Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 32)

3.3.2.1. Một số đặc điểm hình thái nhận biết giống bưởi thí nghiệm

- Góc phân cành <450, thân cây phân cành đứng. - Góc phân cành >450, thân cây phân cành ngang. - Mật độ gai: quan sát và mô tả bằng trực quan.

- Đặc điểm kích thước lá: Đo chiều dài và chiều rộng của lá và eo lá. Đo mỗi công thức 30 lá đại diện khi đã thành thục.

- Hình dạng màu sắc lá: đánh giá bằng cảm quan.

3.3.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Cách xác định thời gian sinh trưởng lộc: từ khi lộc nhú ra đến khi lộc thành thục (các lá/lộc đã chuyển lục - lá bánh tẻ)

+ Thời gian ra lộc (ngày/tháng/năm): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian ra lộc rộ (ngày/tháng/năm): khi có 50% số cây có lộc nhú + Thời gian kết thúc ra lộc (ngày/tháng/năm): khi có 80% cây ngừng ra lộc.

+ Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc chuyển lục hoàn toàn (màu lá chuyển từ xanh vàng thành xanh sẫm).

- Khả năng sinh trưởng lộc: trên mỗi cây chọn 4 cành đồng đều về kích thước ( đường kính≈ 2cm) và sức sinh trưởng ở mức trung bình để theo dõi.

+ Số lộc/cành: đếm toàn bộ số lộc phát sinh trên cành theo dõi ở các đợt lộc (Hè, Thu).

+ Kích thước cành thành thục (cm): trên mỗi cành theo dõi chọn hai lộc đại diện đo chiều dài cành và đường kính gốc cành khi đã thành thục.

+ Số lá và mắt lá trên cành thành thục: đếm toàn bộ số lá trên hai cành đại diện sau khi đã đo kích thước cành thành thục.

- Chiều cao cây (cm): dùng sào và thước mét, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cố định điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng. Mỗi tháng đo một lần.

- Đường kính tán cây (cm): dùng sào và thước dây, đo hai chiều vuông góc trên mặt tán, nếu góc không đều thì đo 3 -4 lần lấy chỉ số trung bình. Mỗi tháng đo một lần.

- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu điểm đo trên cổ rễ 10 cm (lần 1 ), các lần tiếp theo đo đúng vị trí đo lần đầu tiên. Đo mỗi tháng một lần.

3.3.2.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả

Theo dõi mỗi lần nhắc lại 3 quả (9 quả / 1 công thức).

- Đánh giá hình dạng và màu sắc quả (màu vỏ quả, cùi quả, thịt quả): đánh giá bằng trực quan.

- Đo khối lượng trung bình quả

- Đặc điểm thịt quả (độ ráo, dai hay ròn): đánh giá bằng cảm quan - Tỷ lệ ăn được (%) = Khối lượng tép quả/Khối lượng quả x 100 - Đo độ dày cùi quả (cm): đo bằng thước mét

- Đếm số múi/quả và số hạt/múi quả

- Hàm lượng vitamin C (mg%): theo phương pháp chuẩn độ hàm lượng Ascorbic bằng dung dịch iod 0,1N

- Độ Brix (%): đo bằng máy đường kế

- Tỷ lệ chất khô (%): sấy nguyên tép quả, mỗi công thức sấy 3 mẫu (mỗi mẫu 100g) đến khi có khối lượng không đổi. Kết quả là số liệu trung bình của 3 mẫu.

3.3.2.4. Tình hình sâu và bệnh hại

Theo dõi theo phương pháp của viện Bảo vệ thực vật, quan sát bằng mắt thường trên toàn bộ thí nghiệm (thời điểm xuất hiện, thời điểm gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại) loại sâu và bệnh hại chính.

1/ Đối với côn trùng gây hại:

- Côn trùng miệng chích hút: sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ...đều được đánh giá chung theo mức độ bị hại sau:

Cấp 1: nhẹ (xuất hiện rải rác)

Cấp 2: trung bình (≤ 1/3 lộc cây bị hại) Cấp 3: nặng (>1/3 lộc cây bị hại) - Muội (Canodium citri Berk.et Desn): Cấp 1: vết bệnh đến 10% diện tích lá Cấp 3: >10-20% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 5: >20-40% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 7: >40-80% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 9: >80% diện tích lá cây bị bệnh 2/ Đối với bệnh hại:

- Bệnh loét sẹo (Xanthomonas camestri pv citsi) Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá Cấp 3: >5-10% diện tích lá có vết bệnh Cấp 5: >10-15% diện tích lá có vết bệnh Cấp 7: >15-20% diện tích lá có vết bệnh Cấp 9: >20% diện tích lá có vết bệnh 3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Một số đặc điểm hình thái nhận biết giống bưởi

Trước khi nghiên cứu thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành quan sát về đặc điểm cành, đặc điểm lá và màu sắc lá của các giống bưởi, để có thể nhận biết được các giống bưởi.

