Thể tích tinh dịch của heo đực nội và heo đực ngoại

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG DUROC PIETRAIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 30 - 34)

Giống Đực nội Đực ngoại

Loại Hậu bị Trưởng thành Hậu bị Trưởng thành V (ml/lần lấy tinh) 50 - 80 > 100 80 - 150 250 - 400 C (106tinh trùng/ml) 15 - 60 150 - 300 VAC (109tinh trùng/lần lấy tinh) 1,3 - 10 16 - 90

(Nguyn Thin - Nguyn Tn Anh, 1993)

Các giống heo khác nhau thì cho phẩm chất tinh khác nhau. Ở Việt Nam, giống heo đực ngoại thường cho phẩm chất tinh và dung lượng cao hơn giống heo đực nội. Những heo đực giống được chọn lọc và cải tạo tốt, phẩm chất tinh tốt hơn.

2.5.2. DINH DƯỠNG

Cơ thểđộng vật cần được cung cấp năng lượng đểđáp ứng nhu cầu duy trì, phát triển và sản xuất. Dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ đảm bảo được quá trình hoạt động và phát triển của cơ thể và các tuyến sinh dục, đồng thời giúp kéo dài thời gian sử dụng

đực giống. Khẩu phần dinh dưỡng tùy thuộc vào từng giống, nhu cầu từng cá thể mà cần được cung cấp đầy đủ, cân bằng các yêu cầu về chất đạm, khoáng đa lượng và sinh tố.

- Protein:

Là thành phần chính để cấu tạo tế bào, kích thích tố, kháng thể, đồng thời đó là vật chất cấu tạo cơ bản của tinh trùng. Tỷ lệđạm trong khẩu phần sẽảnh hưởng đến sự

hình thành tinh trùng và chất lượng tinh dịch (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). Nếu thiếu protein thì khả năng sinh tinh kém, chất lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng và tính hăng giảm. Tuy nhiên protein dư thừa cơ thể không tích trữ mà bài thải ra ngoài dưới dạng urê, uric… Nếu protein dư thừa trong thời gian dài thì cơ quan tiết niệu sẽ bị viêm do hoạt động quá tải, giảm tính hăng và tuổi thọ heo.

Tỷ lệ chất đạm trong khẩu phần ăn được khuyến cáo là 15% - 18%. Nái giống, nọc giống không nên cho ăn nhiều quá vì như thế dễ gây ra tình trạng mập mỡ. Đồng thời cần cân đối đạm có nguồn gốc động vật với đạm có nguồn gốc thực vật (đậu nành...).

- Chất béo:

Lipid là nguồn dự trữ năng lượng, hòa tan các vitamin tan trong dầu như

vitamin A, D, E, K và là chất quan trọng trong phối hợp khẩu phần. Nếu khẩu phần thiếu chất béo thì năng lực thụ thai giảm. Ngược lại, nếu dư thừa chất béo thì thú sẽ

mập, hoạt động chậm chạp, mất dần khả năng phản xạ, làm cho khả năng xuất tinh và thời gian sử dụng đực giống giảm.

- Vitamin:

+ Vitamin A: làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp testosterone. Nó góp phần bảo vệ mô cơ quan sinh dục, cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và đề kháng bệnh. Vitamin A cần thiết cho thú sinh sản để sản xuất ra giao tử. Nếu thiếu vitamin A, số

lượng và hoạt lực tinh trùng và khả năng thụ thai giảm, đồng thời lớp tế bào mầm bị

bất dưỡng, ảnh hưởng đến sự hình thành tinh trùng và chất lượng tinh dịch.

+ Vitamin E: góp phần tăng nồng độ và thể tích tinh dịch (Lâm Quang Ngà, 1998). Khi thiếu vitamin E, chức năng sinh dục của con đực và con cái sẽ giảm. Riêng ở con đực, khẩu phần thiếu vitamin E thì sẽ xảy ra sự thoái hóa tinh hoàn, tinh trùng bị kỳ hình nhiều, hoạt lực kém, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, ống dẫn tinh teo (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).

+ Vitamin D: cần thiết cho sự chuyển hóa Ca, P trong cơ thể. Thiếu Vitamin D làm cho heo bị yếu chân, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và khó khăn khi lấy tinh.

