Mức vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng chi theo ngành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 86 - 111)

Đơn vị:Triệu đồng.

Nội dung Năm 2016-

2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng 285. 307 80. 462 103. 363 101. 482

Giao thông, hạ tầng 130. 639 39. 511 43. 051 48. 077 Chỉnh trang đô thị 85. 700 22. 745 32. 120 30. 835 Văn hóa – giáo dục – y tế 68. 968 18. 206 28. 192 22. 570

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Phú Thọ 2016,2017,2018)

“Phân tích bảng 2.9 ta thấy cơ cấu bố trí vốn của thị xã Phú Thọ chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng: 130.639 triệu đồng chiếm 45.8 % tổng chi đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã. Đây là yếu tố quyết định đến công cuộc CNH – HĐH của thị xã. ”

- Chỉnh trang đô thị: Đây là những lĩnh vực rất quan trọng, và then chốt trong công tác xây dựng bộ mặt của thị xã, và là tiêu chí đánh giá trong việc đƣa thị xã Phú Thọ trở thành thành phố Phú Thọ, “vốn đầu tƣ trong các năm qua là: 85.700 triệu đồng chiếm 30,1% tổng chi đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã. Trong các năm tới vốn đầu tƣ cho các ngành này vẫn cần nhiều phục vụ cho việc hoàn thiện công tác chỉnh trang đô thị của thị xã. ”

- Ngành văn hoá – giáo dục – y tế - xã hội: Trong giai đoạn 2016 - 2018 tổng vốn đầu tƣ của ngân sách thị xã là: 68.968 triệu đồng chiếm 24,1% tổng chi đầu tƣ

phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã. “Vốn đầu tƣ đã đƣơc trải đều cho các trung tâm y tế, trƣờng học, nhà văn hoá ... từ cấp thị đến cấp phƣờng, xã. Nhiều dự án công trình hoàn thành vào sử dụng tạo ra cơ sở vật chất cho các công tác văn hoá, giáo dục, chăm sóc y tế của địa phƣơng. ”

2.4.2. Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Bảng 2.10 : Kết quả giải ngân thanh toán vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016-2018 Đơn vị : Triệu đồng Năm Kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng Thực hiện giải ngân vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng Thanh toán KLHT Vốn tạm ứng theo chế độ chƣa thu hồi Tỷ lệ giải ngân so với KH vốn (% ) 2016 86. 413 80. 462 80. 391 71 93,1 2017 113. 608 103. 363 102. 896 466 90,9 2018 116. 032 101. 482 101. 019 463 87,4

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Thị xã năm 2016, 2017, 2018)

Qua số liệu kết quả giải ngân thanh toán vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016-2018 thấy rằng tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn có xu hƣớng giảm đều không đạt 100% kế hoạch vốn đầu năm. Một số dự án có khối lƣợng hoàn thành, có kế hoạch vốn bố trí nhƣng chủ đầu tƣ còn chƣa chủ động trong việc làm hồ sơ thanh toán. Số vố tạm ứng chƣa thu hồi cũng tăng dần từ năm 2016-2018 vẫn chƣa đƣợc giải quyết theo đúng kế hoạch đầu năm do một số nguyên nhân nhƣ: tạm ứng khối lƣợng thi công xây lắp theo hợp đồng, tạm ứng bồi thƣờng GPMB chƣa hoàn ứng đủ khối lƣợng.

Công tác xử lý nợ đọng phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề tỉnh cần quan tâm chú ý trong việc kiểm soát nợ đọng xây dựng cơ bản, bố trí nguồn vốn thanh toán nợ đọng phát triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù UBND thị xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ và xử lý nợ đọng phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ, trong đó yêu cầu các chủ đầu tƣ tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trƣớc ngày 31 tháng 12 năm 2014 theo nguyên tắc ƣu tiên bố trí vốn thanh toán nợ đọng và tập trung hoàn thành phát huy hiệu quả các dự án dở dang, trƣớc khi bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Tuy nhiên qua đánh giá khảo sát và kiểm tra số liệu thì đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, số nợ đọng phát triển cơ sở hạ tầng phát sinh của thị xã là 28.716 triệu đồng, cụ thể số dƣ nợ đọng phát triển cơ sở hạ tầng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 nhƣ sau:

