Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

Đ n v tính: Tri u ồng

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

Tổng GTSX 868.389 100,00 902.923 100,00 1.102.034 100.00

1 Nông, lâm, thuỷ sản 247.491 28,50 452.932 50,16 464.748 42,17 2 CN & Xây dựng 379.486 43,70 238.664 26,43 320.554 29,09 3 Các ngành dịch vụ 241.412 27,80 211.327 23,40 316.732 28,74

(Nguồn: UBND huy n Th nh n năm 2020)

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành đã chuyển dịch khá nhanh. Kinh tế nông, lâm nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhƣng giảm dần từ 50,16% năm 2019 xuống còn 42,17% vào năm 2018; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,43% vào năm 2018 lên 29,09% vào năm 2019; tỷ trọng các ngành dịch vụ cũng tăng từ 23,4% vào năm 2018 lên 28,74% vào năm 2019.

Từ những nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, cảnh quan môi trƣờng của huyện Thanh Sơn, có những đánh giá về lợi thế và hạn chế nhƣ sau:

Thuận lợi

Nằm ở khu kinh tế phía Tây của tỉnh, có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy khá thuận lợi, là điều kiện để Thanh Sơn giao lƣu kinh tế, văn hoá xã hội với các khu vực trong và ngoài tỉnh. Tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt là tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng cho phép sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp một cách toàn diện phục vụ nhu cầu trong và ngoài huyện. Kinh tế có điểm ổn định, tăng trƣởng và phát triển theo kế hoạch đề ra, đây là nhân tố có vai trò chủ đạo để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Vì thế mà các hoạt động QLNN về môi trƣờng có lợi thế riêng.

Hạn chế

năng, lợi thế của huyện, hiệu quả và sức cạnh tranh ở một số lĩnh vực kinh tế còn thấp đặc biệt là lĩnh vực thƣơng mại du lịch. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao, chƣa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng hiệu quả và sức cạnh tranh còn rất thấp, các ngành dịch vụ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. Cơ sở hạ tầng KT – XH chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu phát triển của huyện, tình trạng Ô nhiễm môi trƣờng ở một số khu vực chậm đƣợc khắc phục.

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất Thanh Sơn cũng nhƣ các địa phƣơng khác của tỉnh đều chịu ảnh hƣởng nhiều của biến đổi khí hậu do tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm. Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ bị thay đổi, trong đó vụ đông có thể bị rút ngắn lại, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đồi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Để phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cần đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, trƣớc hết là lồng ghép các yếu tố môi trƣờng và biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, chƣơng trình phát triển, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, của ngƣời dân cần phải đƣợc làm thƣờng xuyên, liên tục và phải đƣợc coi là yếu tố quyết định, đảm bảo cho sự bền vững.

2.1.3. Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn kể trên cho thấy, trên địa bàn huyện có khá nhiều những nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng: Rác thải, nƣớc thải, Rừng và hệ thống cây xanh, chôn cất mồ mả, nƣớc sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển về kinh tế, chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng lên làm cho lƣợng rác thải sinh hoạt gia tăng nhanh chóng. Ƣớc tính toàn huyện Thanh Sơn thải ra trên 33 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày (đối với khu vực thành thị lƣợng chất thải rắn phát sinh trung bình 0,5kg/ngƣời/ngày; đối với khu vực nông thôn là 0,3kg/ngƣời/ngày). Với thực trạng công tác thu gom nhƣ hiện nay ƣớc tính mỗi ngày có khoảng 30 đến 35 tấn rác thải sinh hoạt không đƣợc thu gom, xử lý, lƣợng rác thải này đƣợc xả vào các ao, hồ, sông, kênh, mƣơng, suối… gây ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng đất, nƣớc,

không khí, cảnh quan và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. (Phòng TN&MT huyện Thanh Sơn, 2019). Cụ thể:

2.1.3.1. Vấn rá th i

Theo báo cáo tổng kết của Phòng TN&MT huyện về việc thực hiện chiến lƣợc MT nông thôn của Chính phủ (2019) thì: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã có nhiều cố gắng, một số địa phƣơng đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhƣng nhìn chung vấn đề thu gom, xử lý rác thải tại địa bàn các các xã, thị trấn vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của ngƣời dân chƣa cao; một số bộ phận dân cƣ còn thải rác bừa bãi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã quan tâm xử lý nhƣng chƣa triệt để, dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trƣờng tại các khu vực nông thôn ngày càng ra tăng.

Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do bụi bẩn đã tồn tại nhiều năm tại huyện Thanh Sơn, điển hình ở xã Giáp Lai. Nguyên nhân do xe chở khoáng sản làm rơi quặng, cao lanh ra đƣờng, khiến đƣờng bị xuống cấp gây ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân sinh sống. Các làng nghề chế biến nông lâm sản, ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề bức xúc. Theo thống kê, 100% các làng nghề chƣa có hệ thống xử lý chất thải, nƣớc thải riêng biệt.

Một số xã khu vực nông thôn tình trạng ô nhiễm do: Chất thải chăn nuôi, lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt… có chiều hƣớng gia tăng. Huyện đã phối hợp với cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tiếp tục tăng cƣờng công tác kiểm tra chấp hành Luật MT trên địa bàn; tuyên truyền vận động ngƣời dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, không vứt rác bừa bãi; hƣớng dẫn các xã, thị trấn hình thành các HTX, tổ vệ sinh, hộ kinh doanh... để thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ các xóm đến trạm trung chuyển và vận chuyển đến nơi xử lý chất thải rắn của xã hoặc nơi xử lý tập trung của huyện theo quy định. Hƣớng dẫn, khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi và khuyến khích chăn nuôi tập trung, chăn nuôi quy mô lớn có xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Áp dụng biện pháp sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh

học trong sản xuất nông nghiệp để hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

Theo tính toán hiện trạng môi trƣờng của phòng TN&MT huyện (Theo ng 2.5: Hi n trạng rá th i sinh hoạt tr n àn huy n năm 2019) thì:“Tại huyện Thanh Sơn, ƣớc tính mỗi ngày trên địa bàn huyện có gần 40 tấn rác thải các loại ra ngoài môi trƣờng, song chỉ mới khoảng 8 tấn đƣợc xử lý, tập trung chủ yếu ở địa bàn thị trấn. Phần lớn rác thải phát sinh trong đời sống hàng ngày, ngƣời dân thƣờng có thói quen loại bỏ bằng cách đốt hoặc xả thải vào môi trƣờng đất, ao, hồ, sông, suối, kênh mƣơng... gây ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, cảnh quan và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.”

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do rác thải gây ra, huyện Thanh Sơn đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm nhƣ:“Bắt đầu từ năm 2015, bƣớc đầu huyện đã triển khai xây dựng điểm tập kết rác thải trong khu dân cƣ tập trung tại địa bàn các xã: Sơn Hùng, Thục Luyện, Giáp Lai, Địch Quả, Lƣơng Nha, Hƣơng Cần. Các xã Sơn Hùng, Thục Luyện, Giáp Lai đã bố trí đƣợc một điểm tập kết rác thải trong khu dân cƣ tập trung và chỉ đạo các khu dân cƣ tổ chức vận chuyển rác thải về khu tập kết của huyện 1 lần/ tuần. Các xã: Hƣơng Cần, Địch Quả, Lƣơng Nha đã giải phóng mặt bằng một phần diện tích để xây dựng khu tập kết rác thải của xã tại vị trí đã đƣợc quy hoạch. Rác thải sinh hoạt khi thải vào môi trƣờng gây ô nhiễm đật, nƣớc, không khí. Ngoài ra rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trƣờng.”

Những ảnh hƣởng của rác thải chất thải đến môi trƣờng là: “Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí nhƣ nguồn rác thải từ các hộ gia đình thƣờng là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ lƣợng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều ở nƣớc ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con ngƣời. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thƣờng là H2S3, NH3, CH4, SO2, CO2. Rác thải ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc: Theo thói quen mọi ngƣời thƣờng đổ rác tại bờ song, cống rãnh. Lƣợng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng mặt nƣớc, nƣớc ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nƣớc mƣa xuống ao hồ, song, kênh rạch sẽ làm nguồn nƣớc mặt ờ đây bị

nhiễm bẩn. Những đống rác này lâu dần sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc gây cảng trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nƣớc. Hậu quả của hiện tƣợng này là hệ sinh thái nƣớc trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt này cúng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thƣơng hàn, ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Ảnh hƣởng của rác thải đến môi trƣờng đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải đƣợc đƣa vào môi trƣờng thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xƣơng sống, ếch nhái… làm cho môi trƣờng đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phat nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt, hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi ni long trong sinh hoạt và đòi sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tƣờng ngăn cảch” trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Ảnh hƣởng của rác thải đối với sức khỏe con ngƣời: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thong thƣớng hàm lƣợng hữu chiếm tỷ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không đƣợc thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời xung quanh.”

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)