Hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó H’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 97 - 99)

Xét trên yếu tố giới tính đực và cái của chó bản địa H'mông cộc đuôi, thấy không có sự sai có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Cụ thể, đối với các cá thể đực, điểm số các hành vi bao gồm Hành vi giao tiếp, Mức độ hoạt động, Phản ứng với đối tượng lạ, Hành vi chơi đùa, Phản ứng với tiếng ồn, Hành vi xã hội lần lượt là 2,9 ± 0,8 điểm, 4,2 ± 0,7 điểm, 2,5 ± 0,3 điểm, 1,7 ± 0,4 điểm, 2,6 ± 0,2 điểm và 2,8 ± 0,2 điểm; còn

ở các cá thể cái lần lượt là 2,9 ± 0,4 điểm, 4,1 ± 0,6 điểm, 2,6 ± 0,2 điểm, 1,8 ± 0,2 điểm, 2,5 ± 0,3 điểm và 2,8 ± 0,2 điểm. Qua hình 3.15 cũng cho thấy mức độ dao động điểm đánh giá hành vi xã hội ở độ tin cậy 95% của hai giới tính đực và cái là tương đương nhau. Có thế nói trong nghiên cứu này, giới tính đực và cái không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá hành vi xã hội.

Như vậy có thể thấy hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi đạt được yêu cầu để đưa vào huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy. Với

tính nổi trội là mức độ hoạt động cao, đồng thời sự thích nghi nhanh với các yếu tố kích thích lạ, bất ngờ đã khẳng định điều này.

3.3. Khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện cácchất ma túy chất ma túy

Để khẳng định khả năng làm việc của chó bản địa H'mông cộc đuôi, 60 cá thể chó được nghiên cứu ở độ tuổi từ 6 - 18 tháng tuổi về sự thành lập phản xạ có điều kiện. Đồng thời trong thời gian nghiên cứu đã tổng hợp kết quả huấn luyện của 12 cá thể trong giai đoạn 2013 - 2015, huấn luyện bổ sung 28 cá thể. Kết quả huấn luyện được đánh giá chấm điểm theo thang điểm thi tốt nghiệp chó nghiệp vụ của Cục Cảnh sát Huấn luyện, Quản lý và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an. Điểm kỷ luật cơ bản bằng tổng điểm các động tác (tổng 85 điểm), điểm chuyên khoa ma túy (tổng điểm 100 điểm).

3.3.1. Sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi

3.3.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới sự hình thành phản xạ có điều kiệnban đầu của chó bản địa H'mông cộc đuôi ban đầu của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Như kết quả ở trên đã thể hiện, giống chó bản địa H’mông cộc đuôi có mức độ hoạt động tương đối cao, chúng có tính độc lập phòng thủ với các kích thích lạ. Bởi vậy những kích thích lạ từ môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thành lập phản xạ có điều kiện nói riêng và kết quả huấn luyện nói chung. Tuy nhiên cùng với thời gian tiếp xúc các nguồn gây kích thích, chó có thể quen với nhiều kích thích thu hút từ bên ngoài và không còn chú ý đến chúng. Đồng thời, sự tập trung của chó vào kích thích thu hút từ bên ngoài sẽ bị giảm dần bằng cách lặp lại khẩu lệnh với âm sắc nghiêm khắc kết hợp với khẩu lệnh “sai” với thái độ đe doạ.

Để đánh giá khả năng thành lập phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi, trong nghiên cứu này hai môi trường huấn luyện đã được bố trí. Môi trường 1 (MT1) là môi trường trong điều kiện bình thường; Môi trường 2 (MT2) là môi trường có các yếu tố ngoại cảnh tác động. Trên mỗi môi trường tiến hành nghiên cứu 30 cá thể chó bản địa H’mông cộc đuôi với 2 yếu tố: số lần thực hiện động tác và số lần tác động lên chó. Vì đây là 2 yếu tố cơ bản để hình thành nên một cung phản xạ có điều kiện. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.18, hình 3.16 và hình 3.17.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng thành lập phản xạ có điều kiện ban đầu của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Chỉ tiêu theo dõi

Môi trường huấn luyện

MT1 MT2

95% CI của sự khác biệt

Số lần tác động lên chó 23,1 ± 1,9a 30,1 ± 1,6b (-15,5) - (- 12,6)

Số lần thực hiện động tác 45,2 ± 2,5a 59,3 ± 2,9b (-7,9) - (-6,1) Ghi chú: a, b có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm định T-test với P-value = 0,05).

Bảng 3.18 cho thấy rằng, ở các điều kiện môi trường huấn luyện khác nhau thì sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi là khác nhau. Ở điều kiện MT1, phản xạ có điều kiện ban đầu được thành lập trung bình sau 45,2±2,5 lần, còn ở MT2 thì phản xạ có điều kiện được thành lập trung bình sau 59,3 ± 2,9 lần (dao động sự khác biệt từ (-7,9) - (-6,1)). Như vậy, số lần thực hiện động tác ở chó được huấn luyện trong MT1 ít hơn so với những chó được huấn luyện trong MT2. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa (P <

0,05).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó H’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w