Khả năng chống chịu của các THL thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 56)

Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong công tác chọn tạo giống ngô, biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường, điều kiện sinh thái của vùng. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu. Biến động về mức độ gây hại của loại sâu bệnh trên các giống ngô là cơ sở khoa học để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy trên đồng ruộng chỉ xuất hiện sâu đục thân.

Bảng 4.6. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên

THL/giống Sâu đục thân (điểm) Gãy thân (điểm)

CNC292 2 1 CNC1570 2 1 CNC352 2 1 VN378 2 1 CNC5023 2 1 CNC9943 2 1 VS7295 2 1 CNC1618 2 1 CNC8824 2 1 LVN399 2 1 NK4300(Đ/C) 2 1 4.5.1. Sâu đục thân

Sâu đục thân ngô là loài ưa nhiệt độ và ẩm độ cao, vì vậy sâu xuất hiện trên đồng ruộng quanh năm nhưng phát sinh nhiều nhất vào các tháng mùa hè và mùa thu. Sâu đục thân hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bông cờ, bắp. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm.

Triệu chứng dễ phát hiện sâu đục thân là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xuyên thủng lá nõn, 3 tuổi trở lên mới đục vào thân và bắp. Sâu

đục vào thân ngô ở nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt bên dưới. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân hàng loạt.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, các THL có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt, mức độ nhiễm sâu thấp được đánh giá ở điểm 2, tương đương với giống đối chứng.

4.5.2. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh về những điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết như: nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa thì sản xuất nông nghiệp nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn do thiên tai mang lại, đặc biệt là gió bão, lũ lụt, hạn hán. Hàng năm gió bão đã làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15%. Do đó chọn giống có khả năng chống đổ là rất cần thiết.

Các THL thí nghiệm có khả năng chống đổ rất tốt, tỷ lệ gãy thân đều nhỏ hơn 5%, được đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng.

Bảng 4.7. Đường kính gốc và số rễ chân kiềng của các THL thí nghiệm vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên

THL/giống Đường kính gốc (cm) Số rễ chân kiềng (rễ)

CNC292 2,15 12,40 CNC1570 1,92 14,33 CNC352 2,03 13,73 VN378 1,86 12,33 CNC5023 1,74 14,47 CNC9943 2,09 14,73 VS7295 1,96 15,33 CNC1618 2,08 16,47 CNC8824 1,98 15,40 LVN399 1,77 14,37 NK4300(Đ/C) 2,04 16,60 P <0,05 <0,05 CV (%) 3,0 10,1 LSD05 0,10 2,51

Qua bảng 4.7 cho thấy:

Đường kính gốc của các THL dao động 1,74 - 2,15 cm. Các THL LVN399, CNC5023, VN378, CNC1570 có đường kính gốc đạt 1,74 - 1,92 cm

nhỏ hơn so với giống đối chứng. THL CNC292 có đường kính gốc đạt 2,15 cm lớn hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có đường kính gốc tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số rễ chân kiềng của các THL thí nghiệm tương đối nhiều nên khả năng chống đổ tốt. Số lượng rễ chân kiềng của các THL đạt từ 12,33 - 16,60 cái. THL CNC292, CNC352, VN378 có số lượng rễ chân kiềng đạt 12,33- 13,73 cái ít hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có số lượng rễ chân kiềng tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô, đồng thời phản ánh chính xác khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số bắp trên cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất được quyết định bởi tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh.

Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm vụ Đông năm 2017 tại Thái Nguyên

THL/giống Bắp /cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Hàng /bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) M 1000 hạt (gam) CNC292 0,95 13,35 4,7 14,2 31,30 318,02 CNC1570 0,96 15,55 4,5 16,3 32,70 274,03 CNC352 0,94 14,57 4,5 13,1 34,23 335,50 VN378 0,97 14,92 4,7 13,5 31,80 343,65 CNC5023 0,93 15,50 4,7 14,9 34,00 332,85 CNC9943 0,98 14,78 4,7 14,7 31,47 299,13 VS7295 0,98 14,92 4,7 13,2 32,33 353,57 CNC1618 0,97 16,11 4,5 15,7 32,37 307,68 CNC8824 1,02 15,18 4,6 16,1 32,23 273,43 LVN399 0,91 15,25 4,5 14,7 33,53 291,48 NK4300(Đ/C) 0,93 15,99 4,7 14,3 34,87 302,10 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 CV (%) 3,4 3,9 2,0 4,4 4,9 5,6 LSD05 0,06 0,99 0,2 1,1 - 29,78

4.6.1. Số bắp trên cây

Cây ngô có khả năng hình thành nhiều bắp, nhưng thường mỗi cây chỉ có 1-2 bắp hữu hiệu. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy số bắp trên cây dao động trong khoảng trung bình từ 0,91 đến 1,02 bắp. THL CNC8824 có số bắp/cây là 1,02 bắp nhiều hơn so với giống đối chứng. Các THL còn lại có số bắp/cây tương đương so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

4.6.2. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp của giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Chiều dài bắp đo từ đáy bắp đến mút bắp.