+ Kẽm (Zn): phân bố rộng rãi trong các mô bào mà nhiều nhất trong tinh trùng, tuyến tiền liệt và dịch hoàn. Kẽm rất cần cho sự tăng trưởng và sinh sản của thú.

+ Selen (Se): cần thiết cho sự sinh trưởng và sự thụ tinh. Selen là thành phần quan trọng của enzym glutathione peroxydase. Selen còn có mối tương quan với vitamin E. Nếu vitamin E có tác dụng ngăn ngừa sự thành lập peroxide hydrogen từ các acid béo và tham gia vào quá trình biến dưỡng acid amin chứa lưu huỳnh thì selen có tác dụng phá hủy peroxide hydrogen. Chính vì thế, selen cùng với vitamin E làm giảm thấp sự hiện diện của peroxide hydrogen trên màng lipid của tế bào tinh trùng.

- Khoáng:

Rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát dục bình thường của gia súc. Cần cân bằng và cung cấp đủ cả khoáng đa lượng Ca, P và vi lượng Fe, Zn, Mn, Mg…

- Nước

Cần bổ sung đầy đủ nước, nhất là nguồn nước uống phải đảm bảo sạch và không vấy nhiễm.

2.5.3. CHĂM SÓC QUẢN LÝ

- Dinh dưỡng: chất lượng thức ăn phải tốt, được chế biến ngon và sạch. - Chăm sóc:

+ Thường xuyên quan sát tình trạng ăn, uống, đi lại, phân, nước tiểu, nhịp thở…

+ Giữ sạch vùng hạ nang và vùng bao quy đầu, chú ý tắm chải cho đực giống. + Chú ý cho đực giống vận động để đực có phản xạ sinh dục mạnh mẽ, có thân thể săn chắc. - Quản lý: + Nhốt 1 đực/ ô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi cho ra sân chơi cũng cần 1 con/ô, chú ý theo dõi tránh để chúng

đánh nhau.

- Chuồng nuôi: đối với thú thành thục thì nhốt riêng mỗi con một ô chuồng, tránh để chúng nhảy lên, cắn nhau… và thuận tiện cho việc chăm sóc. Chuồng nuôi phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định:

+ Thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, có độ dốc thích hợp (khoảng 4%), không trơn, không sần sùi (nhằm tránh rách móng).

+ Nhiệt độ chuồng nuôi tối ưu vào khoảng 200C - 250C. Cần khống chế

nhiệt độ chuồng nuôi luôn mát, tránh tình trạng stress nhiệt của thú.

+Ẩm độ: tối ưu vào khoảng 65% - 75%.

Mục đích của chuồng nuôi là giúp thú khỏe mạnh và hăng tính dục. - Vận động:

Vận động giúp đực giống tăng quá trình trao đổi chất, tăng tính dục, cơ thể săn chắc, tăng sức đề kháng. Mức độ và hình thức vận động tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng đực giống. Đối với heo nên cho vận động khoảng 30 - 60 phút/ngày vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh cho nọc vận động sau khi ăn no.

2.5.4. TUỔI

Đối với heo, tuổi thành thục khoảng từ 5 - 8 tháng tuổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997), và dung lượng cùng phẩm chất tinh sẽ thay đổi theo tuổi. Khi

được 110 - 125 ngày tuổi, thời điểm heo đực chưa hoàn chỉnh về sinh dục, dịch hoàn heo đã có tinh trùng nhưng khả năng thụ thai còn thấp. Giống heo Duroc có thời gian sử dụng tốt nhất khoảng 25 tháng, còn Landrace có thời gian sử dụng đến 36 tháng, tùy từng cá thể.

Tinh trùng có sức sống mạnh nhất vào thời kỳ thành thục về tầm vóc, và sẽ yếu dần theo tuổi. Thông thường, dung lượng tăng theo tuổi còn nồng độ, hoạt lực và sức kháng lại có chiều hướng giảm theo tuổi. Theo Võ Văn Ninh (2001), khối lượng tinh dịch và mật độ tinh trùng tăng lên theo tuổi và gắn liền với sự hoàn chỉnh của cơ quan sinh dục, hormon.

Quá trình tạo tế bào sinh dục của giống đực tăng mạnh khi được từ 2 - 3 năm tuổi rồi giảm dần.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH, KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO ĐỰC GIỐNG DUROC PIETRAIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 30 - 34)