Để tìm hiểu thực trạng phối hợp và mức độ ảnh hưởng của các LLXH đến công tác GDKNS cho học sinh của của các nhà trường, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của các khách thể với câu hỏi: Đồng chí cho biết mức độ ảnh hưởng của các LLXH trong công tác GDKNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của các LLXH trong công tác GDKNScho học sinh cho học sinh TT Các lực lượng xã hội Không có ảnh hưởng Có ảnh hưởng ít Có ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng lớn nhất SL % SL % SL % SL % 1 Chính quyền các cấp 0 0 30 16 57 30.5 100 53.4 2 Công an, quân đội 17 9.1 30 16 52 27.8 88 47.1 3 Đoàn thanh niên các cấp 0 0 35 18.7 35 18.7 117 62.6 4 Các cơ quan văn hóa,
Thông tin 17 9.1 30 16 52 27.8 88 47.1 5 Trung tâm TDTT 30 16 20 10.7 57 30.5 80 42.8 6 Ủy ban DS - GĐ - TE 30 16 20 10.7 57 30.5 80 42.8 7 Hội phụ nữ 55 29.4 25 13.4 52 27.8 55 29.4 8 Hội chữ thập đỏ 55 29.4 25 13.4 52 27.8 55 29.4 9 Hội khuyến học 30 16 20 10.7 57 30.5 80 42.8 10 Cộng đồng nơi ở 0 0 10 5.3 40 21.4 137 73.3
Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy rõ: Các lực lượng xã hội có ảnh hưởng rất ít tới GDKNS cho học sinh TH thành phố Hạ Long là: Hội phụ nữ; Hội chữ thập đỏ, với tỷ lệ đánh giá không có ảnh hưởng là 29.4%, tiếp theo là: Trung
tâm TDTT; Ủy ban DS - GĐ - TE; Hội khuyến học, vớitỷ lệ đánh giá không có ảnh hưởng là 16%.
Có ảnh hưởng toàn diện và lớn nhất theo đánh giá đó là: Cộng đồng nơi ở, vớitỷ lệ đánh giá 73.3%, tiếp theo là Đoàn thanh niên các cấp với tỷ lệ đánh
giá 62.6%, Chính quyền các cấp, với tỷ lệ đánh giá 53.4% và sau đó là các lực lượng: Các cơ quan văn hóa, Thông tin; Công an, quân đội với 47.1% ý kiến đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng.
Có ảnh hưởng nhiều theo đánh giá cũng là năm lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất như đã nêu ở trên, mức độ ảnh hưởng cũng chỉ từ 21.4%
đến 30.5%.
Theo đánh giá trên thì các lực lượng GD cơ bản là nhà trường (thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, Thầy cô giáo), gia đình (thông qua hoạt động của ban đại diện), xã hội (nhiều nhất là Đoàn thanh niên các cấp, Chính
quyền cơ sở,cơ quan văn hoá thông tin) đã có sự phối hợp và có tác dụng nhiều hơn cả so với các lực lượng xã hội khác trong việc GDKNS cho học sinh nhưng mức độ ảnh hưởng còn hạn chế.
Như vậy các lực lượng xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long đã tham gia vào việc GDKNS học sinh TH thành phố Hạ Long nhưng còn chưa đều, mức độ ảnh hưởng rất khác biệt, nó cũng còn phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng đó. Sự phối hợp đã được thực hiện và thu được kết quả nhưng còn nhiều hạn chế. Điều đó đặt ra cho các trường TH thành phố Hạ
Long là phải chủ động phối hợp hơn nữa, tận dụng sự ủng hộ, giúp đỡ hơn nữa của các tổ chức xã hội trên địa bàn.
2.2.4. Đánh giá thực trạng về GDKNS và phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinhthành phố Hạ Long và xã hội trong GDKNS cho học sinhthành phố Hạ Long
2.2.4.1. Mặt mạnh
Qua khảo sátý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh, các LLXH... cho
thấy nhà trường - gia đình - xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có sự phối hợp để GD thế hệ trẻ trong đó GDKNS cho học sinh được quan tâm hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, CNH-HĐH đất nước.
Nhà trường đã nhận thức rõ và thực hiện được vai trò chủ đạo trong tổ chức phối hợp với gia đình, các lực lượng GD khác trên địa bàn. Nhà trường đã
chủ động trong tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS với gia đình học sinh; đã thường xuyên liên lạc trao đổi thông tin, kéo CMHS tham gia vào quá trình đánh giá, khen thưởng, chấn chỉnh, kỷ luật học sinh; quan tâm đặc biệt tới việc giáo dục học
sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc phối hợp với các tổ chức xã hội đã đi vào nếp, thường xuyên hơn cả là phối hợp với Cộng đồng dân cư, Đoàn thanh niên, công an, quân đội, Trung tâm TDTT, Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban DS - GĐ - TE
thành phố Hạ Long.
