Phương pháp đo dư lượng kháng sinh trong sữa bò

Một phần của tài liệu scribdfree.com_su-a-me-long-phu-o-c 2 (Trang 36 - 38)

Dư lượng kháng sinh (DLKS) là tình trạng kháng sinh vẫn còn trong thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, v.v… ở dạng nguyên chất hay đã chuyển hóa, vì thế có thể gây tác hại đối với người sử dụng.

Sở dĩ có hiện tượng DLKS là do việc không tuân thủ quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, thuốc thú y trong chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép; sử dụng kháng sinh để bảo quản thực phẩm. DLKS là một trong những nguyên nhân của tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tác hại đối với sức khỏe con người như dị ứng (penicillin là kháng sinh thường gây dị ứng nhất), nhất là trường hợp những người có cơ địa dị ứng với một loại thuốc nào đó; nổi mề đay, ban đỏ cũng thường gặp với DLKS sulfonamid. DLKS cũng gây ngộ độc, ví dụ cloramphenicol là loại kháng sinh cấm sử dụng trên thế giới do gây các dạng thiếu máu và ở một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến tử vong; một số thuốc như nitrofurans, quinoxalinedinoxides, nitroimidazoles nếu tích lũy do dùng lâu ngày có thể gây suy gan, suy thận thậm chí gây ung thư, đột biến gen.

Tạo dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh do sử dụng các sản phẩm động vật có DLKS. Một số thuốc thú y bị cấm hẳn không được có trong thực phẩm như thủy sản, thịt gia súc, gia cầm (chloramphenicol, malachite green và leuco malachite green, crystal violet và leuco crystal violet, nitrofurans, nitroimidazoles…) vì chúng đi vào cơ thể con người qua thực phẩm, tích lũy theo thời gian và gây hiện tượng lờn thuốc; không hiệu quả khi trị bệnh bằng kháng sinh.

Sử dụng thiết bị eko test kết hợp cùng chuẩn độ acid và base Đôi nét về kháng sinh

Là các chất có nguồn gốc sinh học hay tổng hợp. Tác động trên một giai đoạn hoặc chính yếu trong sự biến dưỡng của vi khuẩn. Với liều đặc trị có tác dụng kìm

skkndownloadbychat@gmail.com

khuẩn hay diệt khuẩn (Theo TS.BS. Tôn thị Thanh Thảo đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch)

Phân loại kháng sinh

Dựa vào tác động của kháng sinh được phân thành 2 nhóm: kháng sinh diệt khuẩn (sử dụng hiệu lực diệt khuẩn trong điều trị): β - lactam, Aminosid và Quinolon. Kháng sinh kìm khuẩn: Macrolid, Cyclin, Phenicol, Lincosamid và Sulfamid

Dựa vào đặc tính tác động phân thành các nhóm: Kháng sinh phụ thuộc nồng độ (PAE dài), tốc độ và mức độ diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh trong máu: aminoglycosid, quinolone. Kháng sinh phụ thuộc thời gian (PAE ngắn, PAE trung bình hoặc dài): tốc độ và mức độ diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh: β-lactam (PAE ngắn) macrolid, glycopeptid, cyclin (PAE trung bình hoặc dài)

Cơ chế tác động Gồm 4 loại cơ chế :

Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn: Ngăn cản sinh tổng hợp lớp peptidoglycan nên vách không được hình thành (bao gồm: β-lactam, cvancomycin, fosfomycin)

Ức chế chức năng màng tế bào vi khuẩn: Làm tăng tính thấm một số ion → mất tính thẩm thấu chọn lọc của màng (gồm có: polymyxin, daptomycin)

Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn: Các phân tử protein không được hình thành hoặc được tổng hợp nhưng không có hoạt tính sinh học làm ngừng trệ quá trình sinh trưởng và phát triển (gồm có: aminoglycoside, cyclin (30S), macrolid, phenicol, lincosamid (50S))

Ức chế tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn: Ngăn cản sự sao chép của ADN mẹ tạo ADN con (quinolon gắn vào enzyme gyrase làm ADN không mở được vòng xoắn). Ngăn cản sinh tổng hợp ARN (rifampicin gắn vào enzym ARNpolymerase). Ngăn cản sử dụng acid para aminobenzoic (APAB) để sinh tổng hợp acid folic → gây rối loạn sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn (sulfamid đối kháng tương tranh với APAB(Theo TS.BS. Tôn thị Thanh Thảo đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch)

skkndownloadbychat@gmail.com

Trong sữa bò chứa một số vi sinh vật chúng có thể có lợi hoặc có hại. Đối với các vi sinh vật có hại hay sản sinh độc tố có thể gây bệnh đối với bò hoặc đối với con người. Chính vì thế để ngăn chặn bò bị bệnh nhiều hộ nông dân có thể đã sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế và tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật( bao gồm vi sinh vật có lợi và có hại).

Cơ chế của việc tìm ra lượng dư lượng kháng sinh trong sữa bò là bởi vì các vi sinh vật sẽ biến đổi sữa thành các acid hữu cơ chính vì nhờ đặc điểm đó cơ chế chuẩn độ acid base được sử dụng để xác định còn dư lượng kháng sinh trong sữa hay không. Nếu quá trình chuẩn độ sau 1 thời gian kết thúc lượng kháng sinh tiêu diệt hết lượng vi sinh vật thì không sinh ra acid điều đó chứng tỏ lượng kháng sinh vẫn còn dư lại trong sữa thì khi vừa chuẩn độ với vài giọt NaOH thì thuốc thử phenolphtalein ngay lập tức đổi màu. Ngược lại nếu như sau một thời gian thuốc thử mới đổi màu điều đó đồng nghĩa với lượng acid sau một thời gian trung hòa với NaOH đến 1 thời gian lượng acid hết lượng NaOH dư thì sữa mới bắt đầu đổi màu điều đó chứng tỏ dư lượng kháng sinh ở trong sữa không còn và sữa đạt tiêu chuẩn.

Cách thực hiện sử dụng máy ekotest để đo dư lượng kháng sinh:

(Hãng sản xuất: EON (BULTEH 2000 Ltd.) – Bungari)

Một phần của tài liệu scribdfree.com_su-a-me-long-phu-o-c 2 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)