Các nguyên tắc thiết kế BĐKN

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm cmap tools để xây dựng bản đồ khái niệm trong dạy học chương II cảm ứng sinh học 11 tại trường trung học phổ thông đoan hùng và trường trung học phổ thông quế lâm (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phân tích cấu trúc Cảm ứng

2.3.2. Các nguyên tắc thiết kế BĐKN

2.3.2.1. Nguyên tắc tiếp cận cấu trúc hệ thống

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống xuất phát trên cơ sở xem xét các đối tƣợng nhƣ một hệ toàn vẹn [1]. Các sự vật, hiện tƣợng đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và tác động với môi trƣờng, vì vậy các KN phản ánh chúng cũng liên quan với nhau. Lĩnh hội hệ thống KN là lĩnh hội những mối liên hệ và tƣơng quan tồn tại khách quan giữa các sự vật và hiện tƣợng. Chính sự xác lập mối quan hệ logic và liên tục trong quá trình hình thành hệ thống KN là cơ sở của sự hình thành thế giới quan khoa học.

Khi xem xét nguyên tắc tiếp cận hệ thống chính là xem xét mối quan hệ giữa tổng thể với bộ phận (mối quan hệ giữa hệ lớn và hệ con), mối quan hệ giữa các bộ phận (hệ con) với nhau và xem xét mối quan hệ giữa hệ với môi trƣờng. Trong đó hƣớng nghiên cứu vào việc khám phá tính chỉnh thể của đối tƣợng và các cơ chế đảm bảo tính chỉnh thể đó; làm sáng tỏ các mối quan hệ đa dạng, phức tạp của hệ thống các đối tƣợng, hƣớng vào mô tả bức tranh lý thuyết thống nhất.

Thiết kế bản đồ khái niệm trong dạy học phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc cơ bản của lý thuyết hệ thống.

2.3.2.2. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học

Quá trình DH gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp - phƣơng tiện - hình thức tổ chức - đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa thầy và trò. Nhiệm vụ của các nhà lý luận DH là nghiên cứu tìm ra những quy luật của sự tƣơng tác giữa các thành tố này để điều khiển hợp lý quá trình DH nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH Sinh học nói chung và DH phần Sinh trƣởng và phát triển nói riêng, cần phải thống nhất đƣợc 4 thành tố cơ bản của quá trình DH là mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp - phƣơng tiện. Bốn thành tố đó tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này thì quá trình DH sẽ đạt kết quả cao.

2.3.2.3. Nguyên tắc phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Để đảm bảo nguyên tắc này, khi thiết kế BĐKN trong DH cần phải giải quyết một mâu thuẫn đó là: một bên kiến thức mang tính lý thuyết cao, các kiến thức hiện đại luôn đƣợc bổ sung và một bên là trình độ của HS. Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn này bằng cách lựa chọn nội dung và hình thức bản đồ sao cho đẹp, dễ quan sát, không quá phức tạp nhƣng cũng không hình thức, đơn giản.

Nguyên tắc này rất quan trọng, nó phải đƣợc quán triệt cả trƣớc khi thiết kế và khi thiết kế BĐKN. Việc thiết kế BĐKN phải phù hợp với các đối tƣợng khác nhau, nếu dễ quá thì HS khá và giỏi không hứng thú, còn nếu quá khó hoặc quá phức tạp sẽ gây tâm lý ngại cho các HS trung bình và HS yếu. Do vậy, việc thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm sao cho phù hợp với các đối tƣợng là nguyên tắc cần đƣợc chú trọng.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, khi thiết kế và sử dụng BĐKN cần tuân thủ theo các nguyên tắc khác nhƣ: Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khoa học, nguyên tắc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, nguyên tắc đảm bảo việc đánh giá và tự đánh giá của HS…

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm cmap tools để xây dựng bản đồ khái niệm trong dạy học chương II cảm ứng sinh học 11 tại trường trung học phổ thông đoan hùng và trường trung học phổ thông quế lâm (Trang 36 - 38)