4.1.1. Đặc điểm hình thái lá

Lá là cơ quan quang hợp biến đổi quang năng thành năng lượng hóa học của các hợp chất hữu cơ bền vững tạo vật chất cần thiết cho cây trồng. Đặc điểm lá chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quy định, còn kích thước lá phụ thuộc vào tuổi lá và điều kiện ngoại cảnh mà cây sinh sống.

Theo dõi về đặc điểm, kích thước lá của các giống bưởi sau trồng một năm được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Đặc điểm kích thước lá Chỉ tiêu Giống Kích thước lá (cm) Kích thước eo lá (cm) Hình dạng Màu sắc Mặt lá Chiều dài Chiều rông Chiều dài Chiều rộng Diễn (đ/c) 16,43 7,63 3,77 4,23 Eo lá to Xanh nhạt Phẳng

Da Xanh 13,93 6,9 2,57 2,27 Eo lá bé, dài Xanh sẫm Cong

Trung Quốc 16,84 7,82 4,07 3,36 Lá dài Xanh sẫm Phẳng

P0 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05

LSD05 1,15 0,74 0,45 0,71

Qua bảng số liệu 4.1:

Giống bưởi Trung Quốc có chiều dài lá (16,84 cm) tiếp đến là giống bưởi diễn (16,43 cm), và chiều dài lá thấp nhất là giống bưởi Da xanh (13,93 cm) sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Chiều rộng của giống bưởi Trung Quốc cũng lớn nhất (7,82cm) lớn hơn giống bưởi Diễn (7,63 cm) và giống bưởi Da Xanh (6,9 cm) khác nhau ở độ tin cậy 95%.

Giống bưởi Trung Quốc có chiều dài eo lá (4,07 cm) lớn hơn chiều dài eo lá của giống bưởi Diễn ( 3,77 cm) và chiều dài eo lá (2,57 cm) của giống bưởi Da Xanh, tuy nhiên chiều rộng eo lá của giống bưởi Diễn (4,23 cm) lại lớn hơn chiều rộng eo lá (2,27 cm) của bưởi Da Xanh và bưởi Trung Quốc (3,36 cm). Qua số liệu xử lý chiều dài và chiều rộng eo lá của ba giống bưởi chưa đạt ở mức khác nhau có ý nghĩa.

Cả ba giống đều có hình dạng bầu dục. Giống bưởi Da Xanh có màu xanh thẫm hơn giống bưởi Trung Quốc còn giống bưởi Diễn có màu xanh nhạt.

Tóm lại: Nhìn vào đặc điểm kích thước lá có thể phân biệt dễ dàng giống bưởi Diễn, Da Xanh, Trung Quốc. Giống bưởi Da Xanh có bản lá rộng hơn, bầu dục hơn. Giống bưởi Trung Quốc thì kích thước lá thon nhỏ, eo lá nhỏ. Giống bưởi Diễn bản lá cũng rộng, bầu dục và chiều dài lá ngắn.

4.1.2. Đặc điểm cành của các giống bưởi nghiên cứu

Đặc điểm phân cành là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Có những giống có khả năng phân cành sớm hoặc muộn, phân cành thấp hoặc cao, mạnh hay yếu. Một mặt phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc đặc điểm phân cành của các công thức thí nghiệm.

Bảng 4.2. Đặc điểm cành của các giống bưởi nghiên cứu Chỉ tiêu

Giống

Đặc điểm phân cành

Mật độ gai Góc phân cành Hướng phân cành

Diễn (đ/c) <450 PC đứng Không có

Da Xanh <450 PC đứng Không có

Trung Quốc <450 PC đứng Không có

Qua bảng 4.2 ta thấy:

Đặc điểm phân cành: hầu hết các công thức đều có góc phân cành < 450

nên chúng đều thuộc dạng phân cành theo hướng đứng.

Mật độ gai: các giống bưởi nghiên cứu đều không có gai đây là ưu điểm để người làm vườn thuận tiện cho việc chăm sóc.

Đối với cây ăn quả nói chung, đối với cây bưởi nói riêng hình thái cây là đặc điểm của giống. Với xu hướng hiện nay ta thường chủ động tạo tán cho cây có hình thái như mong muốn nhưng khả năng tăng trưởng về hình tháicây cũng phần nào phản ánh được sức sinh trưởng của cây. Sức sinh trưởng của cây được thể hiện thông qua các chỉ tiêu bao gồm: chiều cao cây, đườngkính gốc cây và đường kính tán cây. Trị số của các chỉ tiêu này tăng nhanh với các trị số lớn đồng nghĩa với cây sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh, sớm ổn định khung tán và là cơ sở để đạt được năng suất cao.