Bảng 2.11: Tình hình xử lý nợ đọng đầu tƣ phát triển giai đoạn 2016-2018:

Đơn vị : Triệu đồng

Nội dung 2016 2017 2018

1. Giá trị nợ đọng chưa thanh toán 60. 052 54. 770 46. 445

2. Số vốn bố trí thanh toán nợ đọng

trong năm 19. 554 19. 238 17. 729

3 . Giá trị nợ đọng còn phải thanh

toán 40. 498 35. 532 28. 716

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ QLNN ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỊA BÀN

THỊ XÃ PHÚ THỌ 3.1. Những yêu cầu, định hƣớng về đầu tƣ

Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 Đảng bộ Thị xã Phú Thọ phải khắc phục cho đƣợc các trở lực về tƣ tƣởng, tổ chức cán bộ, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tiến công trên cơ sở quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt yêu cầu: phát triển kinh tế trọng tâm, “xây dựng Đảng là then chốt làm cho kinh tế thành phố tăng trƣởng với tốc độ cao, quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững, các lĩnh vực xã hội có nhiều thành tựu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện. ”Thị xã Phú Thọ cần tập trung mọi nguồn lực để cơ bản đạt các tiêu chuẩn thành lập thành phố thuộc Tỉnh. Việc nâng cấp thị xã Phú Thọ trở thành thành phố trong thời gian tới là cần thiết, khách quan, phù hợp với định hƣớng phát triển chung của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, định hƣớng phát triển đô thị của Tỉnh và phù hợp nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Phú Thọ trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Hƣớng chính là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ, tạo nhiều ngành nghề mới, hình thành các vùng sản xuất tập trung, có khối lƣợng sản phẩm lớn làm cơ sở thúc đẩy công nghiệp - xây dựng, gắn sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung đầu tƣ cao cho những ngành, những vùng sớm tạo ra hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, có tác động lan toả sang các ngành và các vùng khác. Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình KT - XH đã đƣợc xây dựng, tập trung mọi nguồn lực cho đầu tƣ sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH.

huy mọi nguồn lực tại chỗ, tranh thủ sự hợp tác với bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp, đƣa thị xã ngang tầm với các đô thị khác trong khu vực.

Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thị xã để phát triển với tốc độ nhanh. Tiếp tục thực hiện tốt bốn chƣơng trình trọng điểm, xây dựng nhiều sản phẩm mang thƣơng hiệu, chú trọng xúc tiến thƣơng mại, từng bức hội nhập với thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và thế giới.

Tăng cƣờng tìm kiếm mở rộng thị trƣờng, phát triển xuất khẩu. Tăng cƣờng và phát triển kinh tế đối ngoại, coi trọng việc tạo lập môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh và thu hút đầu tƣ bên ngoài để thúc đẩy phát triển KT - XH trên địa bàn.

Tập trung nâng cấp và chỉnh trang đô thị hợp lý, có kết cấu hạ tầng tiên tiến, hiện đại, đồng bộ mang đậm bản sắc văn hoá quê hƣơng.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho sự phát triển KT - XH, nâng cao chất lƣợng văn hoá thông tin, thể thao, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, dân số kế hoạch hoá gia đình…

Tích cực nuôi dƣỡng nguồn thu và chống thất thu thuế, thực hiện triệt để tiết kiệm, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tƣ phát triển.

Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc xã hội, tạo việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm, thực hiện chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống khu dân cƣ.

Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Xây dựng đội ngũ lao động có chất lƣợng, cơ cấu hợp lý, có trình độ tiếp thu những công nghệ hiện đại và ngành nghề mới, có đủ phẩm chất và năng lực.

Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng, tạo thế vững chắc về kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên mọi lĩnh vực.

Những yêu cầu, định hƣớng về đầu tƣ cụ thể nhƣ sau:

*Vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế:

- Đối với công nghiệp: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp Phú Hà, cụm công nghiệp Thanh Minh. Phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bƣớc tạo ra những sản phẩm có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao. Từng bƣớc tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ các doanh nghiệp đang triển khai xây dựng, các doanh nghiệp mới đăng ký đầu tƣ sớm hoàn thiện thủ tục để đi vào sản xuất. Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận các chính sách về khoa học công nghệ, nguồn vốn tín dụng để mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ; thúc đẩy các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện liên kết sản xuất theo cụm, nhóm, làng nghề để tăng khả năng huy động vốn và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp và nông thôn; giữ vững và phát triển các làng nghề đã đƣợc công nhận.

- Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt

Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 19/07/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND thị xã về quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã giai đoạn 2017-2020. Tập trung tháo gỡ vƣớng mắc, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển nông thôn, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Phát triển kinh tế hợp tác, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trƣờng. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lƣợng giống, vật tƣ nông nghiệp và nông sản; xử lý dứt điểm việc sử dụng chất

cấm trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng chế biến thủy sản. Xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ, hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây, giống con cung cấp cho sản xuất trong thị xã, tỉnh và khu vực. Huy động các nguồn vốn để đầu tƣ các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

- Các ngành Thƣơng mại - Dịch vụ:

Đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển các ngành dịch vụ, ƣu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức, công nghệ giá trị gia tăng cao; khuyến khích, đầu tƣ phát triển mạnh các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao... . Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ vào các ngành dịch vụ, trung tâm thƣơng mại; chú trọng phát triển quy mô, mở rộng hệ thống phân phối và nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn; từng bƣớc xây dựng, phát triển thị xã thành trung tâm thƣơng mại của khu vực. Đẩy mạnh xã hội hóa, mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ cải tạo, nâng cấp chợ thị xã và chợ một số xã, phƣờng theo quy hoạch.

- Về chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

Tiếp tục rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới của Chính Phủ, của Tỉnh giai đoạn 2018-2020 để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tại xã Văn Lung và Hà Thạch để hoàn thành các tiêu chí và đƣợc công nhận xã nông thôn mới trong năm 2018.

Tiếp tục huy động các nguồn lực, vận động các thành phần kinh tế và toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới; quan tâm phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

*Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội:

Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng, của tỉnh, các nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất ở có thu tiền sử dụng và các khoản thu liên quan đến

đất đai để đầu tƣ xây dựng. Đẩy mạnh xã hội hóa về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, thƣơng mại dịch vụ. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, đôn đốc về tiến độ, chất lƣợng các dự án. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chủ đầu tƣ cần nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý vốn đầu tƣ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản để sớm hoàn thiện, bàn giao, đƣa vào sử dụng các dự án trọng điểm và triển khai có hiệu quả các dự án mới; tập trung giải quyết dứt điểm và có biện pháp xử lý nghiêm các chủ đầu tƣ, các nhà thầu để tồn tại trong công tác quyết toán các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành. Tiếp tục rà soát, chốt nợ đọng xây dựng cơ bản và phân bổ vốn trả nợ xây dựng cơ bản.

Ban Bồi thƣờng BPMB tích cực phối hợp cùng UBND các xã, phƣờng, phòng, ban và đơn vị liên quan triển khai, thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ các dự án trên địa bàn; rà soát và giải quyết những kiến nghị, thắc mắc liên quan đến công tác bồi thƣờng, GPMB.

- Về hạ tầng, giao thông: Xây dựng, nâng cấp cải tạo một số tuyến đƣờng nhƣ: + Cải tạo, nâng cấp một số tuyến đƣờng và hệ thống rãnh nƣớc:

Dự án đƣợc nghiên cứu triển khai với mục tiêu cải tạo hệ thống rãnh thoát nƣớc, mặt đƣờng, vỉa hè tại một số vị trí trong phạm vi nội thị thị xã.

+ Hạ tầng đấu giá khu 11, xã Hà Thạch. + Hạ tầng đấu giá chân gò huyện xã Phú Hộ. + Nâng cấp, cải tạo vỉa hè đƣờng Sông Hồng.

+ Dự án đƣờng nối từ đƣờng Hùng Vƣơng đến đƣờng Bạch Đằng, thị xã Phú Thọ. + Hỗ trợ xây dựng hệ thống bờ bao (kết hợp đƣờng giao thông) đảm bảo chống tràn hồ điều hòa xử lý nƣớc thải tập trung thị xã Phú Thọ.

- “Các công trình văn hoá xã hội: đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh; trạm y tế xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về Y tế cơ sở. Hoàn thiện và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 86 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)