học Số p. thư viện Số P. tin học Số máy tính Số P. thiết bị P. tổ CM P. chức năng khác Đạt chuẩn quốc giăX) 1 Minh Hà 17 1 1 17 1 1 x 2 Trần Quốc Toản 34 1 1 18 1 1 x 3 Lê Hồng Phong 19 1 1 17 1 1 1 x 4 Quang Trung 29 1 1 18 1 1 x 5 Hạ Long 31 1 1 17 1 1 2 x 6 Trần Hưng Đạo 30 1 1 18 1 1 x 7 Hà Lầm 28 1 1 15 1 1 1 x 8 Cao Xanh 37 1 1 15 1 1 x 9 Nguyễn Bá Ngọc 9 1 5 1 1 1 x 10 Cao Thắng 21 1 1 10 1 1 x 11 Võ Thị Sáu 11 1 1 1 3 x 12 Bãi Cháy 16 1 1 10 1 1 x 13 Lý Thường Kiệt 22 1 1 15 1 1 1 x 14 Hà Khẩu 27 1 1 10 1 1 3 15 Việt Hưng 22 1 1 13 1 1 x 16 Hữu Nghị 10 1 1 15 1 1 3 17 Đại Yên 21 1 1 1 3 x 18 Hùng Thắng 20 1 1 15 1 1 19 Bãi Cháy 2 18 1 1 20 1 1 1 x 20 Tuần Châu 20 1 1 20 1 1 2 Cộng 367 20 17 258 20 20 21 16
Số phòng học của các trường đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của mỗi trường, tuy nhiên số phòng tin học cho mỗi trường mới chỉ dừng lại ở 1 phòng máy/1 trường về cơ bản là chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học của cô trò nhà trường đặc biệt còn có trường trắng về CNTT (không có phòng
máy, không có máy vi tính) như trường Võ Thị Sáu, trường Đại Yên. Số phòng thiết bị, phòng sinh hoạt chuyên môn của các nhà trường cũng mỗi trường mới có 1 phòng, các phòng chức năng khác (phòng học tiếng Anh, phòng tập đa năng, phòng học âm nhạc) còn nhiều trường chưa có. Điều này là một trong những cản trở quá trình phát triển giáo dục của các nhà trường đặc biệt là quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đặt ra cho Phòng GD&ĐT, CBGV các trường Tiểu học TP Hạ Long trong thời gian tới làm sao
làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với chính quyền địa phương, với PHHS,
vận động tuyên truyền huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu dạy và học của các nhà trường.
2.1.2. Mục đích khảo sát
- Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV tiểu học thành phố hạ
Long về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục KNS cho học sinh.
- Phát hiện thực trạng hoạt động phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục KNS cho HS tiểu học, và thực trạng quản lí hoạt động phối hợp giữa các lực lượng GD đó của hiệu trưởng các trường TH trên địa bàn thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của CBQL, GV tiểu học TP Hạ Long vềtầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho học sinh TH.
- Thực trạng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long.
- Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long.
2.1.4. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long,
tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, GV tại 05 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, cụ thể:
Đối tượng khảo sát CBQL GV PHHS Các LLXH Học sinh Số lượng 12 75 50 50 50
2.1.5. Phương pháp khảo sát
- Điều tra bằng phiếụ
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, tác giả quy ước số điểm chấm như sau:
* Đánh giá tính cần thiết:
+ Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm * Đánh giá tính khả thi:
+ Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm + Không khả thi: 1 điểm * Đánh giá mức độ thực hiện: Thường xuyên, Rất cần thiết (3 điểm); mức độ 2: Đôi khi, Cần thiết (2 điểm); mức độ 3: Chưa thực hiện, không cần thiết (1 điểm).
* Đánh giá mức độ nhận thức bằng cách tính tỷ lệ %: Hoàn toàn đồng ý, Đồng ý một phần, Phân vân, Không đồng ý
* Định mức đánh giá giá trị trung bình:
Tính tổng số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng (X) của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số
tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Điểm
X theo các mức độ được tính như sau:
X≥ 2.5 được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi. 1.5 ≤X≤ 2.49 được đánh giá là cần thiết và khả thi.
X < 1.5 được đánh giá là không cần thiết và không khả thị Hoặc đánh giá mức độ thực hiện:
X ≥ 2,5 là thường xuyên; 1,5 ≤
X < 2,5 là đôi khi;
X < 1,5 là chưa thực hiện.
2.2. Thực trạng nhận thức của nhà trường, gia đình và xã hội về GDKNS và phối hợp giữa các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tiểu học tại địa và phối hợp giữa các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tiểu học tại địa bàn thành phố Hạ Long
2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh
- Thông qua kết quả trưng cầu ý kiến của các đối tượng khảo sát (237 người bao gồm CBGV, PHHS, HS và các LLXH tại địa bàn nghiên cứu), kết quả đánh giá về tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh như sau: