KHẢ NĂNG ĐẬU THAI

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG DUROC PIETRAIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 39 - 42)

Các yếu tốảnh hưởng tới khả năng đậu thai và trọng lượng sơ sinh

- Để làm thụ tinh nhân tạo, khi đã sử dụng đủ số lượng tinh trùng còn sống, yếu tố riêng rẽ quan trọng nhất để đạt được tỷ lệ thụ thai tối ưu là định được thời điểm dẫn tinh với thời điểm rụng trứng. Vì thời gian rụng trứng là cực kỳ biến động, cho nên cần phải chủđộng thay đổi thời điểm và tần số phối giống.

- Tuổi của tinh dịch (khoảng thời gian từ lúc lấy tinh đến khi bơm vào đường sinh dục cái) có ảnh hưởng chính đến tỷ lệ đẻ và số con trong ổ. Tỷ lệ đẻ và số con trong ổ giảm thấp là do nhiều nhân tố, bao gồm đặc điểm cá thể heo đực, môi trường pha loãng tinh dịch, nồng độ tinh trùng trong quá trình bảo tồn và nhiệt độ bảo tồn. Một giải pháp có thể khắc phục vấn đề tỷ lệđẻ thấp và số con trong ổ ít là sử dụng tinh dịch càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ sau khi lấy tinh.

Bng 2.10. nh hưởng ca thi gian bo tn tinh dch đến t l mang thai và t l

th tinh ca trng

Tuổi đời tinh dịch (giờ) Tỷ lệ mang thai (%) Tỷ lệ thụ tinh của trứng (%) 0 - 24 24 - 48 48 - 72 72 - 96 96 - 120 89,5a 88,9a 80,6a 72,2a,b 57,7b 83,8a 73,2b 70,0b 59,7c 40,5d (Hi Chăn Nuôi Vit Nam, 1998) Ghi chú: Các giá trị trong cột ký hiệu chữ la tinh khác nhau là có sai khác (P < 0,05)

2.7.1. SỰ BẮN TINH VÀO ĐƯỜNG SINH DỤC CÁI

Có hai phương thức xảy ra là: bắn tinh tử cung (ngựa, lạc đà, heo, chó) và bắn tinh âm đạo (trâu, bò, dê, cừu).

2.7.2. ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG

- Tinh trùng có đặc tính lội ngược dòng.

- Tinh trùng có xu hướng đi vềđầu mút ống dẫn trứng do niêm dịch được tiết ra từ ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung giúp cho tinh trùng tiến thẳng đến tử cung,

ống dẫn trứng.

- Do độ pH của bộ phận sinh dục bên ngoài (tiền đình âm đạo) hơi toan tính, còn pH của ống dẫn trứng hơi kềm tính là môi trường phù hợp cho tinh trùng sống và vận động mạnh.

2.7.3. SỰ CO BÓP CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC CÁI

Những cơn co bóp trong đường sinh dục cái trong thời gian động dục theo thứ

tự từống dẫn trứng đến mút sừng tử cung, rồi thân tử cung đến âm đạo. Sự co bóp này là điều kiện thích hợp để đẩy khối lượng tinh dịch vào bên trong cơ quan sinh dục gia súc cái được nhanh hơn.

2.7.4. NHUNG MAO CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC CÁI

Có đặc tính luôn luôn rung động để tế bào trứng chuyển động từ mút ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG DUROC PIETRAIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 39 - 42)