PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. Tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên thí nghiệm
4.4.1. Tình hình sâu hại trên các giống bưởi nghiên cứu
Trong sản xuất bưởi cũng như các loại cây ăn quả có múi khác, vấn đề khó khăn nhất là sâu và bệnh hại.Trong thời gian nghiên cứu trên các giống bưởi có xuất một số loại sâu như sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ.
Mức độ gây hại được thể hiện qua bảng 4.12.
Bảng 4.12. Mức độ gây hại của sâu trên bưởinghiên cứu Sâu hại Sâu hại Giống Sâu vẽ bùa Rệp sáp Nhện đỏ Vụ hè (cấp) Vụ thu (cấp) Vụ hè (cấp) Vụ thu (cấp) Vụ hè (cấp) Vụ thu (cấp) Bưởi Diễn Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 0 Bưởi Da xanh Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 0 Cấp 1 0 Bưởi Trung Quốc Cấp 2 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 0
(1)Sâu vẽ bùa: xuất hiện quanh năm, chủ yếu hại các lộc non. Con trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ, cánh có ánh bạc vàng nhạt và nhiều đốm đen. Bướm đẻ trướng trên các lộc non, sâu non nở ra đục vào thịt lá tạo nên các đường ngoằn ngèo phủ phấn trắng. Lá bị hại biến dạng, giảm diện tích quang hợp, tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.Trên vườn thí nghiệm giống bưởiTrung Quốc bị hại ở mức độ trung bình vào vụ hè, hai giống bưởi Da Xanh và Diễn bị hại ở mức độ nhẹ vào vụ hè.Vụ Thu cả ba giống bưởi thí nghiệm bị sâu vẽ bùa hại ở mức độ nhẹ, vụ đông không bị sâu hại.
(2)Rệp sáp: Rệp sáp gây hại ở lá non, hoa, trái,… và cả rễ cây có múi. Chúng ít di chuyển, phần lớn nhờ một số loài kiến tha đi (kiến hôi, kiến cao cẳng,..) trong quá trình sống rệp tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng rệp có thẻ làm cho rễ cây bị hư thối, cây suy kiệt bộ lá vàng úa và chết.Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút lá, cành, quả, cuống quả. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, quả cũng có thể bị biến màu, biến dạng, phát triển kém và bị rụng. Gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.
Cả ba giống bưởi thí nghiệm đều bị rệp sáp hại ở mức độ nhẹ vào vụ Hè và vụ Thu, riêng giống bưởi Da Xanh không bị hại ở vụ thu và vụ đông cả ba giống đều không bị rệp hại.
(3)Nhện đỏ: Phát sinh quanh năm hại lá, chủ yếu vào vụ xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập, mặt lá có những đốm đỏ lá hơi phồng và có màu gần giống bệnh gỉ sắt, chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây như trên lá, trên quả.
4.4.2. Tình hình bệnh hại trên các giống bưởi nghiên cứu
Bệnh loét phá hại cây ăn quả thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Ở nước ta, bệnh phá hại phổ biến tại tất
cả các vùng trồng cây ăn quả có múi gây thiệt hại đáng kể cho người trồng, làm ảnh hưởng lớn tới nguồn hàng xuất khẩu
Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
Bệnh làm cho quả xấu mã, không đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở trên lá nhưng sùi lên tương đối rõ ràng. Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dài tới 15 cm và ở cành tới 5 - 7 cm.
Bảng 4.13. mức độ gây hại của bệnh loét sẹo đối với bưởi nghiên cứu Giống Vụ Hè (cấp) Vụ Thu (cấp) Bộ phận bị hại Giống Vụ Hè (cấp) Vụ Thu (cấp) Bộ phận bị hại
Da Xanh Cấp 1 0 Lá Diễn Cấp 1 0 Lá Trung Quốc Cấp 1 Cấp 1 Lá Chú dẫn: Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 3: > 5- 10% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 5: > 10 – 15% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 7: > 15 – 20% diện tích lá, quả có vết bệnh. Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Trên vườn thí nghiệm ở cả ba công thức đều bị bệnh nấm phấn trắng gây hại chủ yếu trên lá. Vụ hè mức độ gây hại ở cấp độ 1, vụ Thu chỉ có giống bưởi Trung Quốc bị gây hại ở cấp độ 1, hai giống bưởi còn lại không bị hại. Vụ Đông cả ba giống bưởi thí nghiệm đều không bị bệnh hại.
Nhận xét tình hình sâu bệnh:qua các số liệu ở bảng 4.14 và 4.15 cho thấy cả ba giống bưởi Da Xanh, bưởi Diễn, bưởi Trung Quốc đều xuất hiện sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ và bệnh loét sẹo, thời gian gây hại và mức độ bị hại tương đương nhau.