Bảng số liệu 4.8 cho thấy các THL có chiều dài bắp đạt trung bình từ 13,35 cm đến 16,10 cm. THL CNC292, CNC352, VN378, CNC9943, VS7295 có chiều dài bắp đạt 13,35-14,92 cm ngắn hơn giống đối chứng. Các THL còn lại chiều dài bắp tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

4.6.3. Đường kính bắp

Đây là một trong những yếu tố quyết định số hạt trên bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác.

Qua bảng 4.8 cho thấy đường kính bắp của các THL dao động trong khoảng 4,5 - 4,7 cm. Các THL thí nghiệm có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

4.6.4. Số hàng hạt trên bắp

Đây là chỉ tiêu do giống quy định, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái.

Qua bảng 4.8 cho thấy số hàng hạt trên bắp của các THL dao động trong khoảng 13,1 - 16,3 hàng. Tổ hợp lai CNC352 có số hàng hạt trên bắp đạt 13,1 hàng ít hơn giống đối chứng. THL CNC1570, CNC1618, CNC8824 có số hàng hạt trên bắp đạt 15,7 - 16,3 hàng cao hơn giống đối chứng. Các

THL còn lại có số hàng hạt trên bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

4.6.5. Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô.

Kết quả thu được ở bảng 4.8 cho thấy số hạt trên hàng của các THL tham gia thí nghiệm dao động từ 31,30 - 34,87 hạt. Các THL của thí nghiệm có số hạt trên hàng sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

4.6.6. Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác … Nếu sau giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận sẽ làm cho sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt được tạo ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì giống nào có khối lượng 1000 hạt cao có nghĩa là hạt mẩy, chắc, hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Qua bảng 4.8 cho thấy khối lượng 1000 hạt (M1000 hạt) của các THL tham gia thí nghiệm dao động từ 273,43 - 353,57gam. Các THL CNC352, VN378, VS7295, CNC5023 có khối lượng 1000 hạt đạt 332,85 - 353,57 gam lớn hơn giống đối chứng. Các THL còn lại có khối lượng hạt tương đương so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

4.7. Năng suất các THL tham gia thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó quyết định giống tốt hay xấu. Mục đích hàng đầu của các nhà chọn giống hiện nay vẫn là chọn được giống có năng suất cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngô ngày một tăng.

4.7.1. Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định. Những giống có tiềm năng năng suất cao, nếu được trồng trong điều kiện thích hợp sẽ phát huy hiệu quả của giống tốt hơn. Kết quả thu được ở bảng 4.9 cho thấy NSLT của các THL tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 74,80 đến 89,54 tạ/ha. Các THL tham gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Bảng 4.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên

THL NSLT (tạ/ha) NSTT( tạ/ha) CNC292 76,64 67,16 CNC1570 79,62 63,42 CNC352 80,52 68,45 VN378 81,01 68,50 CNC5023 89,54 77,09 CNC9943 77,42 63,65 VS7295 85,18 67,75 CNC1618 86,69 75,53 CNC8824 82,64 67,15 LVN399 74,80 64,64 NK4300(Đ/C) 79,85 63,87 P >0,05 >0,05 CV (%) 11,0 8,8 LSD05 - -

4.7.2. Năng suất thực thu (tạ/ha)

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh chính xác khả năng thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt. Trong điều kiện trồng trọt thích hợp, năng suất thực thu sẽ rút ngắn khoảng cách với năng suất tiềm năng.

Năng suất thực thu của các THL tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 63,42 đến 77,09 tạ/ha. Các THL tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng (P>0,05).

Hình 4.2: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 NSLT NSTT

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai mới do viện nghiên cứu ngô lai tạo trong vụ Đông năm 2017 tại thành phố Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Các THL tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, trỗ cờ tung phấn phun râu trong điều kiện thuận lợi ở vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên.

Năng suất thực thu của các THL tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 63,42 đến 77,09 tạ/ha, sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng. Trong các THL tham gia thí nghiệm, THL có ưu thế hơn về năng suất là CNC5023 đạt 77,09 tạ/ha và CNC1618 đạt năng suất 75,53 tạ/ha.

