Nồng độ tinh trùng biến động theo mùa

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG DUROC PIETRAIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 35)

Nồng độ tinh trùng (C, 106/ml) Giống heo

Mùa đông xuân Mùa hè thu Heo nội 30 - 50 20 - 30 Heo ngoại 200 - 300 150 - 200

(Nguyn Thin và Nguyn Tn Anh, 1993)

2.5.6. CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG

Những tài liệu nghiên cứu cho thấy: sự sản sinh tinh trùng tốt nhất khi heo đực

được chiếu sáng 10 - 12 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng: 250 lux.

Nếu thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch, kỳ hình tăng, tinh trùng chết nhiều.

2.5.7. MỘT SỐ YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN PHẨM CHẤT TINH DỊCH

2.5.7.1. Chu k khai thác

Cách khai thác cũng ảnh hưởng đến thời gian khai thác và phẩm chất tinh dịch. Khai thác quá thưa sẽ không tận dụng hết năng suất, con đực sinh ra ù lì. Khai thác tinh quá dày ảnh hưởng đến sức khỏe đực giống, làm giảm tính hăng và giảm phẩm chất tinh (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).

Đối với heo: dưới 12 tháng, lấy 1 lần/tuần; trên 12 tháng, lấy tinh 2- 3 lần/tuần (Lâm Quang Ngà, 1998).

Chu kỳ khai thác sẽảnh hưởng đến dung lượng, nồng độ và hoạt lực tinh. Nếu khai thác thích hợp thì thời gian sử dụng đực giống được kéo dài.

Bng 2.9. nh hưởng ca chu k khai thác tinh đến phm cht tinh dch

Khoảng cách lấy tinh Chỉ tiêu

4 ngày 2 ngày Hàng ngày V (ml) 278,62 226,28 158,82 C (106tinh trùng/ml) 317,09 281,35 183,59 VAC (109tinh trùng/lần) 74,22 53,30 27,07 % bình thường 93,03 93,00 84,50 (Lâm Quang Ngà, 2005) 2.5.7.2. Pha chế và bo tn tinh

Là các biện pháp xử lý tinh dịch nhằm mục đích duy trì khả năng thụ thai cho tinh trùng trong điều kiện tồn trữ ngoài cơ thể sống trong một thời gian cho phép và theo yêu cầu sử dụng.

Khi thực hiện lần lượt các khâu trong công tác pha chế và bảo tồn, cần lưu ý các vấn đề sau:

- Dụng cụ lấy tinh, pha chế, bảo tồn tinh dịch: phải sạch sẽ và tiệt trùng. Không nên để nhiệt độ dụng cụ quá chênh lệch với nhiệt độ tinh dịch khi lấy ra khỏi cơ thể, chỉ nên dao động trong khoảng 10C (Cabilitazan, 1998).

- Cần tiến hành ngay các khâu đánh giá chất lượng tinh trùng để quyết định việc pha loãng và bảo tồn tinh dịch. Nên sử dụng tinh dịch càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 48 giờ sau khi lấy tinh vì khi đã lấy tinh ra khỏi cơ thể heo đực, tuổi thọ của tinh trùng giảm dần (Levis, 1998).

Pha chế

- Đối với môi trường pha loãng, cần chuẩn bị ít nhất 60 phút trước khi sử

dụng (đây là khoảng thời gian cần thiết đểổn định pH và năng lực thẩm thấu trong môi trường mới chuẩn bị).

- Để giảm thấp hiện tượng choáng ban đầu của tinh trùng, luôn luôn rót môi trường vào tinh dịch. Áp dụng quá trình pha loãng 2 đợt sẽ giảm đến mức thấp nhất những tổn hại xảy ra trong khi pha trộn.

Bo tn tinh dch

- Tinh dịch nên được bảo tồn ở nhiệt độ 160C - 180C, đồng thời pha loãng tinh

ở trong phòng có nhiệt độ từ 170C - 200C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và nên giữ tinh trùng trong các bình tối (Cabilitazan, 1998). Tránh thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, lúc trữ tinh hay lúc đem gieo.

