Kết quả của công tác quản lý thu gom RTSH năm 2019

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 74)

(Nguồn: áo áo ánh giá tá ộng m i tr ng n ng th n huy n Th nh n năm 2019)

STT Các chỉ tiêu Kết quả của công tác quản lý thu gom RTSH

Số lƣợng

1 Mô hình quản lý Hình thành các tổ tự quản, thu gom, thực hiện tại các xóm khu trung tâm xã.

23 xã

2 Quản lý quy hoạch thu gom rác thải sinh hoạt

Đã quy hoạch các điểm tập kết RTSH & Rác thải trong sản xuất nông nghiệp.

10 điểm tập kết

3

Phƣơng tiện thu gom Các thùng chứa rác thải trong sản xuất nông nghiệp

Hình thành các xô chứa rác hộ gia đình (tự túc).

10 xe

4 Thành viên tổ thu gom rác thải sinh hoạt

Có mặt của các xã, thị trấn 76 thành viên

5 Quản lý hành chính Giao hội phụ nữ và đoàn thanh niên 2 tổ chức 6 Địa bàn thực hiện thu

gom

Tất cả các xóm, thôn, bản trên địa bàn 23 xã thị trấn

230 thôn, bản

7 Tần xuất thu gom Nơi đông dân cƣ định kỳ hàng ngày Còn các nơi khác 2-3 ngày/lần

8

Tổng lƣợng RTSH bình quân 1 ngày đêm

RTSH khoảng 4.418,5kg, trong đó:

+ Hộ dân cƣ 2.618,5kg.

+ Các cơ quan, nhà trƣờng khoảng 1.000 kg. + Quán ăn, dịch vụ 300kg + Chợ 500kg . 9 Tổng lƣợng RTSH đƣợc thu gom bình quân

RTSH đƣợc thu gom khoảng 4.000kg (đạt trên 90%),

trong đó:

+ Các hộ dân cƣ 2.500kg.

Qua kết quả trình bày trên cho thấy thực trạng quản lý, thu gom RTSH trên địa bàn huyện Thanh Sơn nhƣ sau:

+ Tại các xã:“Từ nền tảng các Tổ thu gom RTSH, nay đã thành lập các HTX dịch vụ vệ sinh môi trƣờng (VSMT) tại 23 xã thị trấn. Hiện tại, các HTX dịch vụ VSMT tại 3 xã (Sơn Hùng, Cự Thắng, Địch Quả) chọn điều tra đều đƣợc giao cho Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm quản lý, giám sát thực hiện hoạt động. Các HTX đã có những trang thiết bị cần thiết ban đầu để phục vụ hoạt động: xe ôtô tải vận chuyển, các thùng chứa rác tại các điểm tập kết và các xô đựng rác của các hộ gia đình; Nguồn lao động cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc (từ 4-9 ngƣời); Ý thức ngƣời dân về phân loại, thu gom và xử lý RTSH khá tốt, đó là những yếu tố cơ bản góp phần thành công trong việc thu gom RTSH.

+ Định kỳ 2 lần/ tuần, các thành viên HTX dịch vụ VSMT thực hiện thu gom bằng xe oto tải, tại các điểm tập kết RTSH tập trung và tại các hộ gia đình theo lộ trình tuyến thu gom đã quy định, rồi đƣa đến bãi rác của xã. Tỷ lệ RTSH đƣợc thu gom khá cao (trên 80%), một lƣợng nhỏ RTSH chƣa thể thu gom đƣợc do những hộ gia đình này quá xa, đƣờng đi lại không thuận tiện. Một số xã xa trung tâm huyện với phƣơng tiện vận chuyển, thu gom còn thô sơ nhƣ: xe Cải tiến và một số thùng chứa rác tập, còn lại là các xô chứa rác do các hộ gia đình tự đầu tƣ”.

