Côn trùng hút nhựa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân loại và khả năng sinh trưởng của loài đàn hương (santalum album l ) trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.6. Một số loại sâu bệnh hại trên Đàn hƣơng trắng

1.6.5. Côn trùng hút nhựa

Côn trùng chích hút gồm nhiều loài khác nhau xảy ra trên cây Đàn hƣơng, bao gồm cả bọ, rệp, sâu đục thân cùng bọ cánh cứng. Những loài côn trùng có nhiều ở một số khu vực trong nƣớc và vào những thời điểm nhất định trong năm, đặc biệt vào khoảng tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10 nhƣng không đƣợc coi là một loại dịch hại nghiêm trọng của gỗ Đàn hƣơng. Những loài côn trùng phổ biến hơn trên cây con yếu và hiếm khi xảy ra trên cây trồng khỏe.

Sự xuất hiện phủ đầy màu đen trên lá và cành cây là một trong những triệu chứng đáng chú ý hoặc dấu hiệu sự tấn công:

- Màu đen và rụng lá, và cành khô chết dần. - Giảm ra hoa và đậu quả.

- Hình thành khuôn phủ màu đen trên lá và các nhánh.

Do chảy nhựa cây, sự tăng trƣởng của cây bị chậm lại. Sự hình thành khuôn phủ đen cản trở quá trình quang hợp và kéo theo năng suất bị giảm [7].

Cách phòng bệnh

Phƣơng pháp tốt nhất để kiểm soát các loài côn trùng hút nhựa gây hại là đảm bảo rằng các cây gỗ Đàn hƣơng đƣợc trồng ở vùng đất phù hợp, kiểm soát cỏ dại tốt và vệ sinh khu vực xung quanh thƣờng xuyên. Những hoạt động này sẽ giúp thúc đẩy sức sống cây để đảm bảo rằng các loài gây hại không trở thành vấn đề quan ngại đối với cây trồng.

Các loại bọ và rệp đƣợc kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu dầu trắng, các loại thuốc trừ sâu thiên nhiên để hạn chế và loại trừ khả năng gây hại của các loài côn trùng hút nhựa và tránh làm chết các côn trùng có ích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân loại và khả năng sinh trưởng của loài đàn hương (santalum album l ) trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)