- Trong quá trình bảo tồn, việc đảo cẩn thận tinh dịch, sẽ giúp cho tinh trùng phân bố đều đặn trở lại trong môi trường và kéo dài thời gian bảo tồn. Để tăng cường kiểm soát chất lượng tinh dịch, cần dán nhãn hiệu lên lọ đựng tinh có ghi số hiệu heo

đực, số lô sản xuất và ngày lấy tinh.

2.5.7.3. Ly tinh

- Nền nhà trơn có thểảnh hưởng tới lượng xuất tinh. Giá nhảy phải chắc chắn, có chỗđặt chân vững chải xung quanh.

- Khi giá nhảy quá cao, heo đực có xu hướng tụt lại phía sau ra khỏi giá. Tuy chưa xác định được chiều cao thích hợp cho giá nhảy (có liên quan tới chiều cao heo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đực), nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối với heo đực có khối lượng 94 - 148 kg khi nhảy lên giá có chiều cao 46 cm thì số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch (84 x 106 tt/ml) nhiều hơn (P < 0,05) so với khi nhảy lên giá có chiều cao 61 cm (69 x 106 tt/ml) hoặc giá có chiều cao 76 cm (65 x 106 tt/ml) (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 1998).

- Vệ sinh vùng bao dương vật, găng tay và tránh để chất bẩn lọt vào bình hứng tinh trong khi lấy tinh.

Khi bắt dầu huấn luyện, người lấy tinh thường tạo cho con đực một số phản xạ

nhất định. Do đó khi lấy tinh, xuất hiện những kích thích bất thường hoặc con đực hoảng sợ, đều làm giảm dung lượng tinh dịch hoặc không xuất tinh. Nên cố định giờ

lấy tinh, người lấy và khu vực lấy tinh.

Có nhiều kỹ thuật lấy tinh, nhưng hiện nay dùng 2 phương pháp lấy tinh bằng âm đạo giả và bằng tay:

- Phương pháp lấy tinh bằng tay: đòi hỏi người lấy tinh phải có kỹ thuật đúng thì lượng tinh dịch mới được nhiều và không ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch.

- Phương pháp lấy tinh bằng âm đạo giả: theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), nếu lấy tinh bằng âm đạo giả, nhiệt độ trong lòng âm đạo lớn hơn 420C sẽ

gây bỏng dương vật hoặc qui đầu làm cho đực sợ hãi, nhảy khỏi giá và có thể ức chế

phạn xạ lần sau. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 400C sẽ không đủ kích thích cho phản xạ xuất tinh, heo đực sẽ giao cấu mãi, chóng mệt và dễ trở nên giận giữ.

2.5.8. VÀI DỊ TẬT Ở BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ BỆNH LÝ CỦA HEO ĐỰC

Khi bắt đầu lựa chọn nọc làm giống, người chăn nuôi luôn chọn lựa kỹ nhằm phát hiện một số dị tật trên bộ phận sinh dục. Và trong quá trình nuôi dưỡng, khai thác, công tác kiểm tra tình trạng sức khỏe là điều cần thiết nhằm tránh các bệnh lý trên heo

đực. Dị tật ở bộ phận sinh dục và bệnh lý của heo đực đều làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phẩm chất tinh dịch.

2.5.8.1. Chng dch hoàn n

Nguyên nhân: thường là yếu tố di truyền, các kích thích tố bị xáo trộn trong quá trình mang thai, hay dịch hoàn không di chuyển dần từ xoang bụng xuống đến bẹn, bìu dái. Chứng dịch hoàn ẩn có thể xảy ra ở một hoặc hai bên (Nguyễn Văn Khanh, 1997).

Trong trường hợp ẩn một dịch hoàn, thú vẫn có biểu lộ tính dục, tuy nhiên nồng

độ tinh trùng giảm mặc dù phối giống được và có khả năng đậu thai. Trong trường hợp

ẩn hai dịch hoàn, thú vẫn còn biểu lộ tính dục và phối giống nhưng không có khả năng gây đậu thai. Bệnh vô sinh này xảy ra do dịch hoàn không có khả năng sản xuất tinh trùng vì trong xoang bẹn có nhiệt độ cao và dễ cuốn xoắn ống dẫn tinh do nhu động ruột.