Do số lƣợng thành viên Tổ thu gom RTSH còn ít và địa bàn rộng, bị phân tán nên không thuận tiện cho việc thu gom RTSH. Định kỳ 2 lần/ tuần, các Tổ thu gom RTSH tại sẽ thực hiện thu gom tại một số điểm tập kết và tại các hộ gia đình, theo lộ trình tuyến thu gom đã quy định, rồi đƣa rác đến bãi rác của xã. Tỷ lệ RTSH đƣợc thu gom chƣa cao (từ 45-50%) chủ yếu tại các địa bàn các xóm tập trung, khu trung tâm xã hoặc những nơi thuận tiện đi lại. Còn lại một lƣợng lớn RTSH đƣợc ngƣời dân phân loại, thu gom và xử lý tại gia đình: Một lƣợng nhỏ RTSH sẽ đƣợc tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, một lƣợng nhỏ khác đƣợc phân loại làm phân bón hữu cơ, một lƣợng khác đƣợc phân loại và bán cho những điểm thu mua phế liệu, một lƣợng lớn còn lại đƣợc thu gom rồi chôn đốt tại các hố rác hộ gia đình.

Đánh giá hi n trạng ng tá t hứ qu n m i tr ng và thu gom RT H

Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, các cơ quan chức năng của các xã của huyện đã có nhiều quan tâm trong việc cải tiến về phƣơng tiện thu gom rác, số lƣợng thùng chứa rác nơi công công, đồ dùng trang thiết bị bảo hộ lao động … cho các Tổ dịch vụ VSMT tại xã nhƣ:

“+ Tại các xã đã thành lập HTX dịch vụ vệ sinh môi trƣờng giao cho Hội phụ nữ & Đoàn thanh niên quản lý và hình thành 250 tổ.

+ Các tổ thực hiện tại các xóm giao cho Chi hội phụ nữ xóm đôn đốc thực hiện. Về cơ bản, các Tổ này đƣợc hình thành từ nhu cầu thực tế của bà con nhân dân, nên trong quá trình vận động, lan rộng, bà con nhân dân rất nhiệt tình hƣởng ứng ủng hộ và tuân thủ thực hiện. Chính vì vậy, đến nay khi các Tổ đƣợc giao về cho Chi hội phụ nữ xóm hoặc Hội phụ nữ & Đoàn thanh niên xã quản lý, vẫn phát huy đƣợc vai trò lãnh đạo & tự quản của nhóm. Các thành viên Tổ thu gom rác của HTX dịch vụ VSMT đƣợc hƣởng lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đƣợc trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động và có trách nhiệm thực hiện thu gom RTSH theo phƣơng án quản lý rác thải của xã đƣợc phê duyệt.”

2.2.1.5. Kiểm tr , th nh tr , gi i quyết khiếu nại tố áo và xử vi phạm m i tr ng tr n àn huy n Th nh n

Theo quy định của Luật MT năm 2015; các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trƣớc khi chính thức đi vào hoạt động thì phải lập thủ tục hành chính hay giấy phép về môi trƣờng (Bản Cam kết MT, Kế hoạch MT). Việc lập thủ tục giấy phép môi trƣờng dựa trên hƣớng dẫn chi tiết tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Phòng TN&MT huyện Thanh Sơn đã thực hiện đúng quy định của pháp luật và kết quả đƣợc thông qua một số chỉ tiêu nhƣ:

+“Trong giai đoạn 2016 đến 2020, Phòng TN&MT đã thẩm định và tham mƣu cho UBND huyện xác nhận cấp 236 Bản cam kết Bảo vệ môi trƣờng, Đề án Bảo vệ môi trƣờng, Kế hoạch Bảo vệ môi trƣờng cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Việc hậu kiểm tra các giấy phép, Phòng TN&MT phối hợp với UBND các xã kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm.

giấy phép. Việc hậu kiểm tra các giấy phép đầu tƣ mới, Phòng TN&MT chỉ phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm.

/Kiểm tr , th nh tr

Để thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng, góp phần giúp huyện đạt tiêu chí môi trƣờng “sáng, xanh, sạch, đẹp” của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hàng năm UBND huyện chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp cùng các cơ quan chức năng và UBND các xã xây dựng Kế hoạch kiểm tra, thanh tra môi trƣờng, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trƣờng, việc chấp hành chính sách pháp luật về Bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đƣợc phê duyệt, xác nhận bản Cam kết Bảo vệ môi trƣờng, Đề án Bảo vệ môi trƣờng và Kế hoạch Bảo vệ môi trƣờng theo đúng quy định pháp luật. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát vi phạm hành chính trong lĩnh vực Môi trƣờng của các Cơ quan Nhà nƣớc là một trong những công cụ không thể thiếu đối với QLNN về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát vi phạm hành chính trong lĩnh vực MT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những vi phạm về MT.

