NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 35)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu:

Ba giống bưởi được trồng từ tháng 2/2014

-Giống Bưởi Trung Quốc (nhập từ tỉnh Vân Nam) -Giống Bưởi Da Xanh (Bến Tre)

-Giống Bưởi Diễn (Hà Nội)

* Phạm vi nghiên cứu:

-Địa điểm nghiên cứu: xã Quyết Thắng, Thành Phố Thái Nguyên -Thời gian: Từ tháng 6 - 12/ 2017

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cây bưởi thí nghiệm.

- Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm. - Theo dõi, đánh giá tình hình sâu và bệnh hại xuất hiện trên thí nghiệm. - Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng quả

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và các công thức thí nghiệm

Phương pháp nghiên cứu: áp dụng theo phương pháp hiện hành – nghiên cứu cây ăn quả lâu năm của Viện Rau Quả (Hà Nội).

* Công thức thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 3 cây Tổng số cây thí nghiệm: 27 cây.

-Công Thức 1(đ/c): Bưởi Diễn -Công Thức 2: Bưởi Da Xanh -Công Thức 3: Bưởi Trung Quốc

3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

3.3.2.1. Một số đặc điểm hình thái nhận biết giống bưởi thí nghiệm

- Góc phân cành <450, thân cây phân cành đứng. - Góc phân cành >450, thân cây phân cành ngang. - Mật độ gai: quan sát và mô tả bằng trực quan.

- Đặc điểm kích thước lá: Đo chiều dài và chiều rộng của lá và eo lá. Đo mỗi công thức 30 lá đại diện khi đã thành thục.

- Hình dạng màu sắc lá: đánh giá bằng cảm quan.

3.3.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Cách xác định thời gian sinh trưởng lộc: từ khi lộc nhú ra đến khi lộc thành thục (các lá/lộc đã chuyển lục - lá bánh tẻ)

+ Thời gian ra lộc (ngày/tháng/năm): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian ra lộc rộ (ngày/tháng/năm): khi có 50% số cây có lộc nhú + Thời gian kết thúc ra lộc (ngày/tháng/năm): khi có 80% cây ngừng ra lộc.

+ Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc chuyển lục hoàn toàn (màu lá chuyển từ xanh vàng thành xanh sẫm).

- Khả năng sinh trưởng lộc: trên mỗi cây chọn 4 cành đồng đều về kích thước ( đường kính≈ 2cm) và sức sinh trưởng ở mức trung bình để theo dõi.

+ Số lộc/cành: đếm toàn bộ số lộc phát sinh trên cành theo dõi ở các đợt lộc (Hè, Thu).

+ Kích thước cành thành thục (cm): trên mỗi cành theo dõi chọn hai lộc đại diện đo chiều dài cành và đường kính gốc cành khi đã thành thục.

+ Số lá và mắt lá trên cành thành thục: đếm toàn bộ số lá trên hai cành đại diện sau khi đã đo kích thước cành thành thục.

- Chiều cao cây (cm): dùng sào và thước mét, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cố định điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng. Mỗi tháng đo một lần.

- Đường kính tán cây (cm): dùng sào và thước dây, đo hai chiều vuông góc trên mặt tán, nếu góc không đều thì đo 3 -4 lần lấy chỉ số trung bình. Mỗi tháng đo một lần.

- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu điểm đo trên cổ rễ 10 cm (lần 1 ), các lần tiếp theo đo đúng vị trí đo lần đầu tiên. Đo mỗi tháng một lần.

3.3.2.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả

Theo dõi mỗi lần nhắc lại 3 quả (9 quả / 1 công thức).

- Đánh giá hình dạng và màu sắc quả (màu vỏ quả, cùi quả, thịt quả): đánh giá bằng trực quan.

- Đo khối lượng trung bình quả

- Đặc điểm thịt quả (độ ráo, dai hay ròn): đánh giá bằng cảm quan - Tỷ lệ ăn được (%) = Khối lượng tép quả/Khối lượng quả x 100 - Đo độ dày cùi quả (cm): đo bằng thước mét

- Đếm số múi/quả và số hạt/múi quả

- Hàm lượng vitamin C (mg%): theo phương pháp chuẩn độ hàm lượng Ascorbic bằng dung dịch iod 0,1N

- Độ Brix (%): đo bằng máy đường kế

- Tỷ lệ chất khô (%): sấy nguyên tép quả, mỗi công thức sấy 3 mẫu (mỗi mẫu 100g) đến khi có khối lượng không đổi. Kết quả là số liệu trung bình của 3 mẫu.

3.3.2.4. Tình hình sâu và bệnh hại

Theo dõi theo phương pháp của viện Bảo vệ thực vật, quan sát bằng mắt thường trên toàn bộ thí nghiệm (thời điểm xuất hiện, thời điểm gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại) loại sâu và bệnh hại chính.

1/ Đối với côn trùng gây hại:

- Côn trùng miệng chích hút: sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ...đều được đánh giá chung theo mức độ bị hại sau:

Cấp 1: nhẹ (xuất hiện rải rác)

Cấp 2: trung bình (≤ 1/3 lộc cây bị hại) Cấp 3: nặng (>1/3 lộc cây bị hại) - Muội (Canodium citri Berk.et Desn): Cấp 1: vết bệnh đến 10% diện tích lá Cấp 3: >10-20% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 5: >20-40% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 7: >40-80% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 9: >80% diện tích lá cây bị bệnh 2/ Đối với bệnh hại:

- Bệnh loét sẹo (Xanthomonas camestri pv citsi) Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá Cấp 3: >5-10% diện tích lá có vết bệnh Cấp 5: >10-15% diện tích lá có vết bệnh Cấp 7: >15-20% diện tích lá có vết bệnh Cấp 9: >20% diện tích lá có vết bệnh 3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 31 - 35)