- Thông qua kiến thức về quang phổ ánh sáng, HS hiểu rõ hơn vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp.
+ Nhóm diệp lục (Chlorophin): gồm Dla và Dlb có vai trò hấp thụ quang năng, chủ yếu hấp thu ánh sáng ở vùng đỏ và vùng xanh tím, có bước sóng ngắn và năng lượng cao, chuyển năng lượng thu được từ các photon cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.
+ Nhóm carotenoit và phicobilin: là sắc tố phụ, sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng sẽ truyền năng lượng thu được cho diệp lục và bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.
- Mỗi loại sắc tố quang hợp hấp thụ được năng lượng của những bước sóng nhất định, nên hệ sắc tố trong các cơ thể quang hợp đa dạng làm tăng hiệu quả của quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp.
Trả lời:
Vì hầu hết lá cây chỉ hấp thụ ánh sáng đỏ và xanh tím, không hấp thụ màu xanh. Do đó ánh sáng màu xanh sẽ phản xạ lại mắt ta làm cho ta thấy hầu hết lá có màu xanh.
2.6. Một số giáo án sử dụng kiến thức liên môn (Phần phụ lục)
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Trong chương II, đề tài đã làm được một số việc như sau:
- Trình bày được các nguyên tắc và phân tích được quy trình dạy học sử dụng kiến thức liên môn.
- Đưa ra một số ví dụ minh hoạ có sử dụng kiến thức môn Hoá học, Vật lý,…để dạy học các kiến thức chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào - Sinh học 10 THPT.
- Xây dựng được 02 giáo án sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào - Sinh học 10 THPT.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích:
- Đánh giá chất lượng bài giảng có sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào- Sinh học 10 THPT.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nhằm nâng cao nhận thức của HS.
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo đúng phân phối chương trình dạy học do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành. Tôi tập trung đánh giá kết quả thực nghiệm cho đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT (Ban cơ bản) qua 02 giáo án có sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào - SH 10 THPT và 03 đề kiểm tra chất lượng học tập của HS trong và sau TN.
STT Bài Nội dung
1 Bài 16 Hô hấp tế bào
2 Bài 17 Quang hợp
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn trường, lớp và giáo viên tiến hành thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Phương Xá- Cẩm Khê- Phú Thọ, trong học kì 2 năm học 2017 - 2018, tiến hành ở 4 lớp 10 và chia thành 2 nhóm lớp: nhóm lớp TN (10A4 và 10A6) và nhóm lớp ĐC (10A5 và 10A7). Số lượng, trình độ, chất lượng học tập và khả năng nhận thức trong học tập môn Sinh học của các lớp này là tương đối đồng đều (dựa vào kết quả điểm học tập bộ môn và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm).
GV tham gia thực nghiệm là GV có thâm niên, chuyên môn, nghiệp vụ tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tại các lớp ĐC, giáo viên dạy học bằng giáo án thông thường với các phương pháp thích hợp. Tại các lớp TN, giáo viên dạy
theo giáo án có sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học có phân tích rõ ràng sự khác nhau giữa cách dạy tích hợp, dự kiến những tình huống khó khăn nhất xảy ra và cách giải quyết.
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành đối chứng song song trên 2 nhóm lớp: TN và ĐC. Sau mỗi bài, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp TN với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.
3.3.3. Kiểm tra đánh giá
Trong các giờ thực nghiệm, tôi tổ chức dự giờ quan sát các dấu hiệu định tính của giờ học và tiến hành đánh giá định lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm gồm hai đề trong thực nghiệm và một đề sau thực nghiệm ở mỗi lớp để đánh giá kiến thức của học sinh.
3.4. Xử lý số liệu
3.4.1. Phương tiện đánh giá
Lập phiếu ghi chép nhận xét khi dự giờ dạy của giáo viên, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát biểu hiện thái độ của học sinh trong giờ học.
Căn cứ vào khả năng vận dụng của học sinh khi trả lời câu hỏi của giáo viên hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của học sinh: Biết, hiểu, vận dụng. Phiếu trắc nghiệm, phiếu kiểm tra: Là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy tích hợp liên môn của giáo viên và học sinh.
Phân tích, đánh giá các thông tin thu được.
3.4.2. Phân tích kết quả định tính
Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm và đối chứng thông qua các tiêu chí: Không khí lớp học: Thái độ của học sinh. Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học.
Phân tích chất lượng các bài kiểm tra qua: Điểm số các bài kiểm tra. Khả năng hiểu biết, vận dụng kiến thức vào các môn học có liên quan và trong thực tiễn.
3.4.3. Phân tích kết quả định lượng
Dựa trên các tiêu chí nêu trên tôi xây dựng biểu điểm cho mỗi bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào đảm bảo tính khách quan và chính xác.
Sau mỗi bài thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học:
- Lập bảng phân phối, bảng tần suất, tần suất hội tụ.
