CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chó bản địa H'mông cộc đuôi (thuộc loài chó nhà
Canis familiaris) với một số đặc điểm sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hoá và hành vi), sinh thái và khả năng huấn luyện nghiệp vụ chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma túy.
- Phân chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm theo độ tuổi [134]: + Nhóm 1 (giai đoạn chó con): 0 - < 3 tháng tuổi;
+ Nhóm 2 (giai đoạn chó choai): 3 - 8 tháng tuổi; + Nhóm 3 (giai đoạn trưởng thành): > 8 - 18 tháng tuổi. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Trại chó Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;
+ Trung tâm quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ - Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động - Bộ Công An;
+ Các hộ nuôi chó H’mông cộc đuôi ở Hà Nội và vùng phụ cận; + Tỉnh Hà Giang và Lào Cai.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến 2020. 2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra khảo sát, bổ sung đặc điểm phân bố, sinh học, sinh thái của chó bản địa H'mông cộc đuôi bản địa H'mông cộc đuôi
- Đặc điểm phân bố của chó bản địa H'mông cộc đuôi; - Đặc điểm hình thái của chó bản địa H'mông cộc đuôi;
- Một số đặc điểm sinh sinh hóa máu của chó bản địa H'mông cộc đuôi; - Đặc điểm phát triển của các cơ quan giác quan: Cơ quan khứu giác; Cơ quan thị giác; Cơ quan thính giác;
- Đặc điểm tính trội; - Đặc điểm thần kinh.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi
- Hành vi giao tiếp; - Mức độ hoạt động;
- Phản ứng với đối tượng lạ; - Hành vi chơi đùa;
- Phản ứng với tiếng ồn.
2.3.3. Khả năng huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy của chó bản địa H'mông cộc đuôi chó bản địa H'mông cộc đuôi
- Khả năng thực hiện khoa mục kỷ luật;
- Khả năng thực hiện khoa mục nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy; -So sánh khả năng huấn luyện nghiệp vụ của chó bản địa H'mông cộc với một số giống chó nhập nội.
2.3.4. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy
-Xác định sự ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh học đến kết qủa huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý;
- Xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi làm chó nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma tuý.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra phỏng vấn
Việc điều tra phỏng vấn có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định nguồn gốc cũng như mục đích sử dụng của các giống chó. Quá trình điều tra được thực hiện theo vùng, các thông tin thu thập được ghi chép theo phiếu điều tra (200 mẫu phiếu điều tra).
Xác định vùng phân bố của chó bản địa H'mông cộc đuôi bằng phương pháp khảo sát thực địa tại một số địa phương (Hà Giang, Lào Cai…), sử dụng GPS để định vị, kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương, hỏi ý kiến chuyên gia và tra cứu tài liệu chuyên ngành về phân loại [120, 135].
2.4.2. Phương pháp mô tả và thu số liệu hình thái
Quan sát chó (200 cá thể) từ nhiều hướng khác nhau: Phía trước, phía sau, hai bên sườn ở cự ly 3 - 4 m. Khi đó chó phải đứng cân đối trên địa thế bằng phẳng và toàn thân dồn đều lên các đầu chi. Đặt thước đo chiều cao và thước dây vào gần chó một cách nhẹ nhàng để chó không có phản ứng tự vệ [135]. Minh họa một số phép đo thực hiện trên chó được mô tả ở hình 2.1
thẳng.
Vị trí và cách đo:
- Chiều dài đầu:
Dùng thước dây hoặc thước kẹp từ xương chẩm đến đỉnh mũi theo 1 đường - Chiều dài mõm:
Dùng thước dây hoặc thước kẹp từ điểm giữa hai khoé mắt trong đến đầu mũi. - Chiều rộng đầu:
Dùng thước kẹp, thước kẻ hoặc thước vuông đo ở phần rộng nhất của đầu, giữa
trán và gò má trước tai. -Chiều cao trước:
Dùng thước kẻ, thước vuông đo ở điểm cao nhất của vai đến mặt đất. -Chiều cao sau:
Dùng thước kẻ, thước vuông đo ở điểm cao nhất của mông, ở xương cánh chậu.
