8 loài. Các loài này tập trung nhiều nhất là tuyến suối Vũ Oai – đỉnh Thiên Sơn có 07 loài, chiếm 87,5% tổng số loài thực vật Hạt trần điều tra được với 19 cá thể các loại; Tuyến Khoảnh 16 tiểu khu 60 đến khoảnh 12 tiểu khu 60 và khoảnh 6 tiểu khu 59, hướng đỉnh thiên sơn điều tra được 06 loài, chiếm 75% tổng số loài điều tra được với 45 cá thể các loại, tập trung chủ yếu là loài

Pinus massoniana Lamb (Thông đuôi ngựa) khi đi qua diện tích trồng rừng thông đuôi ngựa của KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Tuyến Suối Vũ Oai qua núi Man lên đỉnh Thiên Sơn điều tra được 05 loài, chiếm 62,5% tổng số loài điều tra được với 10 cá thể các loại.

Tuyến Khe phương lên đỉnh điều tra được 04 loài, chiếm 50% tổng số loài điều tra được với 08 cá thể các loại.

4.1.2. Xác định sự phân bố của các loài theo đai cao.

Theo đai độ cao, các loài biến đổi cả về cấu trúc không gian và cấu trúc quần xã (thành phần loài). Theo không gian và bản chất của các loài, trên cơ sở bản đồ địa hình tiến hành xác định ranh giới đai cao theo đường bình độ (đường đồng mức, sử dụng máy định vị GPS), thấy rằng các loài thực vật Hạt trần phân bố chủ yếu ở đai 700 – 1100m, trong đó tập trung số lượng loài nhiều nhất tại đai độ cao từ 750-950 với 7 loài (Thông tre, Thông nàng, Kim giao, Dẻ tùng vân nam, Thông tre lá ngắn, Thiên tuế, Dây gắm), chiếm 87,5% số loài thực vật Hạt trần tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Đai cao 750 – 1100 là nơi địa hình chia cắt rất mạnh, có nhiều vách núi dựng đứng nên các loài thực vật quý hiếm ở đây vẫn còn phân bố nhưng số lượng còn rất ít nên cần có quy hoạch việc bảo tồn các loài này trong khu bảo tồn, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác các loài này trong những năm tới.

Đai cao từ 450 – 590m có loài Pinus massoniana Lamb (Thông đuôi ngựa) chiếm 12,5% tổng số loài hạt trần điều tra được, với số lượng tập trung lớn. Là do đây là diện tích đất trống đã được KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng trồng. Cây đang sinh trưởng và phát triển tốt.

4.2. Tình trạng bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn

Hiện trạng bảo tồn của mỗi loài cây được quyết định bởi hội đồng quốc tế (nhóm chuyên gia cây lá kim) của Tổ chức bảo tồn IUCN sau khi đã đánh giá hiện trạng của loài. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 4.2. Tình trạng bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn TT Họ/Loài Hiện trạng bảo tồn Quốc tế (IUCN, 2017) SĐVN, 2007 Nghị định 32/2006/NĐ- CP Họ Dẻ tùng - AMENTOTAXACEAE

1 Dẻ tùng vân nam - Amentotaxus yunnaensis H.L.Li VU

Họ Tuế - CYCADACEAE

1 Thiên tuế - Cycas balansae Warb. NT VU IIA

HỌ Dây gắm - GNETACEAE

1 Dây gắm - Gnetum latifolium BL var Blumei Magf.

Họ Thông - PINACEAE

1 Thông đuôi ngưạ - Pinus massoniana Lamb LC

Họ Kim giao - PODOCARPACEAE

1 Thông nàng - Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. LC

2 Kim giao - Nageia fleuryi (Hickel) de Laub NT

3 Thông tre lá ngắn - Podocarpus pilgeri Foxw. NT

4 Thông tre - Podocarpus neriifolius D. Don. LC

Chú thích:

VU (Vulnerable): ẽ n uy cấp; EN (Endan ered): N uy cấp;

CR (Critically Endan ered): Rất n uy cấp; NT (Near T reatened): ắp ị đe dọa; LC (Least Concern): Ít quan tâm

Dựa vào bảng 4.2 ta thấy chỉ có loài Thiên tuế được xếp vào sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ Thế giới(IUCN) 2018 và nghị định 32/2006/NĐ-CP. Và loài Dẻ tùng vân nam được xếp cấp VU theo IUCN 2018.

