Sử dụng phần mền CmapTools để thiết kế bản đồ khái niệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm cmap tools để xây dựng bản đồ khái niệm trong dạy học chương II cảm ứng sinh học 11 tại trường trung học phổ thông đoan hùng và trường trung học phổ thông quế lâm (Trang 38 - 51)

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phân tích cấu trúc Cảm ứng

2.3.3. Sử dụng phần mền CmapTools để thiết kế bản đồ khái niệm

chƣơng II. Cảm ứng - Sinh học 11

2.3.3.1. Các bước xây dựng bản đồ khái niệm.

Đầu tiên để xây dựng đƣợc BĐKN ta cần tải phần mềm Cmap Tool về máy tính, sau đó đăng kí sử dụng và click sử dụng. Xây dựng BĐKN đƣợc tiến hành theo 4 bƣớc đƣợc thể hiện ở hình 2.1

Hình 2.1. Sơ đồ xây dựng BĐKN trong DH Sinh học

 Bƣớc 1: Xác định KN chi phối (KN chính, tổng quát hay KN giống).

Xác định KN chi phối (KN giống) bằng cách đặt và trả lời câu hỏi trọng tâm. Câu hỏi trọng tâm trả lời cho câu hỏi “là gì ?”. Trả lời đƣợc câu hỏi trọng tâm sẽ xác định đƣợc vấn đề cốt lõi, trọng tâm của BĐKN. Đây chính là cách tốt nhất để xác định nội dung cho một BĐKN. Câu hỏi trọng tâm cần rõ ràng cho một vấn đề hoặc câu hỏi về việc sử dụng BĐKN để làm gì?

 Bƣớc 2: Xác định các KN phụ thuộc (KN loài).

Sau khi xác định đƣợc chủ đề của BĐKN bƣớc tiếp theo là xác định các KN phụ thuộc KN chi phối, đây là các KN quan trọng nhất hoặc chung nhất thuộc

lĩnh vực đó sau KN chi phối. Tiếp tục lấy KN phụ thuộc làm KN chi phối và tìm các KN phụ thuộc ở tầng tiếp theo (nếu có). Tốt nhất là liệt kê các KN có liên quan, sau đó lựa chọn và sắp xếp các KN vào vị trí phù hợp. Thông thƣờng các KN chi phối sẽ đƣợc đặt trên, các KN phụ thuộc đƣợc đặt phía dƣới. Lƣu ý tổng ngoại diên của các KN phụ thuộc phải bằng ngoại diên của KN chi phối.

 Bƣớc 3: Xây dựng BĐKN sơ bộ.

Các KN đƣợc đặt trong các khung hình chữ nhật, hình elip hoặc hình tròn. Các KN có thể đƣợc viết trên thẻ (trên giấy, trên bảng), sau đó xác định mối liên hệ và nối các KN bằng các mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa chúng để tạo ra các mệnh đề. Bƣớc này có thể làm trên giấy hoặc trên máy tính nhƣng tốt nhất nên sử dụng phần mềm IHMC CmapTools.

 Bƣớc 4: Duyệt lại BĐKN.

Xem xét lại BĐKN về cả nội dung và hình thức, thay đổi những chỗ chƣa hợp lý về cả nội dung và cấu trúc. Bƣớc này sẽ rất đơn giản khi xây dựng BĐKN bằng phần mềm trên máy tính [8].

2.3.3.2. Sử dụng BĐKN trong dạy kiến thức mới

Sử dụng BĐKN trong dạy kiến thức mới phần Cảm ứng, chính là sử dụng BĐKN trong việc hình thành và phát triển các KN về Cảm ứng. BĐKN đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ GV trong việc tổ chức HS chiếm lĩnh các KN (BĐKN đƣợc dùng để ôn tập kiến thức cũ có liên quan, từ đó phát triển, hoàn thiện các KN mới) thông qua đó, GV sẽ rèn luyện cho HS phƣơng pháp tƣ duy logic và phƣơng pháp học tập hiệu quả.

* Quy trình chung gồm các bƣớc sau:  Bƣớc 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Việc xác định nhiệm vụ nhận thức có thể bằng lời dẫn của GV hoặc bằng các tình huống có vấn đề, bài toán có vấn đề (bài toán nhận thức).

 Bƣớc 2: Sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động học tập theo hƣớng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong lĩnh hội KN mới. Tiến trình bƣớc hai đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- GV cung cấp các dạng BĐKN và giao nhiệm vụ cho HS bằng việc đƣa hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề kết hợp với việc tổ chức các hoạt động để định hƣớng HS hoạt động (từ việc ôn tập kiến thức cũ đến việc khai thác kiến thức mới và hoàn thiện bản đồ) qua đó HS lĩnh hội đƣợc kiến thức.

