Lá ngô là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quang hợp, trao đổi khí, hô hấp và dự trữ chất dinh dưỡng. Số lá của cây ngô phụ thuộc chủ yếu vào giống. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Tổng số lá của cây ngô được tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng.
Kết quả theo dõi số lá của các THL thí nghiệm ở bảng 4.3 cho thấy: Số lá/cây của các THL thí nghiệm dao động từ 17,8 - 19,9 lá. THL CNC1570, CNC5023, CNC8824, LVN399 có số lá/cây đạt 17,8 - 18,3 lá ít hơn giống đối chứng. THL CNC292, CNC352 có số lá/cây đạt 19,9 và 19,8 lá nhiều hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có số lá/cây tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. 0 50 100 150 200 250 300
Chiều cao cây Chiều cao đóng bắp
Bảng 4.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên
Tổ hợp lai/ giống Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) CNC292 19,9 3,36 CNC1570 18,0 3,16 CNC352 19,8 3,44 VN378 19,3 3,80 CNC5023 18,3 3,49 CNC9943 19,1 3,50 VS7295 19,5 4,29 CNC1618 19,1 3,58 CNC8824 17,8 3,48 LVN399 18,1 3,23 NK4300(Đ/C) 19,1 3,80 P <0,05 <0,05 CV (%) 1,2 7,4 LSD05 0,4 0,45 4.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI)
Khả năng quang hợp của cây ngô phụ thuộc vào chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất). Trong giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá càng cao thì khả năng quang hợp càng mạnh. Chỉ số diện tích lá quá cao hay quá thấp đều làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây và làm giảm năng suất. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nâng cao diện tích lá bằng cách tạo ra giống có bộ lá thẳng và góc lá nhỏ. Trong kỹ thuật trồng điều chỉnh sao cho lá hướng sang ngang phía hàng cách hàng để có thể tăng mật độ, tăng năng suất.
Kết quả thu được bảng 4.3 cho thấy chỉ số diện tích của các tổ hợp lai, giống thí nghiệm dao động từ 3,16 - 4,29 (m2 lá/m2 đất). THL CNC1570 và LVN399 có chỉ số diện tích lá nhỏ hơn so với giống đối chứng. THL VS7295 có chỉ số diện tích là 4,29 (m2 lá/m2 đất) cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các THL còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng.
4.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được theo dõi sau trồng 20 ngày, sau đó cứ 10 ngày tiến hành đo một lần tới khi cây đạt chiều cao gần tuyệt đối.
Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên
Đơn vị tính: cm/ngày
THL/giống Thời gian sau trồng ... ngày
20 30 40 50 60 CNC292 3,05 5,24 8,92 4,17 2,00 CNC1570 3,22 6,26 6,85 6,17 1,75 CNC352 3,13 5,70 7,69 3,99 2,05 VN378 3,01 6,08 8,01 3,85 3,04 CNC5023 3,20 6,16 7,78 5,50 1,59 CNC9943 3,08 6,33 6,77 4,33 3,13 VS7295 3,40 6,50 7,31 4,88 1,57 CNC1618 2,91 6,45 7,26 6,42 2,58 CNC8824 3,24 6,46 8,09 5,06 1,41 LVN399 2,86 5,88 7,24 6,18 2,45 NK4300(Đ/C) 2,70 6,12 7,99 7,06 1,25 P <0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 5,7 7,9 12,5 17,0 27,6 LSD05 0,30 - - 1,51 0,97
Tốc độ tăng trưởng của các THL, giống thí nghiệm thay đổi ở các giai đoạn sinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm tăng từ khi mọc và đạt cao nhất vào giai đoạn 40 ngày sau trồng. Sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL giảm dần.
* Giai đoạn sau trồng 20 ngày
Ở giai đoạn này, dưới mặt đất bộ rễ phát triển mạnh, lông hút của các rễ đốt đã mọc ra và bắt đầu hoạt động, hệ thống rễ mầm hoạt động giảm dần. Trên mặt đất, thân lá phát triển chậm, lóng thân bắt đầu được phân hóa. Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng từ đất và quang hợp của bộ lá.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL, giống thí nghiệm đạt từ 2,70 cm/ngày (NK4300) đến 3,40 cm/ngày (VS7295). Các THL LVN399 có tốc độ tăng trưởng đạt 2,86 cm/ngày, THL CNC1618 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 2,91 cm/ngày tương đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
* Giai đoạn sau trồng 30 ngày
Giai đoạn này cây ngô sinh trưởng nhanh, đồng thời bộ rễ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng chiều cao dao động từ 5,24 - 6,50 cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng của các THL thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).