4.3. Đặc điểm lâm học của các loài thực vật Hạt trần (Gymnospermae) tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng. tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 loài thực vật Hạt trần

(Gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Tuy nhiên do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm lâm học của 05 loài sau:

4.3.1. Thông nàng

- Tên phổ thông: Thông nàng - Tên địa phương: Thông lông gà

- Tên khoa học: Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae).

Hình 4.1 : Cành lá Thông nàng

Thông nàng là cây gỗ mọc đứng với thân thẳng, ít cành nhánh, là loài cây vượt tán rừng với tán lá rộng, hình vòm, các cành dưới mọc thấp rủ. Cây cao tới 35m với đường kính ngang ngực tới 1m (đôi khi đạt 2m); vỏ màu nâu đỏ hoặc trắng ở phần trên của cây. Vỏ bên trong màu da cam, với nhựa màu hơi nâu; lá có hai dạng: lá trên cây già thực tế trở thành dạng vảy, xếp gối lên nhau, có gờ ở mặt lưng, hình tam giác dài, kích thước 1 - 3 x 0,4 - 0,6mm. Lá non xếp thành hai dãy, gần hình dải, dài 10 – 17mm rộng 1,2 - 2,2mm, dần dần mất cách xếp hai dãy khi cây trưởng thành; nón cái đơn độc hay thành cặp 2 ở đỉnh nhánh con với lá biến đổi dạng lá bắc nhỏ dài 3mm ở gốc, chỉ có một hạt hữu thụ, đế (cầu trúc đỡ dạng thịt) màu lục xám, khi chín màu đỏ. Nón đực hình trụ, ở nách lá, dài 1 cm; hạt hình trứng, dài 0,5 - 0,6 cm, bóng, khi chín màu đỏ 9], [15].

a) Đặc điểm phân bố

Qua quá trình điều tra tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Thông nàng

(Dacrycarpus imbricatus) phân bố tương đối hẹp gặp Thông nàng tại cả 4 tuyến điều tra trên 700m. Trên tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 11 cá thể, cây lớn nhất có đường kính ngang ngực đạt 32cm và chiều cao vút ngọn đạt 24.2m. Thông nàng phân bố tại đai cao từ 830-1050m so với mặt nước biển.

Hình 4.2 : Bản đồ phân bố thông nàng tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng

b) Đặc điểm sinh thái

Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng là cây sống trong rừng nhiệt đới, cây ưa sáng lúc con non thích hợp mọc dưới tán rừng mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng như Thôi chanh trắng (Evodia meliaefolia), Xương cá (Canthium didinum), Vù Hương (Cinnamomum balansae), Muồng lá khế (Sennaoccidentale) …

c) Khả năng tái sinh

Kết quả điều tra cây tái sinh Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) theo tuyến được tổng hợp tại bảng 4.3.5:

Bảng 4.3: Tái sinh tự nhiên Thông nàng theo tuyến ơn vị tín : cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Thông nàng Hvn (cm) theo từng cấp Tổng <50 51-100 >100 Số lượng 4 4 5 3 4 12 Tỷ lệ (%) 100 100 41.67 25 33.33 100

Qua đây cho thấy Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) tái sinh tự nhiên tương đối thấp. Tuy nhiên số lượng Thông nàng tái sinh chủ yếu ở giai đoạn cây mạ (5 cây, chiếm 41,67%), giai đoạn H50-100cm có ba cá thể chiếm 25% tổng số cá thể tái sinh trên tuyến và có bốn ca thể chiếm 33.33% tổng số cá thể tái sinh có chiều cao H>100cm, chúng sinh trưởng ở mức độ trung bình số lượng cây thành thục ở đây hầu như không còn tồn tại chỉ gặp co 11 cá thể dẫn đến khả năng tái sinh của loài thấp. Như vậy, khả năng tái sinh của Thông nàng tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ít có triển vọng. Do đó, cần phải có biện pháp bảo tồn hợp lý loài cây này.