-Chiều dài thân:
Dùng thước kẻ, thước vuông đo từ điểm nồi phía trước của xương cánh tay đến đỉnh xương ngồi
-Chiều rộng ngực:
Dùng thước kẻ, thước vuông đo khoảng cách giữa hai khớp bả vai -Vòng ngực:
Dùng thước dây đo vòng quanh sau bả vai và gần khuỷu tay -Chiều cao chân trước:
Dùng thước kẻ đo từ khuỷu tay vuông góc xuống mặt đất -Vòng cổ chân:
Dùng thước dây đo vòng quanh cổ chân trước, trên gốc ngón chân thứ năm.
-Chiều dài xương chậu:
Dùng thước kẹp hoặc thước dây đo từ đỉnh của xương cánh chậu đến đỉnh của xương mồi
-Đo cân nặng:
1 - Chiều dài đầu; 2 - Chiều dài mõm; 3 - Vòng ngực; 4 - Vòng cổ chân; 5 - Rộng ngực; 6 - Cao thân trước; 7 - Cao thân sau; 8 - Chiều
dài thân.
Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó- Một số chỉ số cơ bản của chó: - Một số chỉ số cơ bản của chó:
+ Chỉ số hình dáng: Là tỷ lệ phần trăm giữa chiều cao trước với dài thân (CSHD = Chiều cao trước x 100/dài thân).
+ Chỉ số cao chân trước: Là tỷ lệ phần trăm của chiều cao chân trước với chiều cao trước (CSCCT = Chiều cao chân trước x 100/chiều cao trước)
+ Chỉ số xương: Là tỷ lệ phần trăm giữa chu vi vòng cổ chân đối với chiều cao trước (CSX = Chu vi vòng cổ chân x 100/chiều cao trước).
+ Chỉ số thể trạng: Là tỷ lệ phần trăm giữa chu vi vòng ngực với chiều cao trước (CSTT = Chu vi vòng ngực x 100/chiều cao trước).
+ Chỉ số dài đầu: Là tỷ lệ phần trăm giữa dài đầu và cao trước (CSDĐ = dài đầu x 100/chiều cao trước).
+ Chỉ số rộng đầu: Là tỷ lệ phần trăm giữa rộng đầu với chiều dài đầu (CSRĐ = Rộng đầu x 100/dài đầu).
2.4.3. Thu và phân tích sinh lý sinh hoá máu
06 mẫu máu được thu thập từ 06 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi trong đó có 03 cá thể đực và 03 cá thể cái. Tất cả các cá thể chó đều có sức khoẻ và cùng chung điều kiện nuôi dưỡng tại Trạm thử nghiệm tự nhiên Hoà Lạc thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Máu được thu ở tĩnh mạch chân sau và bảo quản trong ống nghiệm với chất chống đông là EDTA và ống nghiệm Chimigly với chất chống đông là Heparin và NaF ở điều kiện 4 - 50 C. Mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm của phòng khám Medlatec trong vòng 24 giờ và được phân tích bằng máy theo quy trình và tiêu chuẩn của nhà sản xuất và phòng khám.
2.4.4. Nghiên cứu đặc điểm thần kinh
-Việc kiểm tra đánh giá các dạng thần kinh của chó bản địa Việt Nam dựa trên phản ứng của các cá thể chó trước những kích thích và tác động của đối tượng lạ đối với bản thân chúng.
- Xác định tỷ lệ % các dạng thần kinh:
Dạng mạnh, không cân bằng, hưng phấn; Dạng mạnh, cân bằng, linh hoạt; Dạng mạnh, cân bằng, không linh hoạt; Dạng yếu, ức chế.
- Phương pháp đánh giá được mô tả trong "Giáo trình huấn luyện chó toàn tập", của A. Alekxayev, 2007 [97] và "Кинология" của Блохин, 2013 [99].
2.4.5. Nghiên cứu đặc điểm hành vi
2.4.5.1. Đặc điểm hành vi
a) Hành vi của chó được nghiên cứu qua các mặt sau:
- Nghiên cứu hành vi của 50 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi.
- Nghiên cứu hành vi giao tiếp; Nghiên cứu mức độ hoạt động; Nghiên cứu phản ứng với đối tượng lạ; Nghiên cứu hành vi chơi đùa; Nghiên cứu phản ứng với tiếng ồn.
