PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÒ SỮA
Bảng 4.9 Hiệu quả điều trị một số bệnh sinh sản trên bò sữa trong thời
gian khảo sát (n = 24)
n: số ca bò bệnh được điều trị
Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ điều trị khỏi các dạng bệnh như viêm vú, viêm tử cung và sót nhau là 100%.
Mặt khác, đối với bò bị viêm tử cung tại trại chúng tơi khảo sát thì thời gian
điều trị từ 7 – 8 ngày chiếm 7/12 ca bệnh. Khi bò bị viêm tử cung, trại thường sử dụng
các kháng sinh để điều trị như penicilin, streptomycin, gentamycin. Theo kết quả thử kháng sinh đồ của chúng tơi thì vi khuẩn đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh trên.
Điều này có thể do số mẫu thử kháng sinh đồ của chúng tơi cịn ít. Do đó, trại cần nên
phân lập và thử kháng sinh cho từng trường hợp bệnh để điều trị hiệu quả hơn.
Đối với bò bị viêm vú, thời gian điều trị khoảng 5 đến 6 ngày chiếm 3/5 ca
bệnh. Nhìn chung, ở trại thường hay dùng chế phẩm Mamifort có thành phần chủ yếu là kháng sinh oxytetracyclin để điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa. Tuy nhiên, khi so sánh với kết quả thử kháng sinh trên các mẫu dương tính với vi khuẩn phân lập được tại bảng 4.8 thì chúng tơi nhận thấy rằng, vi khuẩn gây bệnh viêm vú trên bò sữa ở trại
Bệnh sinh sản Thời gian điều trị (ngày) Số ca điều trị Số ca khỏi Tỷ lệ khỏi (%)
3 - 4 1 1 100 5 - 6 4 4 100 Viêm tử cung 7 - 8 7 7 100 3 - 4 2 2 100 Viêm vú 5 - 6 3 3 100 3 - 4 1 1 100 5 - 6 2 2 100 Sót nhau 7 - 8 4 4 100
nhạy với oxytetracyclin, do đó kháng sinh oxytetracyclin có thể sử dụng để điều trị
viêm vú trên bò tại trại.
Tại trại, bị bị sót nhau có thời gian điều trị từ 7 – 8 ngày chiếm 4/7 ca bệnh,
ngoài việc bóc nhau, thụt rửa tử cung bằng nước muối 1%, sau đó bơm kháng sinh pen – strep vào tử cung (khoảng 20ml), kết hợp với tiêm kháng sinh toàn thân pen-strep (0,8ml - 1,2ml/10kg thể trọng/ngày), thuốc trợ lực, trợ sức như B-complex, vitamin C.