- oản c c t i sin đến ốc cây mẹ:

Qua điều tra, nghiên cứu 20 ô dạng bản trong tán và ngoài tán của 5 cây

mẹ trưởng thành, kết quả ở bảng 4.3.2.

Bảng 4.4. Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Thông nàng

Ô nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ (%) số cá thể theo chiều cao

Vị trí Số lượng Số ô có Thông nàng Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 10 3 12.5 4 50 2 25 0 0 2 25 Ngoài tán 10 3 12.5 4 50 1 12.5 2 25 1 12.5 Tổng 20 6 25 8 100 3 37.5 2 25 3 37.5

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy Thông nàng tái sinh trong tán và ngoài tán cây mẹ là như nhau với 5 cá thể chiếm 50% tổng số cây tái sinh điều tra được. Không gặp các cá thể tái sinh ở cấp chiều cao từ 51-100cm ở trong tán, chủ yếu cây tái sinh ở giai đoạn cây mạ H<50cm và ở gia đoạn H>100 chiếm 37.5% tổng số loài tái sinh điều tra được, ở gia đoạn H50- 100cm chiếm 25% tổng số loài tái sinh điều tra được nhìn chung cây tái sinh của Thông nàng phát triển tốt nhưng số lượng cây mẹ còn quá ít nên cần bảo tồn các cây mẹ để có thể tạo ra các cá thể tái sinh mới.

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và ch i: Qua điều tra cho thấy Thông nàng đều có khả năng tái sinh hạt và chồi, khả năng tái sinh hạt chiếm 33.33% và khả năng tái sinh chồi chiếm 66.67% tổng số loài tái sinh điều tra được theo tuyến.

4.3.2. Kim giao

- Tên phổ thông: Kim giao

- Tên khoa học Nageia fleuryi (Hickel) de Laub - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae).

Hình 4.3: Kim giao tái sinh

Cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ bong mảng, tán hình trụ phân cành ngang, đầu cành rủ, cành non màu xanh. Lá dày hình trái xoan ngọn giáo hay hình trứng dài, đầu nhọn dần đuôi nêm, lá dài 7-17cm, rộng 1.6-4cm, mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành tạo thành mặt phẳng, gân lá nhiều hình cung song song theo chiều dài của lá . Nhiều dải khí khổng mặt dưới của lá. Nón đực hình trụ dài 2cm, thưởng 3-4 chiếc mọc cụm nách lá. Nón cái mọc lẻ ở nách lá, quả nón hình cầu đường kính 1.5-2cm, khi chín màu tím đen, cuống dài 2cm, đế khô hóa gỗ to bằng cuống. 15]

a) Đặc điểm phân bố

Qua điều tra trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng gặp Kim giao (Nageia fleuryi) ở cả 4 tuyến điều tra phân bố trên các sườn dốc của dãy núi nơi ít bị tác động và độ dốc từ 25-300, không gặp Kim giao trên đỉnh của núi Thiên Sơn, Kim giao phân bố trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ở đai cao 750-1020m so với mặt nước biển có chín cá thể Kim giao, cá thể lớn nhất D1.3=18.6cm, Hvn=15.2m.

b) Đặc điểm sinh thái

Kim giao (Nageia fleuryi) phân bố ít trên sườn núi mọc phân tán không thấy mọc thành quần thụ thuần loài. Trong quá trình điều tra thấy Kim giao mọc hỗn giao với một số loài cây như: Nhọc đen lá to (Polyalthia lauii

