Kế hoạch ngân sách giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu LUẬN văn: vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 41 - 45)

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung 2016 2017 2018

Cơ sở hạ tầng 17.704,4 18.393,15 15.382,34 Hỗ trợ phát triển sản xuất 4.725,0 5.143,73 3.575,17 Duy tu, bảo dưỡng 1.032,0 1.115,0 823,95

Tổng 23.461,4 24.651,88 19.781,46

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 – 2018)

Giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn vốn Trung ương phẩn bổ cho huyện Thanh Sơn thực hiện Chương trình là 67.894,74 triệu đồng, trong đó:

- Hợp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là: 51.479,89 triệu đồng (xã khu vực III: 41.060 triệu đồng; thôn, bản ĐBKK xã khu vực II: 10.419,89 triệu đồng);

- Hợp phần duy tu, bảo dưỡng công trình: 2.970,95 triệu đồng, thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng do thời gian đã xuống cấp.

mua giống Trâu, Bò, hỗ trợ máy móc nông cụ phát triển sản xuất.

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn các xã, thôn bản ĐBKK của Chương trình chủ yếu dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng (chiếm 76% tổng vốn), tiếp theo là Hỗ trợ phát triển sản xuất (chiếm 18%) và cuối cùng là duy tu, bảo dưỡng công trình (chiếm khoảng 6%). Nếu chỉ nhìn vào số liệu của biểu đồ trên để đánh giá thì sẽ thấy bất hợp lý, song nếu xem xét trong điều kiện cụ thể về cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã ĐBKK thì ta sẽ thấy cơ cấu đầu tư trên là đúng mục tiêu và phù hợp với điều kiện thực tế.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch, phê duyệt vốn đầu tư của Chương trình còn tồn tại một số mặt hạn chế:

- Công tác lập kế hoạch vốn chưa xác định trên cơ sở khả năng huy động vốn của Chương trình, do đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình, như: tiến độ đầu tư các công trình chậm do thiếu vốn, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất chưa được chú trọng do nguồn vốn thấp.

- Công tác xác định kế hoạch vốn của từng vùng chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của cơ sở, một số địa phương chưa khảo sát cụ thể, thực tế của từng địa bàn, chưa thể hiện được nguyện vọng của người dân, chưa đi từ mục đích cần đạt được để xây dựng kế hoạch của Chương trình. Nguồn vốn được phân bổ chia đều bình quân cho các xã, không căn cứ vào hệ số K (phân theo hệ số vùng khó khăn) để

phân vốn thực hiện. Do đó, một số vùng khó khăn hơn thì nguồn vốn phân bổ vẫn bằng một số vùng ít khó khăn hơn.

2.2.1.2. Ban hành các văn bản

Để các chủ trương, chính sách và hướng dẫn của Trung ương được triển khai một cách kịp thời, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Sơn nói riêng, chính quyền huyện Thanh Sơn đã trực tiếp ban hành các văn bản hưỡng dẫn trong thẩm quyền cho phép để cho các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện triển khai thực hiện Chương trình.

UBND huyện Thanh Sơn đã ban hành một số các văn bản liên quan đến việc quản lý và thực thi Chương trình MTQG GNBV đặc biệt là trong thời gian mới đây, cụ thể gồm: kế hoạch số 893/KH-UBND ngày 17/9/2018 về “Rà soát hộ nghèo, hộ

cận nghèo huyện Thanh Sơn năm 2018”; Quyết định số 3491 /QĐ-UBND ngày 25/9/2018 về “Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Thanh Sơn năm 2018”; Hướng dẫn số 942 /HD-UBND ngày 26/9/2018 về “Quy trình, phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018”; văn bản số 1047 /UBND- LĐTBXH ngày 12/10/2018 về “Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 14/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của BLĐTBXH”; Quyết định số 4749/QĐ-UBND ngày 7/12/2018 về việc “Phê duyệt số lượng, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Thanh Sơn năm 2018”;... Ngoài ra Ban chỉ đạo dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công đã ban hành hướng dẫn thực hiện các nội dung trong Bộ tiêu chí của Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn huyện.

Các văn bản trên là cơ sở, tiền đề để tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

2.2.1.3. Tập huấn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình MTQG GNBV đã được huyện Thanh Sơn triển khai thực hiện nghiêm túc. Nội dung tập huấn tập trung vào việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo; chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, bộ máy quản lý, điều hành Chương trình; hướng dẫn lập kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình MTQG GNBV, tập huấn về theo dõi, đánh giá và báo cáo về chương trình xóa đói giảm nghèo có sự tham gia của người dân, tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác giảm nghèo, tập huấn về kỹ năng giải quyết xung đột, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Cụ thể, kết quả của công tác tập huấn được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Kết quả tập huấn triển khai Chương trình MTQG GNBV của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2018

Nội dung Đơn vị Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lớp học triển khai Lớp 5 7 8 Tổng số lượt cán bộ được tập huấn Lượt người 103 95 114

Bên cạnh việc tổ chức thường xuyên và liên tục các lớp học triển khai, huyện Thanh Sơn gặp một số khó khăn nhất định có thể kể đến như đã không xây dựng được kế hoạch tổ chức tập huấn hàng năm. Tùy vào nguồn vốn được cấp hàng năm, Ban chỉ đạo chương trình MTQG GNBV huyện xây dựng dự toán cho hoạt động tập huấn và triển khai thực hiện. Hơn nữa tuy đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn, nhưng chất lượng thực tế chưa thật sự cao. Nhiều cán bộ của chính quyền cấp xã vẫn chưa nắm bắt hết được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của Chương trình, để từ đó phối hợp, tham gia thực hiện Chương trình.

2.2.2. Tổ chức, điều phối thực hiện Chương trình

2.2.2.1. Thực trạng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn - Về phân bổ kinh phí:

Trên cơ sở thông báo vốn của UBND tỉnh, UBND huyện giao các ban ngành chủ trì phối hợp với phòng ban liên quan tham mưu triển khai thực hiện; Căn cứ vào văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng vốn của Chương trình; Các phòng ban chức năng (Cơ quan Thường trực) cung cấp danh sách và tính ra số kinh phí thực hiện (dựa trên số xã, thôn bản ĐBKK) gửi lên cấp lãnh đạo tổng hợp trình Chủ tịch UBND huyện giao kế hoạch vốn thực hiện.

 Nguồn vốn được phân ra thành 02 loại: Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp.

- Vốn đầu tư phát triển: Xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Vốn sự nghiệp: Hỗ trợ phát triển sản xuất và duy tu, bảo dưỡng công trình. Trên cơ sở nguồn vốn được giao, các phòng ban chức năng sẽ hướng dẫn các xã triển khai, thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển và duy tu, bảo dưỡng công trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất.

 Công tác phân bổ vốn đối với xã ĐBKK qua các năm được thể hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN văn: vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 41 - 45)