4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm

Cây bưởi cũng như các loại cây ăn quả thân gỗ khác, để đánh giá được khả năng sinh trưởng của chúng cần phải tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của các đợt lộc. Vì số lượng lộc và kích thước của các đợt lộc là cơ sở để tạo nên khung tán cây, mà khả năng sinh trưởng của các đợt lộc phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, là phản ánh thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc thâm canh. Nếu điều kiện ngoại cảnh môi

trường sinh sống phù hợp, được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng cây sẽ ra được nhiều lộc và nhiều đợt lộc trong năm, kích thước lộc lớn thì khung tán cây sẽ nhanh được hình thành với kích thước lớn và vững chãi, là cơ sở để cây ra quả sớm, nhanh đạt được năng suất cao và chất lượng quả tốt.

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của các đợt lộc, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tình hình ra lộc và đặc điẻm kích thước lộc thành thục, số lá/lộc thành thục. Đối với cây bưởi ở giai đoạn kinh doanh thường ra lộc 4 lần/ năm vào các vụ Xuân, Hè, Thu, Đông ta gọi là lộc Xuân, lộc Hè, lộc Thu, lộc Đông. Do thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6, là thời gian cây đang ra lộc hè nên chúng tôi chỉ tiến hành theo dõi lộc hè và lộc thu.

4.2.1. Khả năng sinh trưởng lộc

4.2.1.1. Khả năng sinh trưởng của lộc hè

Ở nước ta lộc Hè của bưởi thường xuất hiện vàotháng 5, lúc này nhiệt độ và ẩm độ không khí cũng như ẩm độ đất đều tăng cao, nên lộc lá của các giống bưởi cũng sinh trưởng khá mạnh.

Tình hình ra lộc Hè của các giống bưởi nghiên cứu qua theo dõi thu được số liệu thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.3. Tình hình ra lộc Hè của các giống bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Ngày ra lộc Ngày kết thúc ra lộc Ngày lộc thành thục Từ xuất hiện đến thành thục (ngày) Diễn (đ/c) 18/05 10/06 01/07 45 Da xanh 21/05 11/06 03/07 44 Trung Quốc 23/05 13/06 08/07 47

Qua bảng 4.6 cho thấy

Giống bưởi Diễn có ngày ra lộc sớm hơn 3 ngày so với giống bưởi Da Xanh và sớm hơn 5 ngày so với bưởi Trung Quốc.Lộc Hè tuy ra nhiều nhưng

rải rác trong thời gian khá dài, ngày kết thúc ra lộc tới24 ngày đối với giống bưởi Diễn, 22 ngày đối với giống bưởi Da Xanh và Trung Quốc.

Thời gian lộc hè từ khi xuất hiện đến khi thành thục của ba giống dao động trong khoảng từ 44 đến 47 ngày, giống bưởi Da Xanh có thời gian thành thục (44 ngày) chậm hơn giống bưởi Diễn 1 ngày và bưởi Trung Quốc 3 ngày.

Theo dõi về đặc điểm, kích thước lộc Hè khi thành thục của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.4. Đặc điểm, kích thước lộc Hè khi thành thục Chỉ tiêu Giống Số lộc/ cành Kích thước lộc thành thục (cm) Số lá / lộc thành thục ( lá ) Số mắt lá / lộc thành thục Chiều dài Đường

kính cành Diễn (đ/c) 9,6 18,4 0,42 14,1 16,9 Da Xanh 9,3 19,1 0,4 13,8 15,1 Trung Quốc 10,2 19,3 0,43 14,3 17,4 P0 >0,05 <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 LSD.05 1,32 0,64 0,032 0,27 2,623 Cv% 6,0 1,5 4,4 5,9 6,9

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Số lộc trên cành của giống bưởi Trung Quốc là nhiều nhất (10,2 lộc), tiếp đến là giống bưởi Diễn (9,6 lộc) và thấp nhất là bưởi Da Xanh (9,3 lộc). Sai khác giữa các trung bình không có ý nghĩa.

Chiều dài lộc thành thục của giống bưởi Trung Quốc là dài nhất đạt 19,3 cm dài hơn so với giống bưởi Diễn (18,4 cm) và bưởi Da Xanh (19,1 cm) lần

lượt là 0,9 cm và 0,2 cm. Kết quả này qua xử lý thống kê cho thấy sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Đường kính cành thành thục của các công thức dao động từ 0,4cm đến 0,43 cm. Trong đó giống có khả năng tăng trưởng lớn nhất là giống bưởi Trung Quốc 0,43 cm, sau đó là giống bưởi Diễn có đường kính gốc cành là 0,42 cm và thấp nhất là bưởi Da Xanh có đường kính gốc cành 0,4 cm, kết quả xử lý thống kê cho biết sai khác không có ý nghĩa.