Gia đình học sinh thông qua hoạt động của ban đại diện đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường để GD con em mình. Ban đại diện CMHS đã trở thành người bạn đồng hành cùng nhà
trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong việc GDKNS cho con em mình; mọi hoạt động đều có kế hoạch, tổ chức hợp lý, huy động được đông đảo CMHS tham
gia, đồng tình.
Các tổ chức xã hội và lực lượng khác trên địa bàn thành phố Hạ Long cũng đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với nhà trường, gia đình để GDKNS cho học sinh. Các tổ chức và lực lượng đã thường xuyên phối hợp với nhà trường như: Đoàn thanh niên, công an, trung tâm TDTT, Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban DS - GĐ - TE thành phố Hạ Long.
Thực tế cho thấy những hoạt động tổ chức phối hợp làm được ở các
trường TH thành phố Hạ Long để GDKNS cho học sinh đã dần xây dựng được nề nếp của nhà trường: Học sinh có ý thức trong việc đến trường học tập, hiện tượng học sinh nghỉ học không lý do giảm hẳn.
Học sinh có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp …
Ý thức, động cơ học tập cũng có những chuyển biến tích cực: mặc dù nhà trường đổi mới trong cách tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh nhưng kết quả học tập của năm học 2017 - 2018 vẫn đạt kết quả cao hơn năm học trước…
Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn đã trở thành nếp sống của học sinh TH thành phố Hạ Long: Số tiền hoạt động từ
thiện mỗi năm một tăng (Hàng trăm triệu đồng mỗi năm, không những ủng hộ đồng bào trong cả nước theo các đợt phát động chung mà còn giúp đỡ các bạn ngay trong trường,…
2.2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
Tồn tại: Còn một bộ phận CBGV và CMHS chưa có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh. Năng lực giáo dục kĩ năng sống của một số GV còn hạn chế.
Một số ít CMHS còn phó thác việc giáo dục HS nhà trường, chưa quan tâm tới việc phối hợp với nhà trường và các tổ chức xã hội để chăm sóc giáo
dục con em mình như: Chưa tham gia các hoạt động GDKNS cho HS do nhà
trường tổ chức, hay ban đại diện CMHS chưa thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong việc GDKNS cho HS,…
Sự phối hợp của các đoàn thể ở đại phương chưa đồng bộ, chưa tích cực.
Nguyên nhân của hiện tượng trên: Nguyên nhân của chất lượng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long có nhiều như điều kiện tự nhiên, xã hội, biến đổi về tâm sinh lý học sinh, chưa có chuẩn đánh giá GDKNS cho học sinh, chưa có chế tài cho việc phối hợp các lực lượng trong việc chăm sóc trẻ em,... nhưng trong đó phải kể tới một nguyên nhân không kém phần quan trọng, không muốn nói là chủ yếu, đó là quản lý hoạt động GD xã hội chưa đồng bộ, khoa học.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng GD trong GDKNS cho học sinh của hiệu trưởng các nhà trường GDKNS cho học sinh của hiệu trưởng các nhà trường
Để tìm hiểu về thực trạng xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng GD trong GDKNS cho học sinh của hiệu trưởng các nhà trường, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 87 CBGV các nhà trường, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp nhà trường vớigia đìnhvà xã hội trong GDKNS cho HS
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
∑ X Thứ
bậc ∑ X
Thứ bậc
1 Xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp
nhà trường vớigia đình và XH của GVCN 222 2.55 1 226 2.6 1
2
Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trường vớigia đình và XH theo
định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm)
202 2.32 3 194 2.23 3
3
Quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình
và XH
210 2.41 2 214 2.46 2
4
Có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trường vớigia đình và XH
192 2.21 4 192 2.21 4
Kết quả bảng 2.12cho thấy:
- Hoạt động quản lý kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong công tác GDKNS cho HS theo khảo sát đa số cán bộ giáo viên đều cho rằng đã thực hiện “thường xuyên” và có “hiệu quả”, đó là hoạt động “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp nhà trường với gia đình và XH của GVCN” có mức độ thực hiện đạt 2.55 và hiệu quả thực hiện đạt 2.6. Tuy nhiên qua trao đổi trực tiếp và nghiên cứu hố sơ chúng tôi được biết công
tác chỉ đạo ở một số trường còn mang tính hình thức, thường chỉ đề cập đến vấn đề này ở đầu năm học, vì thếhiệu quả phối hợp giữa nhà trườngvới GĐ và XH trong công tác GDKNS cho HS là chưa caọ
- Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình và XH theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm), có mức độ thực hiện đạt 2.32 và hiệu quả thực hiện đạt 2.23. Nội dung nàycán bộ giáo viên cho rằng chưa được thường xuyên thực hiện và ít hiệu quả. Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chưa xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng tuần,
tháng, học kỳ mà chỉ thông qua sơ bộ ở mỗi đầu năm học. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm chưa có kế hoạch phối hợp nên chưa có những nội dung và hình thức phối hợp với gia đình và XH một cách phong phú. Chủ nhiệm lớp chỉ mời cha mẹ học sinh phối hợp khi có việc của nhà trường cần thông báo hoặc có vấn đề gì đột xuất với con em họ. Hoạt động phối hợp này chỉ tự giáo viên thực hiện mà không được duyệt trước của lãnh đạo nhà trường.