2.5.8.2. Dch hoàn kém phát trin

Nguyên nhân: là do khiếm khuyết di truyền do bởi gen lặn gây ra (Hafez, 1987).

Kích thước dịch hoàn có sự tương quan với khả năng sản xuất tinh trùng.

2.5.8.3. Dch hoàn thoái hóa

Nguyên nhân: có thể là do thiếu sinh tố A trong khẩu phần (Nguyễn Văn Khanh, 1997)

Trong trường hợp thoái hóa dịch hoàn, các ống sinh tinh mất đi chức năng sinh lý. Hầu hết các hiện tượng này đều sinh ra bất thụ, giảm chất lượng tinh, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tinh trùng chưa trưởng thành, giảm nồng độ tinh trùng (Hafez, 1987).

2.5.8.4. Viêm dch hoàn ph

Nguyên nhân: dịch hoàn phụ có sự viêm nhiễm. Viêm dịch hoàn phụ thường đi

đôi với viêm dịch hoàn (Nguyễn Văn Khanh, 1997).

Viêm dịch hoàn phụ thường gây ra sự tắc nghẽn, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng từ dịch hoàn đến ống dẫn tinh, ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch và khả năng

đậu thai (Hafez, 1987).

2.5.9. SỰ XÂM NHIỄM VI KHUẨN VÀO TINH DỊCH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tinh dịch là môi trường giàu dinh dưỡng, rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn thường có hại cho tinh trùng (tiết độc tố, cạnh tranh…), và là nguồn gây viêm nhiễm đường sinh dục của con cái, ảnh hưởng đến sự thụ thai, số con trên lứa, trọng lượng sơ sinh, sức sống của đàn heo con.

Các vi khuẩn nhiễm vào tinh dịch thường là những vi khuẩn cơ hội, có nguồn gốc từ môi trường sống xung quanh (chuồng trại, giá nhảy nhân tạo, cơ thể heo đực, không khí trong phòng thí nghiệm, các loại dụng cụ và vật dụng có nguy cơ lây nhiễm tiếp xúc với tinh dịch…)

Vi khuẩn nhiễm vào tinh dịch bằng nhiều đường khác nhau, khi đang khai thác, pha chế… Một số loại vi khuẩn có thể hiện diện trong tinh dịch như E.coli, Staphylococcus spp., Streptococcus

2.6. NHNG KHUYN CÁO V T L K HÌNH CA TINH TRÙNG

Theo Cabilitazan (1998), tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng được phân bố như sau: - Kỳ hình đầu ≤ 5%

- Tình trạng hư hại acrosome ≤ 5% - Giọt tế bào chất ≤ 10%

- Đuôi cuộn xoắn ≤ 5%

2.7. KH NĂNG ĐẬU THAI

Các yếu tốảnh hưởng tới khả năng đậu thai và trọng lượng sơ sinh

- Để làm thụ tinh nhân tạo, khi đã sử dụng đủ số lượng tinh trùng còn sống, yếu tố riêng rẽ quan trọng nhất để đạt được tỷ lệ thụ thai tối ưu là định được thời điểm dẫn tinh với thời điểm rụng trứng. Vì thời gian rụng trứng là cực kỳ biến động, cho nên cần phải chủđộng thay đổi thời điểm và tần số phối giống.

- Tuổi của tinh dịch (khoảng thời gian từ lúc lấy tinh đến khi bơm vào đường sinh dục cái) có ảnh hưởng chính đến tỷ lệ đẻ và số con trong ổ. Tỷ lệ đẻ và số con trong ổ giảm thấp là do nhiều nhân tố, bao gồm đặc điểm cá thể heo đực, môi trường pha loãng tinh dịch, nồng độ tinh trùng trong quá trình bảo tồn và nhiệt độ bảo tồn. Một giải pháp có thể khắc phục vấn đề tỷ lệđẻ thấp và số con trong ổ ít là sử dụng tinh dịch càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ sau khi lấy tinh.