- HS (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm) tự lực làm việc với các phƣơng tiện và tài liệu GV cung cấp để khám phá kiến thức (trả lời câu hỏi và hoàn thiện các dạng BĐKN). Thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập, HS sẽ định nghĩa đƣợc KN, hiểu r các KN và đƣa KN mới vào hệ thống các KN đã biết.

- Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận các kết quả mà HS đã làm. GV bổ sung các kiến thức hoặc giải thích chi tiết hơn một số nội dung khó.

- GV kết luận và hoàn thiện BĐKN. Cần lƣu ý, nếu các BĐKN có thể đƣợc thiết kế sẵn trên bản Word thì GV sử dụng dƣới dạng phiếu học tập với các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện, nếu không chuẩn bị đƣợc thì GV vừa tổ chức HS trả lời câu hỏi vừa thiết kế bản đồ cho đến khi hoàn thiện bản đồ. Ngoài ra, GV có thể vừa thiết kế vừa cho HS tham gia thiết kế tùy vào mức độ.

 Bƣớc 3: Luyện tập và vận dụng KN

Các KN đƣợc lĩnh hội phải đƣợc luyện tập và vận dụng đƣợc khi cần thiết. Trong quá trình luyện tập và vận dụng KN, GV nên sử dụng các câu hỏi hoặc bài tập để HS luyện tập.

 Bƣớc 4: Đề ra các hƣớng phát triển KN tiếp theo để HS tự nghiên cứu

Do mâu thuẫn giữa thời gian có hạn của 1 tiết học với khối lƣợng kiến thức rất lớn nên trong giờ chỉ tập trung những vấn đề cơ bản của chƣơng trình. Do vậy, GV cần đặt ra các vấn đề để các HS (đặc biệt là HS khá, giỏi, HS yêu thích bộ môn) có động lực nghiên cứu tài liệu để tiếp tục phát triển các KN. Bƣớc này có ý nghĩa rất quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nhằm tạo động lực để phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS.

* Ví dụ minh họa:

Khi dạy mục I – Bài 23 “ Khái niệm cảm ứng ở Thực vật” có sử dụng BĐKN theo quy trình các bƣớc nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Xác nhận nhiệm vụ nhận thức

Nội dung này HS đã thƣờng xuyên gặp ở đời sống hàng ngày, nên GV đƣa ra ví dụ trong thực tiễn:

+ Ngọn cây vƣơn ra ánh sáng.

+ Lá cây xấu hổ cụp xuống khi có tác động cơ học đủ mạnh. Từ đó đƣa ra đƣợc vấn đề: Cảm ứng là gì?

- Bƣớc 2: Sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động học tập theo hƣớng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong lĩnh hội KN mới.

Giáo viên cung cấp cho HS BĐKN khuyết về “Cảm ứng” và đƣa ra hệ thống nhiệm vụ để HS hoạt động:

Nhiệm vụ 1: HS nghiên cứu VD và SGK tìm hiểu cảm ứng là gì? Nhiệm vụ 2: Hoàn thiện BĐKN khuyết sau:

- Bƣớc 3: Luyện tập và vận dụng KN

Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi “Hãy xây dựng các khái niệm sau đây thành bản đồ: “Cảm ứng, cảm ứng thực vật, hƣớng động dƣơng, hƣớng động, cảm ứng động vật, hƣớng động âm” để ôn lại kiến thức và xem mức độ nắm bắt kiến thức mới của học sinh.

- Bƣớc 4: Đề ra các hƣớng phát triển KN tiếp theo để HS tự nghiên cứ

Trong giờ học, GV chỉ có thể tổ chức cho HS lĩnh hội đƣợc kiến thức KN cơ bản về cảm ứng ở thực vật. GV cho HS thấy bản chất của cảm ứng ở thực vật. Nhƣng có phải sự cảm ứng của thực vật nào cũng giống nhau hay không? Nếu khác nhau thì chúng khác nhƣ thế nào? Với việc đặt vấn đề nhƣ vậy sẽ kích thích và tạo hứng thú cho HS tiếp tục tìm hiểu tài liệu và quan sát thực tế, giúp cho HS

tích cực tự học để phát triển KN và nắm rõ sự cảm ứng của từng loài thực vật khác nhau.

Nhƣ vậy trong quá trình dạy bài mới, BĐKN đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ GV trong việc tổ chức HS tìm hiểu kiến thức thực tiễn (ôn lại kiến thức có liên quan) cũng nhƣ hỗ trợ GV trong tổ chức cho HS chiếm lĩnh các KN mới. Qua đó giúp HS nắm vững, hiểu biết nhiều hơn về KN và mối quan hệ giữa các KN, từ đó HS ghi nhớ tốt hơn, vận dụng tốt hơn. Thông qua việc tổ chức dạy bài mới bằng BĐKN, GV sẽ rèn luyện cho HS phƣơng pháp tƣ duy logic khoa học và phƣơng pháp học tập hiệu quả, qua đó tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lƣợng học tập bộ môn cho HS. Tuy nhiên, cần lƣu ý: tùy thuộc vào nội dung bài, tùy thuộc vào trình độ HS mà GV tổ chức DH ở các dạng khác nhau và mức độ khác nhau cho phù hợp.

