Kết quả và cơ cấu đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng

Một phần của tài liệu LUẬN văn: vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 47 - 52)

Hạng mục Số công trình Tỷ trọng công trình (%)

Công trình Giao thông 83 56,46

Công trình Thủy lợi 8 5,44

Công trình nước sạch 1 0,68

Công trình giáo dục 22 14,97

Nhà văn hóa 15 10,2

Công trình y tế 15 10,2

Trạm thiết bị truyền thanh - 0,0

Công trình trợ 3 2,0

Tổng 147 100,0

(Nguồn: Báo cáo Tài chính huyện Thanh Sơn năm 2016 - 2018)

Kết quả thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018: Hoàn thành xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng được 147 công trình. Trong đó xã khu vực III là 61 công trình

(bình quân 100 triệu đồng/công trình); thôn bản ĐBKK xã khu vực II là 86 công trình (bình quân 25 triệu đồng/công trình). Qua bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng các công trình đầu tư trên địa bàn các xã ĐBKK của Chương trình chủ yếu dành cho giao thông, thủy lợi, xây dựng nhà văn hóa, trụ sở giáo dục và các công trình y tế. Trong giai đoạn 2016 – 2018, trên địa bàn huyện đã đầu tư được 83 công trình giao thông (chiếm 56,46% công trình các loại), tiếp theo là công trình giáo dục 22 công trình (chiếm 14,97% công trình các loại), thấp nhất là công trình nước sạch (chiếm 0,68%). Nếu chỉ nhìn vào số liệu của biểu tổng hợp trên để đánh giá thì sẽ thấy bất hợp lý, song nếu xem xét trong điều kiện cụ thể về cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã ĐBKK thì ta sẽ thấy cơ cấu đầu tư trên là đúng mục tiêu và phù hợp với điều kiện thực tế.

Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân vùng kinh tế xã hội khó khăn. So với mục tiêu Chương trình 135, nhiều chỉ tiêu về xây dựng kết cấu hạ tầng đã đạt được, tuy nhiên còn một số mục tiêu chưa đạt được cần phải tiếp tục đầu tư, nhất là công trình cấp nước sinh hoạt, công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất,...

- Đối với tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: việc lựa chọn công khai, dân chủ từ cơ sở dựa trên sự tự nguyện, gồm những hộ nghèo, cận nghèo và những hộ khác có uy tín và kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, có cam kết và quy rõ trách nhiệm thực hiện.

- Kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2018: Các xã thuộc chương trình đã triển khai mua, hỗ trợ cho nhân dân được: 238 con Trâu, con Bò; 306 con Ngan Lai; 460 con vịt; 382 con Lợn Nái, 206 con Dê; 30 con Nhím; 10 đàn Ong; 1982 con Gà; 57.106 kg Lúa lai các loại; 4.330 kg Ngô Lai; 25.737 giống cây Xoan + Lát + Chè; 4.045 cây ăn quả; 312 kg thức ăn Công nghiệp; 5.825 kg Vôi bột; 393.252 Phân bón các loại; 28 Bình phun thuốc trừ sâu; ..

- Đối với hợp phần duy tu, bảo dưỡng công trình: Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư đã được quan tâm hơn, nguồn kinh phí hàng năm mặc dù không nhiều nhưng cũng khắc phục được những hạn chế trong việc xuống cấp

của các công trình sau đầu tư.

- Kết quả thực hiện giai đoạn 2016 – 2018: Các xã, thị trấn thuộc chương trình đã duy tu, bảo dưỡng được 15 công trình bàn giao đưa vào sử dụng và thanh toán xong nguồn vốn được giao.

Tuy nhiên công tác quản lý dự án còn có một số tồn tại, hạn chế:

- Quản lý công tác khảo sát xây dựng: Công tác khảo sát thiết kế chưa phù hợp dẫn đến một số công trình phải thay đổi thiết kế cho phù hợp với mặt bằng thực tế; dẫn đến khi thi công có nhiều phát sinh làm tăng giá trị công trình.

- Quản lý công tác thiết kế, dự toán: Công tác lập, thẩm tra thiết kế rà soát chưa được chặt chẽ dẫn đến một số công trình còn chênh lệch khối lượng làm gia tăng giá trị công trình; công tác lập và thẩm định phê duyệt dự toán chưa chính xác có sự sai lệch về đơn giá dẫn đến sai lệch dự toán được duyệt.