Bng 2.10. nh hưởng ca thi gian bo tn tinh dch đến t l mang thai và t l

th tinh ca trng

Tuổi đời tinh dịch (giờ) Tỷ lệ mang thai (%) Tỷ lệ thụ tinh của trứng (%) 0 - 24 24 - 48 48 - 72 72 - 96 96 - 120 89,5a 88,9a 80,6a 72,2a,b 57,7b 83,8a 73,2b 70,0b 59,7c 40,5d (Hi Chăn Nuôi Vit Nam, 1998) Ghi chú: Các giá trị trong cột ký hiệu chữ la tinh khác nhau là có sai khác (P < 0,05)

2.7.1. SỰ BẮN TINH VÀO ĐƯỜNG SINH DỤC CÁI

Có hai phương thức xảy ra là: bắn tinh tử cung (ngựa, lạc đà, heo, chó) và bắn tinh âm đạo (trâu, bò, dê, cừu).

2.7.2. ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG

- Tinh trùng có đặc tính lội ngược dòng.

- Tinh trùng có xu hướng đi vềđầu mút ống dẫn trứng do niêm dịch được tiết ra từ ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung giúp cho tinh trùng tiến thẳng đến tử cung,

ống dẫn trứng.

- Do độ pH của bộ phận sinh dục bên ngoài (tiền đình âm đạo) hơi toan tính, còn pH của ống dẫn trứng hơi kềm tính là môi trường phù hợp cho tinh trùng sống và vận động mạnh.

2.7.3. SỰ CO BÓP CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC CÁI

Những cơn co bóp trong đường sinh dục cái trong thời gian động dục theo thứ

tự từống dẫn trứng đến mút sừng tử cung, rồi thân tử cung đến âm đạo. Sự co bóp này là điều kiện thích hợp để đẩy khối lượng tinh dịch vào bên trong cơ quan sinh dục gia súc cái được nhanh hơn.

2.7.4. NHUNG MAO CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC CÁI

Có đặc tính luôn luôn rung động để tế bào trứng chuyển động từ mút ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung.

Phn III. NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHO SÁT 3.1. THI GIAN VÀ ĐỊA ĐIM 3.1. THI GIAN VÀ ĐỊA ĐIM

3.1.1. THỜI GIAN

Từ tháng 02/2007 đến tháng 05/2007

3.1.2. ĐỊA ĐIỂM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trại chăn nuôi heo tư nhân thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Uyên, Bình Dương.

3.2. GII THIU TRI CHĂN NUÔI HEO 3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Khuôn viên trại nằm trong rừng tràm rộng 25 hecta, với một mặt có đường nhựa rộng rất thuận tiện cho việc lưu thông, phần còn lại giáp với rừng cao su. Đây là khu kinh tế mới nên mật độ dân cư còn khá thấp, xen kẽ là rừng cây nên rất thích hợp cho việc chăn nuôi.

Vị trí này vừa thuận tiện cho việc vận chuyển thú đến thị trường, vừa đáp ứng

được yêu cầu vệ sinh và cách ly mầm bệnh.

3.2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRẠI

Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, cách đây trên 10 năm, trại bắt đầu chăn nuôi quy mô hộ gia đình, qua hình thức làm ăn kinh tế có lãi nên đã từng bước tăng

đàn, tăng sốđầu heo từ khoảng 60 nái lên 185 nái với tổng đàn trên 1300 con như hiện nay.

Về thiết kế chuồng trại được mở rộng từ từ, các khu trại được xây dựng theo nhu cầu từng thời điểm, và được cải tiến dần.

3.2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trại có cơ cấu chăn nuôi gia đình với quy mô lớn.

Trại có 1 chủ trại, 3 người quản lý, 5 công nhân cùng nhau thực hiện các công việc.