* Giai đoạn sau trồng 40 ngày
Đây là giai đoạn vươn cao của ngô. Các bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây dao động từ 6,77 cm/ngày (CNC9943) - 8,92 cm/ngày (CNC292). Giai đoạn này các THL có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).
* Giai đoạn sau trồng 50 ngày
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL, giống thí nghiệm bắt đầu giảm, dao động từ 4,17 (CNC292) - 7,06 (NK4300Đ/C) cm/ngày. THL CNC1570, CNC1618, LVN399 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 6,17- 6,42 cm/ngày tương đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 4,17- 5,50 cm/ngày thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
*Giai đoạn sau trồng 60 ngày
Giai đoạn này chiều cao cây ngô đã đi vào ổn định để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bắp. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 1,25 cm/ngày (NK4300) đến 3,13 cm/ngày (CNC9943). THL VN378, CNC9943, CNC1618, LVN399 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 2,45 - 3,13 cm/ngày cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các THL còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng.
4.4. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm
Số lá được hình thành dần dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Mỗi giai đoạn sinh trưởng cây ngô có khả năng hình thành lá khác nhau, khi cây đạt chiều cao lớn nhất cũng là lúc số lá đạt tối đa. Nghiên cứu tốc độ ra lá của các giống ngô là cơ sở cho việc bố trí thời vụ, mật độ hợp lý đồng thời nhận biết được các thời kì để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phát huy hết khả năng quang hợp của lá.
Kết quả tốc độ ra lá của các THL trong thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tốc độ ra lá của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên
Đơn vị tính: lá/ngày
THL/giống Thời gian từ gieo đến sau trồng … ngày
20 30 40 50 60 CNC292 0,24 0,31 0,37 0,64 0,20 CNC1570 0,21 0,34 0,39 0,62 0,031 CNC352 0,24 0,31 0,38 0,73 0,09 VN378 0,21 0,31 0,39 0,70 0,12 CNC5023 0,24 0,30 0,37 0,67 0,02 CNC9943 0,24 0,32 0,39 0,62 0,12 VS7295 0,24 0,32 0,41 0,65 0,10 CNC1618 0,21 0,28 0,35 0,69 0,17 CNC8824 0,23 0,29 0,40 0,63 0,01 LVN399 0,22 0,26 0,33 0,73 0,07 NK4300(Đ/C) 0,23 0,30 0,32 0,64 0,20 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 CV (%) 7,5 10,6 9,6 7,1 37,9 LSD05 - - - - 0,07
Qua bảng 4.5 cho thấy: Các THL tham gia thí nghiệm có tốc độ ra lá tăng dần từ giai đoạn 20 ngày sau trồng và đạt cao nhất ở giai đoạn 50 ngày sau trồng.
Giai đoạn sau trồng 20, 30,40 và 50 ngày: tốc độ ra lá của các THL tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).
Giai đoạn sau trồng 60 ngày: tốc độ ra lá của các THL nằm trong khoảng từ 0,01 - 0,20 lá/ngày. THL CNC292, CNC1618 tốc độ ra lá đạt 0,17- 0,2 lá/ngày tương đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có tốc độ ra lá nhỏ hơn với tốc độ ra lá của giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
4.5. Khả năng chống chịu của các THL thí nghiệm
Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong công tác chọn tạo giống ngô, biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường, điều kiện sinh thái của vùng. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu. Biến động về mức độ gây hại của loại sâu bệnh trên các giống ngô là cơ sở khoa học để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy trên đồng ruộng chỉ xuất hiện sâu đục thân.
Bảng 4.6. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên
THL/giống Sâu đục thân (điểm) Gãy thân (điểm)
CNC292 2 1 CNC1570 2 1 CNC352 2 1 VN378 2 1 CNC5023 2 1 CNC9943 2 1 VS7295 2 1 CNC1618 2 1 CNC8824 2 1 LVN399 2 1 NK4300(Đ/C) 2 1 4.5.1. Sâu đục thân
Sâu đục thân ngô là loài ưa nhiệt độ và ẩm độ cao, vì vậy sâu xuất hiện trên đồng ruộng quanh năm nhưng phát sinh nhiều nhất vào các tháng mùa hè và mùa thu. Sâu đục thân hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bông cờ, bắp. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm.
Triệu chứng dễ phát hiện sâu đục thân là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xuyên thủng lá nõn, 3 tuổi trở lên mới đục vào thân và bắp. Sâu
đục vào thân ngô ở nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt bên dưới. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân hàng loạt.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, các THL có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt, mức độ nhiễm sâu thấp được đánh giá ở điểm 2, tương đương với giống đối chứng.
4.5.2. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh về những điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết như: nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa thì sản xuất nông nghiệp nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn do thiên tai mang lại, đặc biệt là gió bão, lũ lụt, hạn hán. Hàng năm gió bão đã làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15%. Do đó chọn giống có khả năng chống đổ là rất cần thiết.