Merr.), Kè đuôi dông (Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum var. kerrii Sprague) và Trám đen (Canarium tramdenum)

c) Khả năng tái sinh

Thực tế điều tra cây tái sinh Kim giao trên tuyến Khe Phương lên đỉnh và tuyến tiểu khu 60 lên đỉnh Thiên Sơn không phát hiện cá thể tái sinh nào theo tuyến. Điều tra cây tái sinh dưới gốc 9 cây Kim giao phát hiện được 6 cá thể tái sinh trong tán dưới gốc cây mẹ và ở giai đoạn cây mạ, mọc trên thân cây đổ đã mục và có chiều cao H<50cm. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng kém do thiếu ánh sáng và không cạnh tranh được với các loài cây khác. Theo các chuyên gia cán bộ kỹ thuật ở đây thì cây Kim giao có khả năng tái sinh tự nhiên tốt nhưng do cây mẹ đã bị khai thác số lượng còn rất hạn chế và cây con có hình thái đẹp nên người dân thường khai thác về trồng làm cảnh. Chính vì vậy ít gặp cây con tái sinh của loài Kim giao và cần có giải pháp bảo tồn cây mẹ và các cây con tái sinh của loài này trong KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng để tránh bị tuyệt chủng.

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và ch i: Qua điều tra chỉ phát hiện được một cá thể tái sinh dưới tán cây mẹ và tái sinh do hạt, không phát hiện các cá thể cây tái sinh do chồi.

4.3.3. Thông tre

- Tên phổ thông: Thông tre

- Tên khoa học: Podocarpus neriifolius D. Don - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae).

Hình 4.5 : Lá Thông tre

Nguồn ảnh: Dương Trung Hiếu

Cây gỗ nhỡ, cao tới 25m với đường kính ngang ngực tới 1m; cây mọc đứng, thân tròn, với tán trải rộng; vỏ màu nâu, mỏng và dạng sợi, bóc tách thành mảng; lá mọc cách, thường cong, dài 7 - 15cm và rộng tới 2cm (lá non có thể dài tới 20cm), gân giữa nổi rõ ở cả hai mặt, đỉnh lá thường nhọn. Nón phân tính khác gốc. Cấu trúc mang hạt đơn độc, cuống dài 1 - 2cm, đế có đường kính tới 10mm, gốc dẹt, có 2 lá bắc ở gốc, màu tím đỏ khi chín, phần quanh hạt màu đỏ hồng khi chín. Nón đực đơn độc hay cụm 2 – 3 ở nách, thường không cuống và dài tới 5cm; hạt hình trứng, dài tới 1,5cm với đầu nhọn hay tròn 15].

a) Đặc điểm phân bố

Kết quả điều tra cho thấy Thông tre (Podocarpus neriifolius) là loài phân bố tương đối rộng khắp trên toàn khu vực. Qua điều tra bắt gặp Thông tre chiếm ¾ các tuyến điều tra trên 700m. Thông tre thường mọc chủ yếu tại các sườn núi phía Đông và phía Bắc của các khu vực này, trên các sườn núi đá vôi dốc và thoát nước tốt với độ dốc từ 120

- 300, ít phân bố trên các đỉnh núi. Thông tre thường gặp tại các đai cao từ 720 – 1000m so với mặt nước biển. Cá thể thông tre lớn nhất có D1.3=25cm, Hvn=19m.

b) Đặc điểm sinh thái

Thông tre (Podocarpus neriifolius) mọc phân tán khắp tại các khu vực đỉnh Thiên Sơn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn-Kỳ Thượng. Trong khu vực nghiên cứu, Thông tre thường mọc hỗn giao với một số loài cây như: Chắp xanh (Beilschmiedia roxburghiana Ness), Chẹo Tía (Engelhardtia roxburghiana Wall.), Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gard. & Champ. in Hook.), Dẻ gai đỏ (Castanopsis hystrix A. DC.), Gò đồng bắc (Gordonia tonkinensis Pitard), Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte),… Tầng cây bụi thảm tươi ở đây chủ yếu là các loài thuộc các họ Hoà thảo (Poaceae), họ Mộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố các loài thực vật hạt trần (gymnospermae) tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)