3.2.4. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Trại xây dựng với mô hình chia theo từng dãy nhỏ để nuôi heo theo từng giai

đoạn. Trong đó có tất cả 6 dãy chuồng, các dãy chuồng đều được thiết kế theo kiểu mái đôi, lợp tole. Đỉnh nóc cao 5,5 m. Trên đỉnh nóc của mỗi dãy chuồng đều được lắp

hệ thống phun sương, mỗi vòi phun cách nhau 3m. Hai bên mái hiên của dãy chuồng

được treo bạt đề phòng mưa tạt, gió lùa.

3.2.5. CƠ CẤU ĐÀN

Cơ cấu đàn heo của trại tính đến ngày 15/05/2007 gồm:

Bng 3.1. Cơ cu đàn ca Tri (15/04/2007)

Loại heo Số lượng (con) Nái sinh sản

Nọc sinh sản Hậu bịđực và cái Heo con theo mẹ

Heo con cai sữa đến 45 kg Heo thịt trên 45 kg 185 6 20 320 453 348 Tng đàn 1332 3.3. ĐIU KIN KHO SÁT 3.3.1. ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC

Trại cho heo ăn toàn bộ cám hỗn hợp trộn sẵn của công ty thức ăn gia súc Guyomarc’h.

Heo nái đẻ

Nái được đưa lên chuồng đẻ 7 - 15 ngày trước ngày sinh dự kiến. Nái 7 ngày trước khi sinh sẽ được chuyển sang ăn thức ăn boss 118 (ngày 4 lần), trung bình heo nái ăn khoảng 3 - 3,5kg/con/ngày.

Nái đến ngày sinh được theo dõi và cho đẻ tự nhiên, rất hạn chế can thiệp bằng tay trong khi đẻ. Thường tiêm Oxytocin khi nái đẻ gần xong (đẻ được 7- 8 con) (từ 2 - 3ml/ nái), và Oligoglucan (1ml/10kg trọng lượng).

Sau khi đẻ xong cho nái ăn khẩu phần hạn chế (tránh bị viêm vú) sau đó tăng dần và ăn đúng khẩu phần vào ngày thứ 5, ăn 3kg và thêm 0,3 kg/heo con

Nái được tiêm 1 mũi DuphapenR Trep (thành phần Penicillin + Streptomycin) liều 1ml/10 kg tiêm một mũi duy nhất có tác dụng 3 - 5 ngày. Nái sau khi sinh ngày

thứ 2 được tiêm thêm 2ml Lutalyse. Sau 3 ngày tiêm, cho nái tiếp tục thuốc Oligoglucan 1ml/10 kg trọng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình này nếu thấy nái có hiện tượng chảy dịch viêm và sốt thì kịp thời tiêm thêm vitamine C hay Calci trường hợp nái yếu hay rung chân và tiêm thêm 1 liều DuphapenR Trep 1ml/10 kg P.

Sau đó định kỳ tiêm cho nái Glucan, 5 ngày 1 lần cho đến khi cai sữa.

Đến ngày thứ 14 sau khi đẻ thì tiêm dịch tả cho nái.

Nái trước khi cai sữa 1 ngày thì tiêm thêm thuốc bổ ADE Glucan 1ml/10kg P. Trên nái đẻ rất hạn chế tắm. Hằng ngày chỉ vệ sinh chuồng 1 lần vào lúc nắng

ấm nhằm trách làm ướt và làm lạnh heo con.

Trên heo con theo m

Heo con sơ sinh được nhúng vào bột lăng Mistral (chỉ cần lau phần mũi của heo).

Ngày thứ hai bấm răng, cắt đuôi và cho uống men Colipig liều chuẩn 10 con/ 1 gói (tùy theo heo con có tiêu chảy hay không mà cho uống nhiều hay ít), cho uống liên tục 3 ngày sau đó.

Ngày thứ ba cho heo con uống Baycox ngừa cầu trùng, chích sắt và tiêm 1ml Glucan/con.

Sau đó định kỳ 5 ngày tiêm Glucan 1 lần.

Ngày thứ 18 - 22 tiêm dịch tả lần 1 cho heo con và tiến hành cai sữa heo, ngày

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG DUROC PIETRAIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 35)