Ảnh hưởng của tro bay đến độ linh động của hỗn hợp bêtơng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG HẠT MỊN BẰNG CỐT SỢI THÉP HỖN HỢP (Trang 54 - 55)

Kết quả trên hình 4.1 cho thấy khi hỗn hợp bê tơng sử dụng cốt liệu khác nhau cĩ sự thay đổi về độ linh động. Khi hỗn hợp bê tơng sử dụng cốt liệu Dmax 20 mm cho độ sụt là 22 cm trong khi cốt liệu đá mi chỉ cho độ sụt đạt 18 cm. Do đĩ, khi sử dụng thành phần cốt liệu lớn là đá mi tại địa phương cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hỗn hợp bê tơng.

Khi thành phần cấp phối sử dụng tro bay với hàm lượng 10 đến 30% thay thế cho xi măng thì độ linh động của hỗn hợp bê tơng cĩ sự thay đổi theo hàm lượng. Đối với 2 thành phần cấp phối Dmax 20 và Đá mi đều cho kết quả độ sụt giảm dần. Tuy nhiên, độ suy giảm khả năng linh động của cấp phối dùng đá Dmax 20 nhiều hơn so với hỗn hợp bê tơng đá mi. Mối quan hệ giữa hàm lượng tro bay thay thế và độ linh động của hỗn hợp bê tơng theo phương trình tuyến tính:

Dmax 20: y = - 0.15 x + 22, với R2 = 0.8824; với y là độ linh động, x là hàm lượng tro bay.

y = -0,15x + 22 R² = 0,8824 y = -0,08x + 18,2 R² = 0,8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 5 10 15 20 25 30 35 Độ sụt (cm)

Hàm lượng tro bay (%)

Đá Dmax = 20 Đá mi = 5-10

Đá mi: y = - 0.08 x + 18.2, với R2 = 0.8; với y là độ linh động, x là hàm lượng tro bay.

Kết quả này cho thấy khi hàm lượng hạt mịn tro bay với kích thước khoảng 10 – 100 μm nhỏ hơn kích thước các hạt xi măng, làm thay đổi tỷ diện tích bề mặt trong cấu trúc của hỗn hợp vật liệu, do đĩ làm cho hỗn hợp chất kết dính cĩ xu hướng cần lượng nước nhào trộn cao hơn do đĩ làm giảm độ linh động của hỗn hợp bê tơng. Đối với hỗn hợp dùng cốt liệu cĩ kích thước lớn thì khi sử dụng tro bay sẽ tác động lớn đến tỷ diện tích bề mặt của các hạt cốt liệu, đến hệ số rỗng của hỗn hợp vật liệu, làm thay đổi khả năng linh động của hỗn hợp nhanh hơn.

Ta nhận thấy, khi thành phần cấp phối sử dụng tro bay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ linh động của hỗn hợp bê tơng, khi đĩ ảnh hưởng đến quá trình đĩng rắn và hệ số rỗng của vật liệu, tác động đến cấu trúc của vật liệu bê tơng nền.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG HẠT MỊN BẰNG CỐT SỢI THÉP HỖN HỢP (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)