Qua hình 3.30 cho thấy phép kiểm tra phân tích đã đưa ra 5 mô hình tốt nhất với tỷ lệ phản ánh sát thực tế đạt từ 86,8% đến 88,3%. Với kết quả này chúng tôi lựa
chọn mô hình thứ 5 tức là mô hình có 4 biến và tỷ lệ phản ánh sát thực tế là 88,3%. Mặc dù hệ số BIC là -71,12 cao hơn so với các mô hình khác, song xét trong thực tế công tác chăn nuôi và huấn luyện yếu tố hành vi xã hội rất quan trọng trong việc tuyển chọn nhân giống cũng như nuôi dưỡng chăm sóc.
Mô hình tương quan giữa các đặc điểm sinh học với kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý được xây dựng trên phần mềm R, kết quả được trình bày ở hình 3.31
Hình 3.31. Mô hình tuyến tính giữa kết quả huấn luyện chuyên khoa ma túy với một số đặc điểm sinh học của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Qua hình 3.31, phần dư (residual) có trung vị bằng 0,03 xấp xỉ bằng không, Q1 = -0,95, Q3 = 1,06, min = -3,9 và max = 3,7. Như vậy phần dư có phân phối chuẩn, đảm bảo giá trị của mô hình là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Cũng qua hình 3.31, xác định đươc hằng số là 30,9 với mức ý nghĩa thống kê (P < 0,05) đồng thời xác định được 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý có ý nghĩa thống kê là đặc điểm tính trội; đặc điểm thần kinh và đặc điểm khứu giác. Mô hình hồi quy có thể viết dưới dạng công thức sau:
Trong đó:
MT - Kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý; tt - tính trội;
tk - dạng hoạt động thần kinh cấp cao; kg - khả năng khứu giác;
hv - hành vi xã hội.
Mô hình có thể phản ánh sát với thực tế ở mức độ 87% với giá trị F-statistic là 66,14 và giá trị p < 0,0001.
Như vậy qua mô hình hồi quy cho thấy các đặc điểm sinh học có ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý. Tuy nhiên mỗi đặc điểm có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả huấn luyện, chúng tôi đã tiến hành phân tích dữ liệu mô hình dựa trên phương pháp phân tích bootstraps với vòng lặp là 1000 lần. Kết quả được trình bày ở hình 3.32.
Hình 3.32. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý
Qua hình 3.32 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được xác định lần lượt như sau: Đặc điểm khứu giác, đặc điểm thần kinh, đặc điểm tính trội và cuối cùng là hành vi xã hội với thang điểm tương ứng là AB, ABC, BC, D. Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm khứu giác đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý khoảng 34,5% dao động 30 - 39% ở độ tin cậy 90%. Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm thần kinh khoảng 27,1 % dao động 22,9 - 31,8%; mức độ ảnh hưởng của đặc điểm tính trội khoảng 26,5% dao động 23,3 - 30%.
3.4.2. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi làm chónghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma tuý nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma tuý
Từ những kết quả phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này, đã xây dựng được 02 nhóm tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi phụ vụ huấn luyên lùng sục phát hiện các chất ma tuý bao gồm nhóm tiêu chí bắt buộc và nhóm tiêu lựa chọn.
Tiêu chí nhóm 1: Nhóm tiêu chí bắt buộc là nhóm tiêu chí về hình thái. Các cá thể chó đưa vào tuyển chọn cần đảm bảo nhóm tiêu chí này mới được đánh giá các tiêu chí khác.
Tiêu chí nhóm 2: Nhóm tiêu chí lựa chọn là nhóm các tiêu chí về đặc điểm thần kinh, khứu giác, tính trội và hành vi xã hội. Nhóm tiêu chí này được áp dụng khi đã đạt tiêu chí nhóm 1.