+ Trong 5 năm (2015-2019), phòng TN&MT huyện Thanh Sơn đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với các trƣờng hợp vi phạm và đã tham mƣu Chủ tịch UBND huyện ban hành 38 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng, với tổng số tiền thu nộp ngân sách: 112.800.000đ.

+ Số đơn thƣ khiếu nại, phản ánh về ô nhiễm môi trƣờng đã đƣợc Phòng TN&MT tiếp nhận và xử lý dứt điểm theo quy định Luật Khiếu nại Tố cáo là 25 thƣ. Kết quả giải quyết bƣớc đầu mang lại sự hài lòng và niềm tin cho nhân dân trong thời gian qua. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.8: Thống kê công tác giám sát, thanh tra, giải quyết và xử lý vi phạm về môi trƣờng giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Nội dung Năm So sánh tuyệt đối +/-

2017 2018 2019 18/17 19/18 1. ố tr ng hợp vi phạm 12 7 6 -5 -1 - Số hộ gia đình 8 3 4 -5 + 1 - Số doanh nghiệp 3 4 2 +1 -2 - Tổ chức đơn vị khác 1 0 0 -1 0 2. ố tr ng hợp xử phạt 10 6 5 -4 -1 - Số hộ gia đình 7 3 3 -4 0 - Số doanh nghiệp 3 3 2 0 -1 - Tổ chức đơn vị khác 3. ố tr ng hợp khắ phụ 4 3 6 -1 +3 - Số hộ gia đình 2 3 4 +1 +1 - Số doanh nghiệp 1 0 2 -1 +2 - Tổ chức đơn vị khác 1 0 0 -1 4. Th nh tr , kiểm tr - Vi phạm 12 7 6 -5 -1 - Đã bị xử lý 10 6 5 -4 -1 - Thu ngân sách (Trđ) 42,5 37,12 30,203 -5,38 - 6,917

(Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn năm 2019) Giai đoạn 2017-2019 thì năm 2017 có số vi phạm nhiều nhất là 12 trƣờng hợp, năm 2019 có số vi phạm ít nhất là 6 trƣờng hợp. Chiếm đại đa số trong các trƣờng hợp vi phạm là các hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâm sản trong làng nghề. Do có áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm đối với các đối tƣợng vi phạm nên tổ chức cá nhân đã có ý thức hơn trong công tác phối kết hợp quản lý môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng của huyện.

Năm 2017 có 7 gia đình vi phạm pháp luật gây ÔNMT bị xử phạt; năm 2018 và 2019 đã giảm đi đáng kể chỉ còn 3 hộ vi phạm bị xử phạt. Hầu hết các hộ gia đình chƣa chủ động đầu tƣ kinh phí để xây dựng công trình Bảo vệ môi trƣờng, và

cho rằng hoạt động SXKD của họ là nhỏ lẻ không ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng.

Kể đến nữa là các doanh nghiệp, năm 2017 và 2018 có 3 doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm, năm 2019 có 2 doanh nghiệp bị xử phạt.

Có thể thấy rằng tác nhân gây tổn hại đến môi trƣờng chính là các hoạt động SXKD tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho môi trƣờng. Chính vì thế giải pháp nâng cao quản lý còn cần phải cụ thể áp dụng với nhóm đối tƣợng trực tiếp tác động đến hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng hiện nay.

UBND huyện đã thƣờng xuyên tổ chức và phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các xã kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Xử phạt hành chính và truy tố trƣớc pháp luật đối với những trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng về Luật MT. Trong 3 năm từ năm 2017-2019 đã kiểm tra đƣợc 180 lƣợt, trong đó 25 trƣờng hợp vi phạm bị xử lý hành chính với số tiền phạt hơn 100.000.000đ.

Phòng TN&MT đã phối hợp với Công an huyện, UBND các xã kiểm tra, vây bắt các tàu, bè hút cát trái phép trên sông không đúng quy định, kiểm tra toàn bộ giấy phép xả thải vào nguồn nƣớc, đăng ký chủ nguồn thải.

