CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƢỢC
3.4. Tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BĐKN thông qua khả năng nhận thức của HS trong DH. Dựa theo hệ thống phân loại của Benjamin Bloom để đánh giá khả năng nhận thức của HS khi DH bằng BĐKN.
Đánh giá khả năng nhận thức của HS
- Khả năng nhận thức của HS có 6 mức độ [6], mỗi mức độ đặc trƣng cho hoạt động trí tuệ càng phức tạp hơn. Trong thực nghiệm tôi đã đánh giá khả năng nhận thức của HS theo 3 mức độ nhƣ hƣớng dẫn của Bộ GD & ĐT: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.Đánh giá khả năng nhận biết và thông hiểu của HS.
Tôi sử dụng các bài kiểm tra với các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá. Dùng phiếu trắc nghiệm khảo sát khả năng hiểu bài của HS ở các lớp TN so với ở các lớp ĐC. Phiếu trắc nghiệm chủ yếu là dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, một số ít là câu ghép đôi hay câu điền vào chỗ trống (xem phụ lục 5). Phiếu đƣợc thiết kế chung cho cả lớp TN và lớp ĐC. Với hai bài kiểm tra 10 phút, kiểm tra vào cuối giờ của bài vừa dạy thực nghiệm hoặc kiểm tra vào đầu giờ của bài học tiếp theo (kiểm tra bài học đã dạy TN). Các bài kiểm tra trắc nghiệm có 2 mã đề, mỗi mã đề có 15 câu. Các câu hỏi có ở các mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng; các mức độ đƣợc nâng cao dần từ dễ đến khó (xem phụ lục 5).
Mức độ hiểu bài của HS đƣợc đánh giá dựa vào số câu trả lời đúng trong các bài kiểm tra và tôi lƣợng hoá mức độ hiểu bài của HS thông qua kết quả điểm bài kiểm tra.
- Đánh giá khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS.
- Tiêu chí “khả năng hệ thống hoá kiến thức” tƣơng ứng với tiêu chí khả năng nhận thức cao cấp của Bloom (bao gồm các mức độ 3,4,5,6).
Dùng câu hỏi tự luận để đánh giá khả năng hệ thống hoá của HS khi dạy học bằng BĐKN, những câu hỏi mang tính khái quát đ i hỏi HS hệ thống hoá những dấu hiệu bản chất chứ không đ i hỏi HS học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. Mức độ hệ thống hóa kiến thức của HS đƣợc lƣợng hoá bằng điểm số và bài làm kiểm tra của HS.
Thu thập số liệu, dùng phần mềm Microsoft Excel để phân tích kết quả các bài trắc nghiệm thông qua các tiêu chí đã đƣợc lƣợng hoá bằng điểm số. Dựa vào kết quả thu đƣợc cho phép đƣa ra những kết luận về tính hiệu quả của việc sử dụng BĐKN đồng thời giải thích đƣợc một cách khách quan nguyên nhân của những hiệu quả đó. Việc làm này sẽ hạn chế đƣợc những nhận xét mang tính cảm tính của ngƣời nghiên cứu.
Đánh giá về mặt tâm lý sƣ phạm của HS
Tiêu chí về mặt tâm lý sƣ phạm bao gồm thái độ, hứng thú, tình cảm... Dùng các phiếu điều tra và đàm thoại trực tiếp với HS để thăm d mức độ hứng thú học tập và mức độ đáp ứng tích cực của HS khi DH bằng BĐKN.