- Quản lý công tác giám sát, quản lý chất lượng công trình: Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa thực hiện tốt công tác giám sát dẫn đến việc nhà thầu thi công chưa thi công đúng so với thiết kế được duyệt.

- Quản lý công tác lựa chọn mục tiêu hỗ trợ sản xuất: Nhiều địa phương việc lựa chọn mục tiêu để hỗ trợ phát triển sản xuất còn sơ xài, hình thức, không lấy ý kiến của dân, áp đặt từ trên xuống từ đó dẫn đến việc hỗ trợ không đúng mục đích, nguyện vọng của người dân, gây thất thoát nguồn vốn.

- Quản lý công tác nghiệm thu, thanh quyết toán: Nghiệm thu, thanh quyết toán sai khối lượng, đơn giá, định mức đối với khối lượng xây lắp; nghiệm thu, thanh toán đối với những hạng mục chưa đầy đủ hồ sơ nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy định; Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của Chủ đầu tư thực hiện chậm so với các quy định của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành, tại thời điểm kết thúc kiểm toán đơn vị mới đang trong quá trình lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.3. Tình hình theo dõi, kiểm tra và đánh giá Chương trình

Cơ quan thường trực của huyện, các phòng ban chức năng chỉ đạo chương trình, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công đã chủ động phối hợp với UBND các cấp kiểm tra, đánh giá tình hình tại các xã, thị trấn đồng thời uốn nắn điều chỉnh kịp thời

những vấn đề phát sinh.

Ngoài ra các cơ quan giám sát, kiểm tra như Hội đồng UBND, HĐND huyện thường xuyên đi kiểm tra, sau các đợt kiểm tra, thanh tra đều có nhận xét: các dự án, công trình được đầu tư trên địa bàn các xã, thôn, bản 135 cơ bản phát huy hiệu quả; công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong huyện. Qua công tác kiểm toán đã xử lý thu hồi nộp ngân sách Nhà nước và đã chỉ ra được những thiếu sót trong công tác tổ chức triển khai thực hiện, các đơn vị được kiểm toán đã nghiêm túc chấp hành kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát còn bộc lộ một số hạn chế:

Một là, công tác quản lý chỉ đạo của một số xã chưa quyết liệt, công tác kiểm

tra, đôn đốc, giám sát thi công chưa chặt chẽ, sâu sát, còn buông lỏng, phó mặc cho cơ sở cấp dưới; một số xã chưa quan tâm giúp đỡ các thôn, bản làm chủ đầu tư trong triển khai thực hiện chương trình; cá biệt có xã rút tất cả công trình thôn đang làm chủ đầu tư về cho xã làm chủ đầu tư dẫn đến tình trạng thôn không (hoặc) chậm phối hợp với xã tham gia lựa chọn công trình, buông lỏng công tác giám sát cộng đồng dẫn đến tiến độ thực hiện rất chậm.

Hai là, chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các Chủ đầu

tư, đơn vị dự toán để xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, việc tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình chưa thực sự đầy đủ, kịp thời.

Ba là, công tác kiểm tra, kiểm soát trong việc giải ngân và việc thanh toán

đối với giá trị đầu tư xây dựng đã hoàn thành ở một số xã trên địa bàn huyện còn chưa chặt chẽ.

2.3. Đánh giá quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của chính quyền huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ bền vững của chính quyền huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Đánh giá theo mục tiêu quản lý

2.3.1.1. Những thành tựu cơ bản

Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, công tác quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã phát huy hiệu quả tích cực, hoàn thành tốt việc xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Huyện; tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, đưa huyện Thanh Sơn cơ bản ra khỏi huyện nghèo. Điều kiện sống của người nghèo đã được cải thiện rõ rệt, một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng: nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân;

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thu hút sự hưởng ứng, chia sẻ và ủng hộ tích cực của cộng đồng trong và ngoài huyện, tham gia tích cực của các tầng lớp dân cư và của chính người nghèo, hộ nghèo. Từ đó thúc đẩy công tác quản lý thực hiện Chương trình ngày một hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn: vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 47 - 52)