- Xử lí số liệu thu được dưới dạng các bảng thống kê và biểu đồ. - Biểu diễn các đường đặc trưng phân phối.
- Tính các đại lượng thống kê: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên.
+ Trung bình cộng: x = 1 1 . n i i i x f N (1) Trong đó
xi : là biến cố biểu thị điểm bài kiểm tra theo thang điểm 10 (0≤ xi ≤ 10) fi : là số bài kiểm tra đạt điểm xi
N: Là số bài làm
Trung bình cộng là một trị số đặc trưng tiêu biểu cho toàn bộ các phần tử trong tập hợp. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có độ đồng nhất cao. Tuy nhiên, trung bình cộng chưa biểu thị được đặc điểm phân tán của tập hợp.
+ Phương sai: 2 1 2 1 1 ( ). n i i s x x f N (2)
Phương sai của một mẫu là trung bình độ lệch bình phương của các số liệu so với giá trị trung bình cộng, là tham số đặc trưng cơ bản nhất tính chất phân tán của số liệu.
của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
s s2 (3)
+ Số trội – Mod: Mod là giá trị nghiên cứu cho biết giá trị thường gặp nhất của một biến số nào đó trong dãy số liệu thu được, nghĩa là trị số xi gặp nhiều nhất trong dãy thống kê.
- Kiểm định độ tin cậy về chênh lệch của hai giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm và đối chứng bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
1 2 2 2 1 2 1 2 d x x t s s n n (4)
Giá trị tα tra trong bảng phân phối student với α= 0,05 và bậc tự do f = n1+ n2 – 2.
Nếu |td| ≤ tα thì sự sai khác của giá trị trung bình thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
- Chú thích:
+ xi là điểm bài kiểm tra, trong đó 0 ≤ xi ≤ 10 đặc trưng cho phổ phân bố điểm của bài kiểm tra.
+ n1, n2 là số học sinh được kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.
+s s12, 22 là phương sai về điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. +x x1, 2 là điểm trung bình kiểm tra của các khối lớp thực nghiệm và đối chứng.
+ fi là số bài kiểm tra đạt điểm xi
- Kiểm định giả thuyết thống kê bằng phương pháp U:
Trong thống kê toán học, phương pháp này được sử dụng khi cần so sánh về giá trị trung bình, phương sai hay xác suất của các tổng thể để đưa ra một kết luận về sự khác biệt của các đặc trưng thống kê.
Với các ý tưởng, phương pháp sư phạm được đưa ra thử nghiệm, có hai giả thuyết được đặt ra (H0 và H1). Người nghiên cứu phải lựa chọn 1 trong hai giả thuyết này để khả năng sai lầm là ít nhất. Vì chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết chỉ dựa trên mẫu, do đó có 2 loại sai lầm có thể mắc phải. Ta phải khống chế khả năng phạm một loại sai lầm và cố gắng hạn chế tối đa khả năng phạm sai lầm kia, khi cho trước một độ tin cậy α nào đó.
Quyết định Giả thuyết H0 được chấp nhận H1 được chấp nhận H0 Đúng Sai H1 Sai Đúng
Giả thuyết H0: Mẫu A (có N1 số liệu, trung bình cộng x1) và mẫu B (có N2
số liệu, trung bình cộng x2) được rút ra từ một tổng thể. Tức là, biến sai d = x1- x2 ≠ 0 chỉ là do ngẫu nhiên. Nếu H0 sai, thì 2 mẫu thuộc 2 tổng thể khác nhau. Tuy nhiên, cần xác định những chỉ số giới hạn có ý nghĩa của d để giả thuyết H0
đúng. Ngoài giới hạn này, giả thuyết H0 bị phủ nhận. Nghĩa là có sự sai khác giữa trung bình 2 tổng thể.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả định lượng
3.5.1.1. Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Tôi tiến hành làm 2 bài kiểm tra 15 phút trong quá trình TN. - Bài kiểm tra số 1: TN1 và ĐC1
- Bài kiểm tra số 2: TN2 và ĐC2
Bảng 3.1. Thống kê điểm các bài kiểm tra trong TN Phương Phương án Xi Ni 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x TN1 91 0 0 0 1 2 11 19 43 9 6 7.67 ĐC1 93 0 0 1 4 10 28 27 16 5 2 6.66 TN2 91 0 0 0 2 3 10 24 37 10 5 7.55 ĐC2 93 0 0 2 2 9 37 25 10 6 2 6.56
Thông qua bảng 3.1, ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng điểm trung bình của bài kiểm tra cả hai lần 1 và 2 thì lớp TN đều cao hơn lớp ĐC. Điều này thể hiện rõ ràng hơn thông qua đồ thị dưới đây:
6 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 7.4 7.6 7.8
Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2
BIỂU ĐỒ ĐIỂM TRUNG BÌNH CÁC BÀI KIỂM TRA TRONG TN
TN ĐC