3.4.2.1. Tiêu chí nhóm 1 (Nhóm tiêu chí về hình thái)
Trên cơ sở quan sát, mô tả hình thái, tính các chỉ số hình thái của chó bản địa H'mông cộc đuôi, đã xây dựng bản tiêu chí về ngoại hình của chó bản địa H'mông cộc đuôi. Với điểm số đánh giá là 5, hệ số đánh giá cao nhất là 5 dành cho những tiêu chí được coi là quan trọng nhất đảm bảo về mặt hình thái của giống, hệ số 1 dành cho những tiêu chí ở mức độ thấp nhất nhưng cần thiết, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chó bản địa H’mông cộc đuôi về mặt hình thái. Thang điểm đánh giá và xếp loại phẩm cấp về mặt hình thái cho cá thể đực và cá thể cái được trình bày tại bảng 3.24 và bảng 3.25. Bảng 3.24. Tiêu chí về ngoại hình của chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ
Bộ phận Yêu cầu cần đạt Hệ số Điểm điểmSố
Toàn thân
Đầu và cổ
Hình dáng cân đối, tỷ lệ chiều dài và chiều cao là 1:1,06 tầm vóc trung bình, toàn thân cơ bắp và đậm chắc, đi lại hoạt bát nhanh nhẹ. Màu lông đen, vện.
Đầu to, rộng. Khi nhìn từ trên xuống có hình thang. Vùng trán phẳng và rộng. Mắt không to, không lồi và khá sâu. Có hình ô van hơi xếch, mắt có màu tương đồng với màu chính của lông. Tai dựng đứng, không to quá, có dạng gần với hình tam giác đều. Tai tương đối rộng và hơi hạ thấp, hướng về phía trước. Cổ có độ dài trung bình, khỏe, linh hoạt.
5 5 25
Răng Thân mình Cơ quan sinh sản Tứ chi
Răng phát triển chắc khoẻ, có kích thước trung bình. Các răng mọc sát nhau. Chó có bộ răng đầy đủ và có miếng cắn dạng cắt kéo khít.
Vai nở, lưng rộng, lồng ngực có độ rộng vừa phải, phần sau vai rộng và tương đối tròn. Ngực không quá sâu. Hông rộng, có độ dài trung bình và có hệ cơ phát triển. Bụng gọn gàng, thon thả.
-Cá thể đực: Hai hòn cà to đều, cân đối, bao cà nhẵn và mỏng, dương vật to và dài, thẳng, thon đều, bao qui đầu nhỏ và kín - Cá thể cái: Xương chậu rộng, bầu vú to, núm vú dài to cân đối, âm hộ mẩy, ít nếp nhăn, khép kín.
Bốn chân thẳng chắc, tổng chiều dài của chân sau (gồm xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn) phải hơn hoặc dài bằng 80% so với chiều dài chân trước (bao gồm chiều dài xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay và xương bàn). Cổ chân thẳng, khớp cổ chân chắc khỏe, bàn chân không quá lớn, mạnh khỏe, hơi tròn.
2 5 10 5 5 25 2 5 10 5 5 25 C ộ n g 1 0 0 Bảng 3.25. Xếp cấp ngoại hình chó bản địa H'mông cộc đuôi Phẩm cấp Tổng điểm I ≥ 95 70 đến < 95 50 đến < 70 Không đạt < 50 Căn cứ vào
phẩm cấp để chọn lọc chó bản địa H'mông cộc đuôi, chọn lọc theo thứ tự ưu tiên từ phẩm cấp cấp I, cấp II và cấp III. Không đạt được phẩm cấp sẽ bị loại bỏ.
3.4.2.2. Tiêu chí nhóm 2 (Nhóm tiêu chí về đặc điểm sinh học)
a.Thang điểm đánh giá hoạt động thần kinh cấp cao đối với chó bản địa H'mông cộc đuôi Để đánh giá hoạt động thần kinh cấp cao của chó bản địa H'mông cộc đuôi,
đánh giá trên 4 dạng thần kinh với điểm số là 5. Tương ứng với dạng thần kinh Mạnh, cân bằng, linh hoạt la 5 điểm; Mạnh, không cân bằng, hưng phấn 4 điểm; Mạnh, cân bằng, không linh hoạt 3 điểm và Yếu, ức chế 0 điểm (dạng thần kinh này loại, không đưa vào huấn luyện), cụ thể được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Thang điểm đánh giá dạng thần kinh của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Dạng thần kinh Điểm số
Mạnh, không cân bằng, hưng phấn 4
Mạnh, cân bằng, linh hoạt 5
Mạnh, cân bằng, không linh hoạt 3
Yếu, ức chế 0
b. Thang điểm đánh giá đặc điểm tính trội
Ở chó bản địa H'mông cộc đuôi có 6 tính trội. Để đánh giá tính trội sử dụng thang điểm tại bảng 3.27, với tổng số điểm tối đa là 5 điểm. Đối với một cá thể chó tối đa xuất hiện 5 tính trội và có 2 tính trội không xảy ra đồng thời, đó là phản ứng phòng thủ tích cực và phản ứng phòng thủ thụ động.