2.3.3.3. Sử dụng BĐKN trong hoàn thiện tri thức

a. Sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động ôn tập, củng cố kiến thức * Quy trình chung gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 1: GV cung cấp BĐKN, các nhiệm vụ để HS thực hiện và tổ chức HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ đó.

Các nhiệm vụ thƣờng cung cấp dƣới dạng phiếu học tập kèm theo hệ thống câu hỏi ở các mức độ phù hợp với các đối tƣợng HS. Ở bƣớc này, GV cần thực hiện đƣợc hai nhiệm vụ chính là:

Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức (hệ thống hóa kiến thức) thông qua việc tham gia thiết kế và hoàn thiện BĐKN. Cụ thể GV hƣớng dẫn HS:

+ Xác định các KN đã học trong nội dung kiến thức củng cố. + Xác định các KN còn thiếu trong BĐKN và hoàn thiện bản đồ.

+ Xác định mức độ chính xác của các KN cũng nhƣ vị trí của các KN trong BĐKN. Nếu có lỗi thì sửa lại cho chính xác.

Nhiệm vụ 2: Tổ chức HS vừa hoàn chỉnh BĐKN vừa khai thác BĐKN để trả lời các câu hỏi và bài tập qua đó nắm vững kiến thức (thực chất là hƣớng dẫn HS chuyển từ ngôn ngữ “bản đồ” sang ngôn ngữ “ngữ nghĩa” để vận dụng). + GV hƣớng dẫn HS sử dụng kiến thức trong BĐKN để giải đáp các câu hỏi và bài tập liên quan.

+ Trả lời các câu hỏi có liên quan để củng cố, ôn tập kiến thức. + Tự đặt ra các câu hỏi để củng cố, ôn tập.

Bƣớc 2: HS (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm) vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ nhƣ đọc nội dung bản đồ, hoàn thiện bản đồ, sửa các lỗi và trả lời các câu hỏi và bài tập có liên quan... Qua đó HS hiểu sâu và nắm vững kiến thức.

Bƣớc 3: HS thảo luận, báo cáo, sửa chữa.

Bƣớc 4: GV đánh giá, kết luận và đề ra hƣớng ôn tập tiếp theo để HS tự nghiên cứu và hoàn thiện tri thức.

* Ví dụ minh họa:

Sử dụng BĐKN khuyết về “Hƣớng động ở thực vật” trong bƣớc củng cố sau khi dạy xong hoạt động 2. Phân loại cảm ứng thực vật

- Bƣớc 1: GV cung cấp BĐKN,các nhiệm vụ để HS thực hiện và tổ chức HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ đó.

Đề ra nhiệm vụ để HS thực hiện và tổ chức HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ đó. Các nhiệm vụ đƣợc thể hiện trong phiếu học tập kèm theo hệ thống câu hỏi.

Ở bƣớc này, GV cần thực hiện đƣợc hai nhiệm vụ chính là:

- GV tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức về hƣớng động thông qua việc tham gia thiết kế và hoàn thiện BĐKN về hƣớng động.

- Tổ chức HS khai thác BĐKN “Hƣớng động” vừa hoàn chỉnh để trả lời các câu hỏi và bài tập qua đó nắm vững kiến thức.

Vận dụng kiến thức đã học về “Hƣớng động” để hoàn thành các nhiệm vụ sau trong vòng 5 phút:

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu BĐKN khuyết về “Hƣớng động” từ kiến thức đã học, em hãy kiểm tra mức độ chính xác của những KN đã có, đồng thời bổ xung những khái niệm còn thiếu từ 1-12 để hoàn thiện BĐKN.

Nhiệm vụ 2: Từ BĐKN hoàn chỉnh, hãy tìm nội dung trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hƣớng động là gì? Hƣớng động có vai tr gì đối với đời sống thực vật? Câu 2: Hƣớng động có mấy loại? Đó là những loại nào?

- Bƣớc 2: HS (hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm) vận dụng các kiến thức đã học về hƣớng động để thực hiện các nhiệm vụ nhƣ xác định các KN còn thiếu để hoàn thiện bản đồ, đọc nội dung bản đồ, sửa các lỗi và trả lời các câu hỏi có liên quan... Qua đó hiểu sâu và nắm vững kiến thức về hƣớng động.