- Chỉ đạo, điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình và XH có mức độ thực hiện đạt 2.41 và hiệu quả thực hiện đạt 2.46. Nội dung này theo ý kiến của CBGV các nhà trường cho rằng chưa được thực hiện thường xuyên và ít hiệu quả. Một số trường Hiệu trưởng chưa duyệt, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp mà để giáo viên chủ nhiệm tự phối hợp với cha mẹ học sinh khi cần thiết.
- Có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình và XH có mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện cùng đạt 2.21. Nội dung này theo ý kiến cán bộ giáo viên cho rằng chưa thực hiện thường xuyên và ít hiệu quả. Hiệu trưởng nhà trường chưa đưa ra những hình thức xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch phối hợp như là điểm thi đua, hình thức phê bình nhắc nhở các thành viên trong quá trình phối hợp.
Thông qua khảo sát cho thấy việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình
và XH của giáo viên chủ nhiệm được cán bộ quản lý quan tâm xây dựng ở mỗi năm học và đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên sự quan tâm này chỉ ở đầu năm học chưa được duy trì xuyên suốt quá trình phối hợp với gia đình và XH trong công tác GDKNS cho HS nên chưa đạt được hiệu quả caọ Thậm chí có trường chưa duyệt kế hoạch chương trình phối hợp, cũng như chưa có biện pháp điều hành giám sát việc thực hiện kế hoạch, xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH
làm cho hiệu quả phối hợp chưa caọ Vì vậy để nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong công tác GDKNS cho HS, ngoài việc
xây dựng nội dung phong phú, phù hợp thì cần có nhiều phương pháp có tính khả thi cao, phù hợp với địa phương, trường học, vận dụng trong mỗi hoàn cảnh cụ thể nhằm phát huy hết các yếu tố tích cực trong sự phối hợp giữa nhà trường vớigia đình và XH trong công tác GDKNS cho HS ở trường TH.
Bên cạnh nội dung xây dựng kế hoạch phù hợp, có các phương pháp phối hợp tốt còn cần có các biện pháp tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH tốt và duy trì một cách thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả.
2.3.3. Thực trạng tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long xã hội trong GDKNS cho HS tiểu học thành phố Hạ Long
Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong việc GDKNS cho HS của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.13: Mức độ thực hiện và hiệu quả của công tác tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trườngvới gia đình và XH trong việc GDKNS cho HS
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1
Tổ chức, phân công nhiệm vụ phối hợp giữa NT với GĐ và XH cho các thành viên
trong nhà trường
220 2.53 3 226 2.6 1
2 Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động
phối hợp giữa NT với GĐ và XH 220 2.53 3 200 2.3 4
3 Lựa chọn giáo viên chủ nhiệm có năng lực
tham gia phối hợp với GĐ và XH 225 2.59 2 225 2.59 3
4
Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình phương pháp phối hợp giữa NT với GĐ và XH
230 2.64 1 226 2.6 1
5
Tổ chức hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa NT với GĐ và XH
Kết quả khảo sát cho thấy: Những hoạt động quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với GĐ và XH trong công tác GDKNS cho HS, theo ý kiến cán bộ giáo viên cho rằng đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cụ thể:
- Tổ chức, phân công nhiệm vụ phối hợp giữa NT với GĐ và XH cho các thành viên trong nhà trường cho các thành viên trong nhà trường được các khách thể đánh giá với mức độ thực hiện 2.53 và hiệu quả thực hiện đạt 2.6 xếp thứ nhất. Đây là nội dung có đa số ý kiến cán bộ giáo viên được khảo sát cho rằng được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Hiệu trưởng phân công cho