Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên năm 200 5 2016

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 33 - 37)

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2005 15,9 34,7 55,1 2006 15,3 35,2 53,9 2007 17,8 42,0 74,8 2008 20,6 41,1 84,6 2009 17,4 39,1 68,0 2010 17,9 42,0 75,2 2011 18,6 43,2 80,4 2012 17,9 42,7 76,4 2013 19,0 42,9 81,6 2014 19,5 40,6 79,2 2015 21,0 41,9 88,0 2016 20,1 42,9 86,3

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2018)[17]

Qua bảng 2.6 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên có nhiều biến động. Năm 2016, diện tích trồng ngô của tỉnh đạt 20,1 nghìn ha tăng 4,2 nghìn ha so với năm 2005, tuy nhiên diện tích trồng ngô trong toàn tỉnh năm 2006 giảm 600 ha so với năm 2005. Sau đó diện tích trồng ngô qua các năm 2007 đến năm 2008 tăng 20,6 nghìn ha nhưng sang năm 2009 diện tích lại giảm xuống 17,4 nghìn ha. Từ năm 2010 đến năm

2011, diện tích trồng ngô lại tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Năm 2012, diện tích trồng ngô lại giảm xuống còn 17,9 nghìn ha, giảm 700 ha so với năm 2011. Từ năm 2011 đến nay, diện tích trồng ngô của tỉnh có xu hướng tăng nhẹ. Do một số lượng lớn diện tích trồng lúa một vụ cho hiệu quả không cao được chuyển đổi sang trồng ngô.

Năng suất ngô ở tỉnh Thái Nguyên cũng biến động thất thường, năng suất năm 2008 - 2009 bị giảm đáng kể, năm 2009 năng suất ngô chỉ đạt 39,1 tạ/ha, giảm 2,9 tạ/ha so với năm 2007. Nhưng chỉ một năm sau năng suất ngô lại tăng lên tương đương năng suất ngô năm 2007 và không có sự biến động lớn.

Đến năm 2009 do cả diện tích và năng suất ngô đều giảm nên sản lượng chỉ còn 68,0 nghìn tấn. Sản lượng ngô đạt cao nhất vào năm 2015 là 88,0 nghìn tấn, tăng 32,9 nghìn tấn so với năm 2005.

*Một số giống ngô lai mới đã thử nghiệm tại tỉnh Thái Nguyên

Để phát triển sản xuất ngô ở Thái Nguyên tương xứng với tiềm năng kinh tế và xã hội của tỉnh, một trong các giải pháp quan trọng là cải tạo cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai mới phù hợp với địa phương.

Vụ Đông 2008 - 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thử nghiệm giống LVN61 do Viện nghiên cứu ngô lai tạo. Kết quả thử nghiệm cho thấy LVN61 thích ứng rất tốt với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên, năng suất đạt 70 tạ/ha, vì vậy LVN61 đã được bổ sung vào cơ cấu giống ngô lai của tỉnh (Báo Thái Nguyên, 2010)[3].

Một trong những lợi thế rất lớn của Thái Nguyên là có Trường Đại học Nông Lâm đóng trên địa bàn, đây là một trong những điểm khảo nghiệm giống của Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam, vì vậy việc tiếp cận với những giống ngô mới thuận lợi và nhanh hơn các tỉnh khác trong vùng. Vụ Xuân 2009, giống ngô LVN154 do Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo, có năng suất cao, chất lượng tốt đã được tiến hành khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm CVU tại Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên, đối chứng là giống ngô C919, kết quả cho thấy giống ngô LVN154 có thời gian sinh trưởng là 119 ngày tương đương giống ngô C919, trạng thái bắp, trạng thái cây tương tự đối chứng, năng suất giống ngô LVN154 đạt 85,56 tạ/ha (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2011)[1].

Để làm phong phú cơ cấu giống ngô tại Thái Nguyên, vụ Xuân và vụ Đông năm 2010, (Nguyễn Hoàng Nguyên và cs, 2010)[10], đã tiến hành thí nghiệm với 7 giống ngô lai mới và hai giống đối chứng là C919 và LVN99. Kết quả cho thấy giống LCH9 đạt năng suất 64,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) cao hơn 2 giống đối chứng.