- Bƣớc 3: HS thảo luận, báo cáo, sửa chữa.

- Bƣớc 4: GV đánh giá, kết luận và đề ra hƣớng ôn tập tiếp theo để HS tự nghiên cứu và hoàn thiện tri thức.

b. Sử dụng BĐKN trong kiểm tra, đánh giá * Quy trình chung gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 1: GV cung cấp BĐKN và các câu hỏi, bài tập để kiểm tra mức độ nhận thức của HS.

- GV cung cấp các dạng BĐKN (BĐKN khuyết hoặc BĐKN câm hoặc BĐKN có các lỗi) và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để điền BĐKN khuyết, xây dựng BĐKN câm hoặc sửa các lỗi trên bản đồ đảm bảo sự chính xác các KN cũng nhƣ đảm bảo tính logic giữa các KN trong bản đồ.

- GV sử dụng câu hỏi và bài tập để kiểm tra mức độ nhận thức của HS. GV cung cấp các câu hỏi và bài tập liên quan đến nội dung kiến thức trong BĐKN để kiểm tra khả năng nhận thức của HS ở các mức độ khác nhau nhƣ nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao…

Bƣớc 2: HS thực hiện nhiệm vụ nhƣ hoàn chỉnh bản đồ khuyết, BĐKN câm hoặc sửa lỗi của bản đồ và trả lời một số câu hỏi có liên quan.

Bƣớc 3: GV đánh giá, cho điểm. Việc đánh giá có thể thực hiện ở hai mức độ sau:

- Mức 1: GV đánh giá, cho điểm.

- Mức 2: GV cung cấp đáp án hoàn chỉnh để HS tự đánh giá và cho điểm. * Ví dụ minh họa:

Sử dụng BĐKN khuyết trong kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức về “Xinap” - Bƣớc 1: GV cung cấp BĐKN khuyết Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tƣơng ứng với câu 1:

Câu 1 (4 điểm): Sử dụng câu hỏi kiểm tra mức độ nhận thức của HS (câu 2, câu 3) Câu 2 (3 điểm): Xinap điện có phổ biến ở đâu?

Câu 3 (3 điểm): Xinap hoá học có phổ biến ở đâu? Xinap hoá học có cấu tạo nhƣ thế nào?

- Bƣớc 2: HS tƣ duy và thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao với sự cố gắng cao nhất nhƣ hoàn chỉnh bản đồ khuyết về “Xinap” và trả lời các câu hỏi.

- Bƣớc 3: GV đánh giá, cho điểm và cung cấp đáp án. Hoặc GV cung cấp đáp án, HS đánh giá, cho điểm, GV điều chỉnh.

2.3.3.4. Hướng dẫn HS sử dụng bản đồ khái niệm trong quá trình tự học

Trong tự học, BĐKN có thể đƣợc sử dụng cho một mục nhỏ, toàn bài hoặc toàn chƣơng. BĐKN có thể đƣợc sử dụng với nhiều dạng khác nhau: bản đồ hoàn chỉnh, bản đồ khuyết, bản đồ câm.

Hiệu quả của việc sử dụng BĐKN phụ thuộc vào mức độ HS tham gia thiết kế BĐKN, từ mức độ GV thiết kế và cung cấp cho học sinh BĐKN hoàn chỉnh đến mức độ GV tổ chức cho HS hoàn thiện các dạng BĐ khuyết hoặc BĐ câm hoặc hƣớng dẫn HS tự xây dựng BĐ, mức độ cao nhất là HS có thói quen tự xây dựng BĐKN trong học tập.

Khi HS đã hình thành đƣợc kỹ năng thiết kế và sử dụng BĐKN, GV có thể tổ chức những bài học mang tính tự học cao. Hình thức này có ý nghĩa không những đối với các bài học ở trên lớp mà c n có ý nghĩa đối với việc tự học suốt đời của HS [8].

 GV sử dụng BĐKN trong tổ chức hoạt động tự học của HS. * Quy trình gồm các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: GV cung cấp cho HS các dạng BĐKN nhƣ BĐKN dạng đầy đủ, bản đồ khuyết, bản đồ câm, bản đồ hỗn hợp.

- Bƣớc 2: GV hƣớng dẫn HS tự học bằng các dạng BĐKN cho trƣớc kết hợp với việc tổ chức các hoạt động để HS giải quyết các yêu cầu của từng nội dung nhƣ: + Sử dụng BĐKN dạng đầy đủ để hệ thống hóa kiến thức.

+ Hoàn thiện các BĐKN chƣa đầy đủ, bản đồ khái niệm câm.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm cmap tools để xây dựng bản đồ khái niệm trong dạy học chương II cảm ứng sinh học 11 tại trường trung học phổ thông đoan hùng và trường trung học phổ thông quế lâm (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)