b) Phương pháp tiến hành và đánh giá
Sử dụng các phương pháp đánh giá đã được mô tả bởi K. Svartberg, 2002; M. E. Goddard, 1984; E. Wilsson, 1997; T. King và cộng sự, 2003; N. J. Branson, 2006; W. J. Netto, 1997 [136 - 141] và được hiệu chỉnh bởi Iulia Ganiskaia năm 2015 cho phù hợp với chó bản địa Việt Nam. Phương pháp được hiệu chỉnh như sau:
- Nghiên cứu hành vi giao tiếp
Các cuộc thử nghiệm được tiến hành trên một bãi trống quen thuộc với chó, có kích thước 10 x10 m. Chó đứng bên cạnh người dắt chó, được xích bằng dây dắt chó dài 1 m. Chuyên gia thử nghiệm tiến đến phía chó đứng và cố gắng giao tiếp với nó bằng cách nói chuyện. Sau đó, chuyên gia thử nghiệm nắm lấy dây dắt chó từ tay chủ chó và cố gắng dắt chó đi xa với khoảng cách khoảng 10 m, và sau đó dắt chó trở lại. Ở bên cạnh chủ chó, chuyên gia thử nghiệm xoa vuốt đầu chó, xem xét nó từ các phía, thậm chí cả mõm chó.
- Nghiên cứu mức độ hoạt động
Các thử nghiệm được tiến hành trên một bãi đất trống quen thuộc với chó, kích thước 20 x 20 m. Người dắt chó đứng cùng với chó ở trung tâm vòng tròn vẽ trên mặt đất có đường kính 1,5 m. Tiếp theo trên mặt đất vẽ 10 vòng tròn đồng tâm với cự ly cách nhau 1 m. Người dắt chó và chó đứng yên tại chỗ mà chuyên gia thử nghiệm chỉ định trong khoảng 3 phút. Khoảng cách từ nơi chó đứng tới những người quan sát là khoảng 10 mét. Người dắt chó không tham gia vào cuộc thử nghiệm, chó có thể di chuyển tự do với dây dắt dài.
- Nghiên cứu hành vi của chó đối với người lạ
Trong thử nghiệm này, hai cây gỗ cách nhau khoảng 4 m được gắn một xà ngang ở độ cao cách mặt đất khoảng 2 m. Qua thanh xà có dòng xuống một sợi dây thừng mà một đầu của nó được buộc vào một bộ đồng phục áo liền quần trên mắc áo nằm trên mặt đất. Người dắt chó và chó có buộc dây dắt tiến gần đến nơi đó. Khi cách nơi này khoảng ba mét, một người đứng khuất phía sau sẽ kéo bộ đồng phục áo liền quần lên cao bằng dây thừng. Trong tay áo có đặt thanh gỗ làm cánh tay giả, khi kéo dây thừng chúng giang rộng về hai phía, còn quần được gắn chặt trên mặt đất. Sau khi được nâng lên cao, bộ đồng phục áo liền quần không được di chuyển. Sau khi bộ đồng phục áo liền quần được dựng trên mặt đất, người dắt chó buông dây buộc, dừng lại và thể hiện một số động tác nhằm thông báo cho chó biết phia trước có “người lạ”. Khoảng 15 giây sau khi bộ đồng phục áo liền quần được hạ xuống mặt đất, theo chỉ dẫn của chuyên gia thử nghiệm, người dắt chó đi một nửa đoạn đường tới nơi đặt bộ đồng phục áo liền quần. Sau 15 giây nữa người dắt chó tiến tới sát bộ đồng phục áo liền quần và “nói chuyện” với bộ đồng phục áo liền quần. Ở phần hai của thử nghiệm, người dắt chó có dây buộc đi hai lần qua bộ đồng phục áo liền quần được treo.
- Nghiên cứu hành vi của chó với đồ chơi
"Người lạ" và người dắt chó tung cho nhau hai lần một đồ chơi – đó là một sợi dây thừng to để kéo (chiều dài khoảng 50 cm, dày 5 cm). Sau đó, "người lạ" ném đồ chơi ra xa khoảng 10 m. Tiếp theo tiến hành quan sát hành vi của chó và cách nó thu lượm đồ chơi. Bài tập này được lặp đi lặp lại hai lần. Sau lần thứ hai, "người lạ" cố gắng lôi kéo chó vào cuộc đùa chơi tranh giành đồ chơi, tiến hành sự tranh giành tích cực và không tích cực xen kẽ nhau (khoảng 5 giây).
- Nghiên cứu hành vi của chó với tiếng ồn
Người dắt chó và chó được buộc dây chuyển động theo lộ trình đã được chuyên gia thử nghiệm chỉ ra. Ở khoảng cách khoảng 2 m cách lộ trình có đặt một tấm tôn sóng được ngụy trang kín, và trên tấm tôn đó tiến hành kéo trượt những thanh kim loại được buộc vào dây thừng. Tiếng ồn kéo dài khoảng 3 giây. Ở đây quan sát phản ứng của chó lên các tiếng động kích thích, đồng thời cũng xem xét, liệu chó có chút sợ hãi nào không sau khi ngừng gây tiếng động.
