Huỳnh quang diệp lục cây chè

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của axit salicylic đến tính chịu hạn của cây chè (Trang 33 - 35)

Trong các thông số nhƣ đã nêu ở trên thì thông số đáng chú ý và phản ánh rõ nhất các stress sinh học mà môi trƣờng gây ra cho thực vật là Fv/Fm. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Huỳnh quang diệp lục của lá cây chè ở các công thức khác nhau có sự khác nhau. Ở công thức ĐC, giá trị Fv/Fm là 0,802. Giá trị này ở công thức hạn chỉ đạt 0,778 bằng 97,0 % so với ĐC. Khi xử lí SA ở nồng độ 0,1 mM đã cải thiện huỳnh quang diệp lục ở lá cây chè bị hạn, giá trị Fv/Fm tăng lên là 0,801. Ở công thức hạn và có SA ta thấy giá trị Fv/Fm là 0,801, gần bằng công thức ĐC. Từ đó, cho thấy tác động của SA đối với cây trồng trong điều kiện hạn. Kết quả nghiên cứu này cho phép đặt giả thiết rằng SA ở nồng độ 0,1 mM giúp quang hệ II đƣợc bảo vệ tốt hơn trong điều kiện hạn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khẳng định kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Dung và CS (2016) về vai trò của SA trong việc làm tăng giá trị Fv/Fm ở cây dƣa chuột bị hạn (Dung, Anh, & Tuấn, 2016). Ngƣợc lại, nghiên cứu của Nazar et al (2015) lại cho thấy rằng việc xử lí SA ở nồng độ 0,5 mM đã làm giá trị Fv/Fm giảm đi khi cây mù tạc bị hạn ít hơn so với không xử lí.

3.2. Hàm lƣợng diệp lục

Quang hợp là quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lƣợng của ánh sáng mặt trời. Quang hợp là một trong những quá trình sinh lí quan trọng nhất đối với cơ thể thực vật. Trong quá trình đó, hệ sắc tố hấp thụ và biến đổi năng lƣợng ánh sáng mặt trời thành dạng hóa năng trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ. Mà trung tâm của hệ sắc tố đó là các phân tử diệp lục. Cƣờng độ quang hợp của lá cây liên hệ chặt chẽ với hàm lƣợng sắc tố của lá mà chủ yếu là hàm lƣợng diệp lục [6. Do đó chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lƣợng diệp lục trong mô lá của cây chè để thấy đƣợc ảnh hƣởng của hạn và SA tới hàm lƣợng của các sắc tố này. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 3.2, hình 3.2, hình 3.3 và hình 3.4.

Bảng 3.2. Hàm lƣợng diệp lục của cây chè dƣới ảnh hƣởng của hạn và SA Công thức Dl a (mg/g lá tươi) Dl b (mg/g lá tươi) Dl a+b (mg/g lá tươi) ĐC 1,375± 0,069 1,098± 0,128 2.481± 0,195 SA 1,379± 0,118 1,252± 0,149 2,666± 0,259 H 0,853± 0,174 0,678± 0,105 1,644± 0,280 H+SA 1,115± 0,127 0,907± 0,073 2,085± 0,201

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của axit salicylic đến tính chịu hạn của cây chè (Trang 33 - 35)