Trần Trung Kiên và cs ( 2013)[7], vụ Xuân 2012 và 2013 đã tiến hành thí nghiệm trên 6 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô mới chọn tạo và giống đối chứng LVN14 tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy giống SB12 - 6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụ đạt từ 65,71 - 76,94 tạ/ha.

Để chọn tạo được các giống ngô lai mới phục vụ cho sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên, Phan Thị Vân, Bùi Công Anh (2015)[23] đã tiến hành khảo nghiệm 8 tổ hợp ngô lai mới trong vụ Xuân và Đông năm 2013 tại Thái Nguyên với giống đối chứng NK4300. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 54,61 - 71,41 tạ/ha (vụ Xuân 2013) và 50,95 - 71,77 tạ/ha (vụ Đông 2013). Vụ Xuân 2013, năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm đều tương đương với với giống đối chứng. vụ Đông 2013, tổ hợp lai KK3936B đạt năng suất 71,77 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Ở Thái Nguyên những huyện miền núi như Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, ... điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt hơn các huyện vùng thấp, bên cạnh đó trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của vùng này cũng hạn chế hơn, vì vậy để phát triển sản xuất ngô ở đây cần có những giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt, yêu cầu thâm canh thấp. Chính vì vậy, vụ Xuân

2013, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã thử nghiệm giống ngô lai mới VS36 do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và thực hiện chế độ trồng, chăm sóc, bón phân theo đúng tập quán truyền thống của bà con vẫn đang làm với các giống ngô khác tại địa phương. Kết quả theo dõi cho thấy: VS36 có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng khỏe, có thể trồng với mật độ dày (hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 25 cm), bộ lá xanh bền tới khi lá bi bao bắp đã khô, thân cây cứng, bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh, đặc biệt chiều cao đóng bắp thấp (72,4 cm) nên khả năng chống đổ tốt. Năng suất trung bình của VS36 đạt trên 80 tạ/ha, cao hơn năng suất ngô bình quân của huyện Võ Nhai vụ Xuân 2013 (Trần Thị Giang Hảo, 2014)[6].

Vụ Xuân 2014, giống ngô lai DK8868 do Công ty Monsanto đã được thử nghiệm tại huyện Võ Nhai. Mặc dù, thời tiết khắc nghiệt, nhiều giống ngô được trồng tại địa phương giảm năng suất gây thiệt hại cho các hộ trồng ngô nhưng giống DK8868 vẫn đạt năng suất 78tạ/ha. Giống DK8868 có ưu điểm là cứng cây, bộ rễ chân kiềng phát triển nên khả năng chống hạn, chống đổ rất tốt, trong giai đoạn cây trỗ cờ phun râu gặp điều kiện thời tiết khô hạn nhưng vẫn cho tỷ lệ hạt rất cao (Dương Trung Kiên, 2014)[8].

Vụ đông 2015, 2 giống ngô lai PAC 669 và PAC 558 đã được thử nghiệm tại Thái Nguyên. Kết quả giống PAC558 có thời gian sinh trưởng ngắn giúp người nông dân chủ động thực hiện kế hoạch cơ cấu mùa vụ. Giống này có bắp to, đồng đều, hạt ngô to, khả năng thích ứng tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Giống PAC 669 có bẹ lá gọn, đặc điểm này có thể giúp tăng mật độ gieo trồng trên một đơn vị diện tích, phiến lá ngô lai mới rất rộng bản, có màu xanh đậm, bền đến tận khi thu hoạch, sẽ được tận dụng là nguồn thức ăn quan trọng trong vụ đông cho gia súc (Báo Nông nghiệp Việt Nam 2015) [2].

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu

Đề tài tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 10 tổ hợp ngô lai do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và giống NK4300 được chọn làm đối chứng.

- Giống NK4300 (đối chứng):

+ Nguồn gốc giống: Giống ngô lai đơn NK4300 có nguồn gốc từ Thái Lan, được Công ty TNHH Syngenta Việt Nam nhập nội và chuyển giao.

+ Đặc điểm, đặc tính: NK4300 có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày, cứng cây, có khả năng chịu hạn và chống đổ khá, năng suất trung bình 50-60 tạ/ha.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)