Hành vi của chó được tiến hành, ghi nhận bằng phương pháp mô tả, ghi hình và đánh giá theo thang điểm 5 điểm.
2.4.5.2. Tính trội của chó
- Đánh giá các tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi dựa trên phản ứng của các cá thể chó trước những kích thích và tác động của đối tượng lạ đối với bản thân chúng.
- Xác định tỷ lệ % các tính trội:
Phản ứng lệ thuộc; phản ứng định hướng; phản ứng phòng thủ chủ động; phản ứng phòng thủ bị động; phản ứng thức ăn; phản ứng tìm kiếm bằng khứu giác.
- Phương pháp đánh giá được mô tả trong "Giáo trình huấn luyện chó toàn tập", của A. Alekxayev, 2007 [97] và "Кинология" của Блохин, 2013 [99].
2.4.6. Nghiên cứu các cơ quan giác quan
2.4.6.1. Đặc điểm cơ quan thị giác
- Sử dụng phương pháp đánh giá các cơ quan giác quan do chuyên gia Nga Vlaxenko A.Nh., đưa ra vào năm 2007, sử dụng cho đối tượng chó bản địa Việt Nam.
- Phương pháp được xây dựng dựa trên sự thành lập phản xạ có điều kiện của chó đối với tín hiệu vật chuyển động (bảng kích thước 12 cm x 12 cm) và thức ăn.
-Tiến hành trên các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chó. Được tiến hành tại bãi tập có độ dài trên 500 m và không có vật cản che khuất tầm nhìn. Một bảng lớn có kích thước 1,5 m x 1 m bảng không bóng, có màu đồng nhất (màu đỏ) và được thiết kế sao cho dễ di chuyển. Một bảng nhỏ kích thước 12 cm x 12 cm có màu sắc tương phản với bảng lớn (màu trắng) và được gắn với tay cầm, sao cho dễ dàng di chuyển lên, xuống, sang trái và sang phải. Một thước dây để đo khoảng cách chó quan sát được. Thí nghiệm được tiến hành trên các cá thể chó khoẻ mạnh. Điều kiện thời tiết tốt, ban ngày không có mưa và sương mù, điều kiện ngoại cảnh yên tĩnh.
- Cách tiến hành: Đặt bảng lớn 1,5 m x 1 m tại vị trí có địa hình bằng phẳng. Huấn luyện viên dắt chó vào trước bảng với khoảng cách ban đầu từ chó đến bảng lớn là 10 m. Huấn luyện viên cho chó ngồi hoặc đứng sao cho đầu hướng về bảng. Phía sau bảng lớn 1,5 m x 1 m một người cầm bảng nhỏ giơ cao lên và di chuyển sang trái, sang phải cho chó quan sát. Khi chó có phản ứng với tấm bảng nhỏ thì huấn luyện viên cho chó chạy về phía bảng lớn và thưởng thức ăn cho chó. Mỗi vị trí tương ứng với khoảng cách từ chó đến bảng được tiến hành 3 lần. Nếu chó thực hiện được tiến hành tịnh tiến khoảng cách giữa chó và bảng ra xa hơn cho đến khi đạt giá trị cực đại. Nếu trường hợp tịnh tiến ra xa chó không quan sát thấy bảng nhỏ thì phải dịch chuyển dần chó về phía gần bảng hơn đến khi chó có thể quan sát thấy. Sau mỗi lần thực hiện được của chó tiến hành đo khoảng cách và ghi chép số liệu thực hiện được.
- Xác định khoảng cách mà chó có thể nhìn thấy vật ở mỗi giai đoạn tuổi; đơn vị đo tính bằng mét.
2.4.6.2. Đặc điểm cơ quan thính giác
- Sử dụng phương pháp đánh giá các cơ quan giác quan do chuyên gia Nga Vlaxenko A.Nh., đưa ra vào năm 2007, sử dụng cho đối tượng chó bản địa Việt Nam.
- Phương pháp được xây dựng dựa trên sự thành lập phản xạ có điều kiện của chó đối với tín hiệu âm thanh và thức ăn.
-Tiến hành trên các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chó trong trong điều kiện thời tiết bình thường, không mưa, không nắng quá to và không có gió to, yên