Các THL thí nghiệm có khả năng chống đổ rất tốt, tỷ lệ gãy thân đều nhỏ hơn 5%, được đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng.
Bảng 4.7. Đường kính gốc và số rễ chân kiềng của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên
THL/giống Đường kính gốc (cm) Số rễ chân kiềng (rễ)
CNC292 2,15 12,40 CNC1570 1,92 14,33 CNC352 2,03 13,73 VN378 1,86 12,33 CNC5023 1,74 14,47 CNC9943 2,09 14,73 VS7295 1,96 15,33 CNC1618 2,08 16,47 CNC8824 1,98 15,40 LVN399 1,77 14,37 NK4300(Đ/C) 2,04 16,60 P <0,05 <0,05 CV (%) 3,0 10,1 LSD05 0,10 2,51
Qua bảng 4.7 cho thấy:
Đường kính gốc của các THL dao động 1,74 - 2,15 cm. Các THL LVN399, CNC5023, VN378, CNC1570 có đường kính gốc đạt 1,74 - 1,92 cm
nhỏ hơn so với giống đối chứng. THL CNC292 có đường kính gốc đạt 2,15 cm lớn hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có đường kính gốc tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Số rễ chân kiềng của các THL thí nghiệm tương đối nhiều nên khả năng chống đổ tốt. Số lượng rễ chân kiềng của các THL đạt từ 12,33 - 16,60 cái. THL CNC292, CNC352, VN378 có số lượng rễ chân kiềng đạt 12,33- 13,73 cái ít hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có số lượng rễ chân kiềng tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL thí nghiệm
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô, đồng thời phản ánh chính xác khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số bắp trên cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất được quyết định bởi tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh.
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm vụ Đông năm 2017 tại Thái Nguyên
THL/giống Bắp /cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Hàng /bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) M 1000 hạt (gam) CNC292 0,95 13,35 4,7 14,2 31,30 318,02 CNC1570 0,96 15,55 4,5 16,3 32,70 274,03 CNC352 0,94 14,57 4,5 13,1 34,23 335,50 VN378 0,97 14,92 4,7 13,5 31,80 343,65 CNC5023 0,93 15,50 4,7 14,9 34,00 332,85 CNC9943 0,98 14,78 4,7 14,7 31,47 299,13 VS7295 0,98 14,92 4,7 13,2 32,33 353,57 CNC1618 0,97 16,11 4,5 15,7 32,37 307,68 CNC8824 1,02 15,18 4,6 16,1 32,23 273,43 LVN399 0,91 15,25 4,5 14,7 33,53 291,48 NK4300(Đ/C) 0,93 15,99 4,7 14,3 34,87 302,10 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 CV (%) 3,4 3,9 2,0 4,4 4,9 5,6 LSD05 0,06 0,99 0,2 1,1 - 29,78
4.6.1. Số bắp trên cây
Cây ngô có khả năng hình thành nhiều bắp, nhưng thường mỗi cây chỉ có 1-2 bắp hữu hiệu. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy số bắp trên cây dao động trong khoảng trung bình từ 0,91 đến 1,02 bắp. THL CNC8824 có số bắp/cây là 1,02 bắp nhiều hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có số bắp/cây tương đương so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
4.6.2. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp của giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Chiều dài bắp đo từ đáy bắp đến mút bắp.
Bảng số liệu 4.8 cho thấy các THL có chiều dài bắp đạt trung bình từ 13,35 cm đến 16,10 cm. THL CNC292, CNC352, VN378, CNC9943, VS7295 có chiều dài bắp đạt 13,35-14,92 cm ngắn hơn giống đối chứng. Các THL còn lại chiều dài bắp tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
4.6.3. Đường kính bắp
Đây là một trong những yếu tố quyết định số hạt trên bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác.
Qua bảng 4.8 cho thấy đường kính bắp của các THL dao động trong khoảng 4,5 - 4,7 cm. Các THL thí nghiệm có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
4.6.4. Số hàng hạt trên bắp
Đây là chỉ tiêu do giống quy định, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái.
Qua bảng 4.8 cho thấy số hàng hạt trên bắp của các THL dao động trong khoảng 13,1 - 16,3 hàng. Tổ hợp lai CNC352 có số hàng hạt trên bắp đạt 13,1 hàng ít hơn giống đối chứng. THL CNC1570, CNC1618, CNC8824 có số hàng hạt trên bắp đạt 15,7 - 16,3 hàng cao hơn giống đối chứng. Các
THL còn lại có số hàng hạt trên bắp tương đương với giống đối chứng ở mức