Bảng 3.27. Thang điểm đánh giá về tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Tính trội Điểm số Phản ứng lệ thuộc 1 Phản ứng định hướng 1 Phản ứng phòng thủ tích cực 1 Phản ứng phòng thủ thụ động 1 Phản ứng thức ăn 1
c. Thang điểm đánh giá khứu giác
Khứu giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi được đánh giá trên 4 chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này đều đóng vai trò quan trọng như nhau trong quá trình huấn luyện. Các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 5 và được trình bày ở bảng 3.28. Điểm đánh giá về khứu giác được tính điểm trung bình của 4 chỉ tiêu được liệt kê.
Bảng 3.28. Thang điểm đánh giá về khứu giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Các chỉ tiêu Điểm số
Độ nhạy khứu giác 5
Khả năng hít vết liên tục 5
Mức độ tích cực tìm kiếm 5
Định hướng bằng khứu giác 5
d. Thang điểm đánh giá hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Điểm hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi được xây dựng và đánh giá dựa trên đánh giá 5 loại hành vi của giống này, đó là hành vi giao tiếp, mức độ hoạt động, hành vi chơi đùa, phản ứng với người lạ và phản ứng với tiếng ồn. Qua quá trình kiểm tra, đánh giá hành vi của giống chó này, nhận thấy cả 5 dạng hành vi này không ảnh hưởng nhiều đến quá hình huấn luyện chó lùng sục phát hiện các chất ma túy, tuy nhiên chúng lại không thể thiếu trong quá trình chọn lọc để có một giống chó toàn diện, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Mức điểm được trình bày ở bảng 3.29.
Bảng 3.29. Thang điểm đánh giá hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Dạng hành vi Điểm
Giao tiếp xã hội 5
Mức độ hoạt động 5
Phản ứng với đối tượng lạ 5
Hành vi chơi đùa 5
Phản ứng với tiếng ồn 5
e. Thang điểm lựa chọn tiêu chí về đặc điểm sinh học để chọn lọc chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện lùng sục phát hiện các chất ma túy
Các đặc điểm sinh học như đặc điểm thần kinh, đặc điểm tính trội, đặc điểm khứu giác và đặc điểm hành vi xã hội được đánh giá bằng thang điểm riêng biệt sau đó được tổng hợp và xếp loại theo bảng 3.30 và bảng 3.31.
Bảng 3.30. Thang điểm lựa chọn tiêu chí về đặc điểm sinh học để chọn lọc chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy
Yếu tố đánh giá Thang điểm Hệ số Max Quy đổi
Khứu giác AB 3,5 5 17,5
Thần kinh ABC 3 5 15
Tính trội BC 2,5 5 12,5
Hành vi D 1 5 5
Tổng 50
Bảng 3.31. Phân cấp xếp loại đánh giá theo điểm
Xếp loại Tổng điểm
I ≥ 45
II 35 đến < 45
III 25 đến < 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Chó bản địa H'mông cộc đuôi có đặc điểm phân bố rộng, chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực nghiên cứu và ở độ cao từ 100m đến 1800m, thể hiện tính mềm dẻo sinh thái cao, dễ dàng thích nghi với các môi trường sống khác nhau.
2. Chó bản địa H'mông cộc đuôi có tầm vóc trung bình, hình dáng cân đối, trọng lượng vừa phải, tỷ lệ cơ thể (chiều cao trước/chiều dài thân) xấp xỉ đạt 1:1,06; Màu sắc lông đa dạng với 5 màu (đen, vàng, vện, trắng và đỏ hung), tuy nhiên chủ yếu là màu đen và vện với tỷ lệ tương ứng là 39,0%; 29,5%; Kiểu tai có 3 kiểu là dựng, vểnh và cụp, chủ yếu quan sát thấy kiểu tai dựng và kiểu tai vểnh với tỷ lệ tương ứng 50,5% và 34,5%.