2.2.1.6. h ạo ng tá u n Nhà n v MT ủ UBND á xã

Để triển khai nhiệm vụ MT cấp xã, UBND huyện Thanh Sơn đã tiến hành các phần công việc nhƣ:

+ Thƣờng xuyên chỉ đạo phòng TN&MT huyện hƣớng dẫn UBND các xã cụ thể hóa các văn bản pháp luật của huyện nhƣ: Quyết định, Kế hoạch, Chƣơng trình và nhiệm vụ về MT trên địa bàn các xã. Cụ thể nhƣ: Kế hoạch truyền thông môi trƣờng, Kế hoạch Thanh, kiểm tra môi trƣờng, Kế hoạch thu phí MT đối với nƣớc thải công nghiệp…

+ Để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nƣớc. Định kỳ hàng năm, UBND huyện tổ chức tập huấn lãnh đạo, cán bộ môi trƣờng UBND các xã nhằm nắm bắt đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp xã trong công tác QLNN về môi trƣờng và kiến thức chuyên môn để tác nghiệp”.

2.2.2. Đánh giá công tác Quản lý Nhà nước về môi trường qua điều tra khảo sát các nhóm đối tượng có liên quan trên địa bàn huyện Thanh Sơn

2.2.2.1. Đánh giá ng tá o v m i tr ng ối v i hộ ân

Tác giả tiến hành điều tra khảo sát 80 hộ dân liên quan về công tác bảo vệ môi trƣờng. kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 2.9: Kết quả điều tra hộ dân về tình hình bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

Theo kết quả khảo sát của tác giả:“Với những vấn đề còn tồn đọng về môi trƣờng nhƣ kết quả khảo sát ở trên đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao trách nhiệm thực hiện công tác MT của các cấp chính quyền, sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở huyện Thanh Sơn. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện thanh Sơn tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác.

Một tiền đề đặt ra với QLNN về MT ở huyện Thanh Sơn là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng liên tỉnh, huyện chƣa có biện pháp giải quyết triệt để. Hiện nay, các dòng sông, suối của huyện đang phải tiếp nhận nguồn nƣớc từ phía thƣợng nguồn có dấu hiệu bị ô nhiễm do hoạt động xả nƣớc thải công nghiệp từ một số nhà máy thuộc các tỉnh Sơn La, Hòa Bình. Năm 2017, nguồn nƣớc suối Cái đoạn chảy qua các xã Yên Sơn, Yên Lƣơng của huyện Thanh Sơn bị ô nhiễm do phải tiếp nhận nƣớc thải của Nhà máy sản xuất giấy của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Thuận Phát (tỉnh Hòa Bình) và nƣớc thải chế biến tinh bột sắn chƣa đƣợc xử lý đảm bảo quy chuẩn trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng. Đây là vấn đề không dễ giải quyết, đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp quản lý, thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc.”

Bảng 2.9: Kết quả điều tra hộ dân về tình hình bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Thanh Sơn

STT Nội dung câu hỏi

Tổng số hộ điều tra Không Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Ông bà có đăng ký tham gia thu gom rác

thải theo quy định của chính quyền không 80 23 28,75 57 71,25 2 Ông bà có thực hiện phân loại rác thải

trƣớc khi đƣa vào thu gom không 80 34 42,50 46 57,50

3 Ông bà có thực hiện trả phí dịch vụ thu

gom rác thải cho cơ quan nhà nƣớc không 80 42 52,50 38 47,50 4 Ông bà có sử dụng nƣớc sạch cho sinh

hoạt hàng ngày không 80 45 56,25 35 43,75

5

ông bà có thực hiện xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm hợp vệ sinh

không 80 44 55,00 36 45,00

6

xin ông bà cho biết việc thực hiện trồng cây xanh nơi công cộng trên địa bàn huyện trong giai đoạn vừa qua đạt tỷ lệ

cao hay thấp 80 34 42,50 46 57,50

7

ông bà cho biết thực trạng một số vấn đề mà ông bà đang thực hiện có tác động đến môi trƣờng là gì

1-xả rác bừa bãi ra môi trƣờng, không thu

gom rác tập kết rác 80 32 40,00 48 60,00

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 74)