Khả năng chống chịu sâu đục thân và chống đổ của các THL ngô tham gia thí nghiệm đều tốt, đạt điểm 1-2.

5.2. Đề nghị

Tiếp tục khảo nghiệm THL trong các vụ khác nhau và trên các vùng sinh thái khác nhau để có những đánh giá tổng quát, khách quan từ đó chọn ra những giống tốt có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt để phục vụ cho sản xuất đại trà.

Tiếp tục nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và một số loài sâu bệnh hại chủ yếu khác trên ngô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam (2011), “LVN154 - giống ngô chất lượng cao”.

2. Báo Nông nghiệp Việt Nam (2015),Hai giống ngô triển vọng”.

3. Báo Thái Nguyên (2010), “Mô hình trình diễn giống ngô lai đơn LVN61”.

4. Bộ NN và PTNT (2011), Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia QCVN 01-56-2011.

5. Đặng Ngọc Hạ (2007), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ba, lai kép từ một số dòng thuần trong chương trình chọn tạo giống ngô ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 6. Trần Thị Giang Hảo (2014), “Ngô lai VS36 đáp ứng yêu cầu của nông dân

Võ Nhai”, Trung tâm giống cây trồng Thái Nguyên.

7. Trần Trung Kiên, Triệu Thị Huệ, Lê Thị Kiều Oanh, Dương Ngọc Hưng (2013), “ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái Nguyên ’’, Tạp chí khoa học & công nghệ,

Số 111(11)/2013, Tr. 43 - 50.

8. Dương Trung Kiên (2014), “Triển vọng từ giống ngô lai DK8868”, Trung tâm Khuyến Nông, Thái Nguyên.

9. Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (2000). Giáo trình cây ngô. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Hoàng Nguyên, Phan Thị Vân (2010), “ kết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại Thái Nguyên’’, Tạp chí khoa học & công nghệ ”. Số 85(09)/2010, Tr 83 – 87.

11.Ngô Sơn (2007), “Xăng sinh học- hướng đi thà muộn còn hơn không”,

Báo Lao động, 26/11/2007.

12.Đoàn Thị Bích Thảo, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thị Thu Hoài, Tạ Thùy Dung, Lê Công Tùng, Bùi Mạnh cường, Nông Ngọc Hải

(2015)”biến nạp gen chịu hạn zmDREB2A vào một số nguồn vật liệu ngô Việt Nam thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens”, Kỉ yếu kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ngô 2011 – 2016, Tr 247 – 254. 13.Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Chí Thành, Mariam Sticklen, Bùi Mạnh

Cường(2015),” nghiên cứu chuyển gen Iterleukin-2 của người vào cây ngô (Zea mays L.)phục vụ sản xuất vaccine thực phẩm điều trị bệnh ung thư”,

Kỉ yếu kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ngô 2011 – 2016, Tr 255 – 263.

14.Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng, (1997). Cây ngô, nguồn gốcđa dạng di truyền và phát triển. NXB Nông nghip, Hà Nội.

15.Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, NXB Nghệ An.

16. Ngô Hữu Tình (2009), “Chọn lọc và lai tạo giống ngô”, NXB Nông nghiệp, Tr.105.

17.Tổng cục thống kê (2018), số liệu thống kê http://gso.gov.vn

18.Mai Xuân Triệu, Vương Huy Minh (2013), “Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Ngô giai đoạn 2011 – 2013”, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 – 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 131 – 135.

19.Mai Xuân Triệu, Nguyễn Tiến Trường, Bùi Văn Hiệu, Vũ Duy Tuấn, Mai Thị Tuyết, Đỗ Việt Tiệp (2016), “kết quả nghiên cứu chọn tạo và sản xuất thử giống ngô lai cho vùng thâm canh’’, Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, Số 4(65)/2016, Tr 3 – 9.

20. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên (2018).

21.Trần Hồng Uy( 1997), Báo cáo kết qủa ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của viện nghiên cứu ngô lai hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1992- 1996), Hà Nội.

22. Lương Văn Vàng (2013), “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn”, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 5 – 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 345 – 353.

23.Phan Thị Vân, Bùi Công Anh, “Kết quả đánh giá một số tổ hợp ngô lai mới năm 2013 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 131(01)/2015.Tr.15-19.

24.Viện nghiên cứu Ngô (2010), “Cú bật lớn về cây biến đổi gen” Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 31/03/2010.

25.Hồ Cao Việt (2014). Báo cáo nghiệm thu. Đề tài nhánh: Điều tra tình hình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)