PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TÌNH HÌNH BỆNH SINH SẢN TRONG THỜI GIAN KHẢO SÁT
4.1.3 Tỷ lệ bò mắc bênh sinh sản theo nhóm máu khảo sát
Bảng 4.2 Tỷ lệ bị bệnh sinh sản theo nhóm máu khảo sát
Nhóm máu Số bị khảo sát Số con bệnh Tỷ lệ (%)
F1 59 9 15,25 F1 x F2 8 0 0,00 F2 71 17 23,94 F3 46 10 21,73 F4 10 7 70,00 HF 2 0 0,00 Tổng 196 43 21,94
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ bệnh sinh sản theo nhóm máu khảo sát
Qua bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ bò mắc bệnh sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm máu F4 (70%), điều này có thể do ở nhóm máu F4 có tỷ lệ máu HF cao (15/16) nên sức chịu đựng kém trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam. Bị thuộc nhóm máu F1 x F2 và HF thuần không thấy trường hợp bệnh. Qua phân tích thống kê, chúng tơi tìm thấy có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ bị mắc bệnh sinh sản giữa các nhóm máu F1, F2, F3 và F4 (P<0,05).
Kết quả của chúng tôi khác với ghi nhận của Trần Duy Khánh (2005) về tỷ lệ mắc bệnh sinh sản theo nhóm máu trên đàn bò sữa ở huyện Tân Trụ, Long An, theo tác giả này tỷ lệ bò mắc bệnh sinh sản tăng dần theo nhóm máu lai là do nhu cầu dinh dưỡng ở từng nhóm máu lai có khác nhau, nhưng cho ăn cùng một loại thức ăn nên
không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của chúng, điều đó đã ảnh hưởng đến sức đề
kháng của thú. Trong điều kiện hiện nay vấn đề chăm sóc thú cịn nhiều hạn chế, nhất là nhiệt độ, ẩm độ môi trường (phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên). Do vậy, việc xây dựng quy trình chăm sóc, ni dưỡng bị có tỷ lệ máu lai cao là hết sức cần thiết.
Theo tác giả Dương Minh Tuấn (2005), bị ở nhóm máu F4 có tỷ lệ bệnh sinh sản cao nhất là do bị này có tỷ lệ máu lai (HF) là 87,5% nên khả năng thích nghi với
điều kiện nước ta kém làm cho sức đề kháng với vi khuẩn giảm, dẫn đến tỷ lệ bệnh
sinh sản cao.