Đối với công tác huấn luyện nghiệp vụ, chó bản địa H'mông cộc đuôi cần được đưa vào huấn luyện từ sớm, ít nhất từ nhóm tuổi 6 - 8 tháng. Ở lứa tuổi này chó hình thành phản xạ nhanh hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu huấn luyện chuyên khoa ở giai đoạn chó non có thể gây phản tác dụng do quá trình kích động và kìm hãm chưa được kìm chế và cân bằng. Trên thực tế điều này có nghĩa là chó rất dễ bị kích động và chúng thực sự không có tính kiên trì chịu đựng. Mặt khác đối với chó ở 12 -
14 tuần tuổi không có sự tiếp xúc với con người và không bị hạn chế không gian đi lại, hậu quả là chúng rất khó huấn luyện và không có mối quan hệ với chỗ ở mới và chủ nhân của mình [143].
3.3.1.3. Ảnh hưởng của giới tính tới hình thành phản xạ có điều kiện ở chó bản địaH'mông cộc đuôi H'mông cộc đuôi
Trong huấn luyện nghiệp vụ, cá thể cái thường có tính điềm đạm và cân bằng, nhưng nhiều khi thần kinh yếu dễ có phản ứng mạnh với các kích thích lạ từ môi trường và có các quá trình sinh lý theo chu kỳ sinh dục là những vấn đề cần phải tính đến trong huấn luyện. Huấn luyện cường độ cao, quá tải sẽ làm chúng bỏ việc, căng thẳng thần kinh, do đó không được dùng kích thích mạnh và kéo dài. Trong giai đoạn đầu huấn luyện, cần cho chúng được giải lao nhiều lần; giải tỏa ức chế bằng cách thả chơi tự do hoặc trò chơi ngắn.
Cá thể đực thường có hệ thần kinh mạnh, làm việc tốt và bền bỉ. Hiện nay, trong công tác nghiệp vụ, vẫn sử dụng cá thể đực nhiều hơn cá thể cái.
Tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của giới tính tới quá trình hình thành phản xạ của chó bản địa H'mông cộc đuôi ở giai đoạn chó trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi), mỗi giới tính đực và cái 30 cá thể. Kết quả được trình bày ở bảng 3.20, hình 3.22, hình 3.23, hình 3.24 và hình 3.25.
Bảng 3.20. Sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi ở các giới tính
Chỉ tiêu theo dõi Giới tính 95% CI của sự
Ghi chú: kiểm định T-test với P-value = 0,05.
Qua bảng 3.20 thấy rằng, với các chỉ tiêu đánh giá về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở cá thể đực và cá thể cái là khác nhau.Cá thể đực số lần thực hiện động tác trung bình là 114,9 ± 6,6 lần, còn ở cá thể cái trung bình là 117,0 ± 4,7 lần. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa về số lần thực hiện động tác giữa cá thể đực và cá thể cái (P > 0,05).
Đực Cái khác biệt
Số lần thực hiện động tác 114,9 ± 6,6 117 ± 4,7 (-5,1) - 0,9
Số lần kích thích cơ học 37,5 ± 2,7 37,1 ± 2,9 (-1,1) - 1,8
Số lần khen 93,6 ± 5,1 94,2 ± 4,3 (-3,0) - 1,9
Các chỉ tiêu về kích thích cơ học là tương đương nhau ở cả hai giới tính đực và cái. Ở cá thể cái trung bình là 37,5 ± 2,7 lần, còn ở cá thể đực trung bình là 37,1 ± 2,9 lần. Số lần khen thưởng và thưởng thức ăn ở cá thể đực trung bình lần lượt là 93,6 ± 5,1 lần và 25,8 ± 1,9 lần. Còn ở cá thể cái trung bình lần lượt là 94,2 ± 4,3 lần và 25,8 ± 2,1 lần.