3. Khả năng thính giác, thị giác và khứu giác phát triển theo độ tuổi của chó bản địa H'mông cộc đuôi và không có sự khác biệt giữa hai giới tính.
4. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của chó bản địa H'mông cộc đuôi phù hợp với giới hạn chung của loài chó nhà ở trạng thái khoẻ mạnh, chỉ số bạch cầu của giống chó này tương đối cao với giá trị trung bình 16,3 ± 2,2 G/l và dao động từ 14,0 - 18,6 G/l ở độ tin cậy 95%.
5. Chó bản địa H'mông cộc đuôi có tính độc lập, chủ động, có mức độ hoạt động cao (điểm đánh giá đạt 4,2 ± 0,6 điểm/5 điểm) thể hiện tính hoang dã còn nhiều; Dạng thần kinh chủ yếu là dạng mạnh, cân bằng, linh hoạt, với tỷ lệ đạt 37,8% và dao động từ 27% - 50% ở độ tin cậy 95%.
6. Chó bản địa H'mông cộc đuôi của Việt Nam có điểm đánh giá kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý tương đương với 2 giống chó nhập nội (Becgie và Labrador); 01 bản tiêu chí tuyển chọn chó H’mông cộc đuôi dựa trên mô hình tương quan giữa các đặc điểm sinh học với kết quả huấn luyện.
KIẾN NGHỊ
1. Cần có chính sách khuyến khích bảo tồn, nhân chó bản địa H'mông cộc đuôi, duy trì các phẩm chất tốt. Điều kiện nuôi dưỡng cần được chú trọng để phát huy tốt các phẩm chất vốn có của chúng.
2.Áp dụng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi trong thực tiễn huấn luyện làm chó lùng sục phát hiện các chất ma tuý.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Ngô Quang Đức, Đinh Thế Dũng, Kết quả huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy của chó bản địa H'mông cộc đuôi, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 2018, 236, 83 - 87.
2. Динь Тхе Зунг, Г.И. Блохин, Т.В. Блохина, М.К. Чугреев, Чан Хыу Кой, Нго Куанг Дык, Буй Суан Фыонг, Ю.В. Ганицкая, Гематологические показатели аборигенных собак Вьетнама в связи с особенностью формирования пород, Вестник ТВГУ, Серия "Биология и экология", 2019, 2 (54), C.18 - 25. УДК 591.111.1:636.75.
3. Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Ngô Quang Đức, Phạm Thanh Hải và Nguyễn Văn Thanh, Đặc điểm thần kinh của chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện lùng sục phát hiện chất ma tuý, tạp chí KHKT Chăn nuôi, 2019, 248, 75 - 80.
4.Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Ngô Quang Đức, Đinh Thế Dũng, Phạm Thanh Hải, Nguyễn Văn Thanh, Đặc điểm khứu giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020, 16, 96 - 100.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Đinh Thế Dũng, Nguyễn Tiến Tùng, Khả năng huấn luyện chó nghiệp vụ giống H’mông cộc đuôi và chó dạng sói, Tạp chí KHKT chăn nuôi, 2011, 2 (143), 27 - 31.
2. Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Khả năng thực hiện nghiệp vụ của chó bản địa H'mông cộc đuôi giai đoạn 2007-2011, Tạp chí KHKT chăn nuôi, 2012, 10 (163), 10 - 14.
3. Nguyễn Văn Bộ, Khai thác và phát triển nguồn gen chó bản địa H'mông cộc đuôi và chó Bắc hà phục vụ công tác an ninh, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quỹ gen, Nhà xuất bản Bộ Công an, 2015.
4. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thiện, Đỗ Xuân Thanh, Võ Văn Sự, Một số đặc điểm sinh học của một số giống cho nghiệp vụ nước ta, Tuyển tập các công trình nghiên cứu chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1993, 154 - 161.
5. R. K. Wayne, Molecular systematics of the Canidae / R. K. Wayne, E. Geffen, D. Girman, K. Koepfl, L. Lau // Syst. Biol, 1997, 46 (4), 622 - 653.
6. E. A. Ostrander, The canine genome / E. A. Ostrander, R. K. Wayne // Genome Research, 2005, 1706 - 1716.
7. A. F. Frantz, Laurent Bradley, G. Daniel Larson, Greger Larson & Orlando