Số lá trên lộc hè khi thành thục của giống bưởi trung quốc là lớn nhất ( 14,3 lá / lộc) sau đó là giống bưởi Diễn (14,1 lá / lộc) và thấp nhất là giống bưởi Da Xanh (13,8 lá / lộc) sai khác giữa cái trung bình có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Số mắt lá của giống bưởi Trung Quốc nhiều nhất (17,4 mắt), tiếp đến là giống bưởi Diễn (16,9 mắt) và thấp nhất là giống bưởi Da Xanh (15,1 mắt) sai khác giữa các trung bình không có ý nghĩa.

4.2.1.2. Khả năng sinh trưởng của lộc Thu

Tình hình ra lộc Thu của các giống bưởi qua theo dõi thu được số liệu thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tình hình ra lộc Thu của các các giống bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Ngày ra lộc Ngày kết thúc ra lộc Ngày lộc thành thục Từ xuất hiện đến thành thục (ngày) Diễn (đ/c) 20/08 11/09 02/10 44 Da xanh 22/08 09/09 06/10 46 Trung Quốc 23/08 13/09 08/10 47

Nhìn vào bảng 4.5 cho thấy thời gian ra lộc Thu của giống bưởi Diễn (20/08) sớm hơn 2 ngày so với giống bưởi Da Xanh (22/08) và sớm hơn 3 ngày

so với bưởi Trung Quốc (23/08). Ngày kết thúc ra lộc của giống bưởi Diễn là 23 ngày, bưởi Da Xanh là 19 ngày và bưởi Trung Quốc là 22 ngày.

Chênh lệch thời gian từ xuất hiện đến thành thục của giống bưởi Diễn (44 ngày) sớm hơn so với giống bưởi Da Xanh (46 ngày) và giống bưởi Trung Quốc (47 ngày).

Theo dõi về đặc điểm, kích thước lộc Thu khi thành thục của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.6

Bảng 4.6. Đặc điểm kích thước lộc Thu khi thành thục Chỉ tiêu Giống Số lộc/ cành Kích thước lộc thành thục (cm) Số lá / lộc thành thục ( lá ) Số mắt lá / lộc thành thục Chiều dài Đường

kính cành Diễn (đ/c) 8,6 19,1 0,42 14,2 15,5 Da Xanh 8,8 18,7 0,41 14,7 15,9 Trung Quốc 8,4 18,9 0,40 14,9 16,4 P0 >0,05 <0,05 >0.05 >0,05 >0,05 LSD.05 1,066 0,426 0,013 0,628 1,227 Cv% 5,5 4,5 4,1 6,4 9,5 Qua bảng 4.6 ta thấy:

Số lộc thu trên cành cũng như lộc Hè có sự chênh lệch, cụ thể giống bưởi Da Xanh có tổng số lộc trên cành lớn nhất là 8,8 lộc, sau đó là giống bưởi Diễn có 8,6 lộc, và bưởi Trung Quốc có số lộc ít nhất là 8,4 lộc. Kết quả này qua xử lý thống kê cho thấy sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Chiều dài lộc thành thục giữa các công thức có sự chênh lệch, dao động từ 18,7 cm đến 19,1 cm. Trong đó dài nhất là giống bưởi Diễn đạt 19,1 cm, tiếp đến là giống bưởi Trung Quốc đạt 18,9 cm, giống bưởi Da Xanh có chiều dài lộc Thu trung bình thấp nhất là 18,7 cm. Sai khác giữa các công thức có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Giống bưởi Diễn có đường kính gốc cành đạt 0,42 cm, cao hơn so với giống bưởi Da Xanh đạt 0,41 cm và giống bưởi Trung Quốc đạt 0,40 cm. Sai khác không có ý nghĩa.

Số lá trên lộc của giống bưởi Trung Quốc ( 14,7 lá/lộc) nhiều hơn so với giống bưởi Da Xanh (14,7 lá/lộc) và giống bưới Diễn (14,2 lá/lộc), sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Số mắt lá trên lộc thành thục của giống bưởi Trung Quốc cao nhất (16,4 mắt), tiếp đến là giống bưởi Da Xanh (15,9 mắt), thấp nhất là giống bưởi Diễn với số mắt lá 15,5, sai khác không có ý nghĩa.

4.2.2. Khả năng sinh trưởng hình thái cây

Các đợt lộc sẽ tạo nên khung tán của cây. Bởi vậy song song với sự sinh trưởng của các đợt lộc thì kích thước hình thái cây cũng được tăng lên. Tuy nhiên, hằng năm khi nhiệt độ môi trường sống thay đổi thì sức sinh trưởng của cây cũng thay đổi theo, nên ngoài việc đánh giá sức sinh trưởng chúng tôi còn theo dõi động thái tăng trưởng qua từng tháng. Khả năng tăng trưởng hình thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng quả của một số giống buởi tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)