Phổ hấp thụ hồng ngoại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất lỏng tản nhiệt chứa thành phần ống nanô cácbon trong quản lý nhiệt cho vệ tinh (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

b) Phổ hấp thụ hồng ngoại

Để xác định các nhóm chức hóa học của mẫu một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không phá hủy mẫu, luận án chọn sử dụng phương pháp phân tích phổ hấp thụ hồng ngoại (Fourier Transform Infrared Spectroscopy – FTIR). Phổ hấp thụ hồng ngoại sử dụng biến đổi Fourier để chuyển dữ liệu thô (sự giao thoa) thành phổ thực. FTIR được sử dụng để thu được phổ hồng ngoại của quá trình truyền hoặc hấp thụ của một mẫu vật liệu. Tùy thuộc vào dải tần số hấp thụ hồng ngoại với bước sóng từ 600-4.000 cm-1, các nhóm chức cụ thể trong mẫu sẽ được xác định thông qua dữ liệu phổ trong phần mềm quang phổ tự động. Một lợi thế khác của FTIR đó là nó có thể bao phủ một dải phổ rộng, so với phương pháp thông thường chỉ đọ được cường độ ở một dải phổ hẹp hơn nhiều. Mẫu vật được phân tích có thể ở cả dạng khí, lỏng, và rắn.

Để nhận biết được các nhóm chức trong mẫu cần phân tích, phương pháp FTIR so sánh phổ của mẫu với các phổ đặc trưng ứng với từng loại nhóm chức xác định. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này đó là nó chỉ có thể xác định thành phần chứ không thể xác định được hàm lượng hay phần trăm của nhóm chức đó trong mẫu vật. Một yêu cầu khác đó là mẫu vật phải có độ sạch cao cũng như không được có sự tồn tại cùng 1 lúc của 2 nhóm chức khác nhau trở lên.

Để xác định sự xuất hiện của nhóm chức -COOH và -OH sau quá trình biến tính CNTs, luận án sử dụng phương pháp FTIR. Phép đo phổ truyền qua được thực hiện trên máy IMPAC 410 Nicolet tại Viện Hoá học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Hình 3.7. Thiết bị IMPACT 410 Nicolet dùng để đo phổ FTIR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất lỏng tản nhiệt chứa thành phần ống nanô cácbon trong quản lý nhiệt cho vệ tinh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w