Tiểu kỹ năng n
Lý thuyết liên quan
- Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh
Trình tự thực hiện
- Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của họcsinh
Rèn luyện kỹ năng
- Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của họcsinh
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá
- Học sinh: thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra.
- Giáo viên: từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã đề cập tới một số vấn đề vận dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy với những nội dung cơ bản sau:
- Các mô hình đào tạo nghề cơ bản
- Tiếp cận đào tạo dựa trên năng lực
- Dạy học tích hợp
Việc phân tích những vấn đề trên là cơ sở cho việc tổ chức có hiệu quả dạy học tích hợp môn tin học văn phòng tại khoa công nghệ thông tin trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI KHOA CNTT TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA
2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa 2.1.1 Giới thiệu chung
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá ngày nay, tiền thân là các trường: Trường Công nhân Kỹ thuật, Trường Cơ khí Nông cụ, Cơ điện Nông nghiệp, Trung cấp Công nghiệp, Trường Máy kéo, Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ khí hợp thành. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, sau nhiều lần tách, nhập đáp ứng yêu cầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp phát triển công - nông nghiệp, năm 1997 trường đổi tên thành Trường Kỹ thuật Công nghiệp. Đến tháng 12/2006 trường được nâng cấp, thành lập Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá. Quá trình xây dựng, trưởng thành, vượt lên nhiều khó khăn, thời kỳ nào nhà trường cũng duy trì ổn định nhiệm vụ đào tạo, cung cấp cho xã hội hàng chục vạn công nhân lành nghề và hàng nghìn công nhân bán lành nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực đang sử dụng hoạt động 1,8 ha, khu vực mở rộng đang xây dựng 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng ADB 4,2 triệu USD và vốn ngân sách của tỉnh 75 tỷ VND.
Cơ cấu bộ máy của Nhà trường:
- Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng - Hội đồng sư phạm nhà trường
- Các phòng chức năng:
1. Phòng tổ chức – Hành chính 2. Phòng đào tạo.
3. Phòng khoa học & Kiểm định 4. Phòng Tài chính – Kế hoạch.
5. Phòng công tác Học sinh - sinh viên. 6. Phòng tuyển sinh và tư vấn.
7. Phòng giới thiệu việc làm 8. Phòng thiết bị và vật tư
- Các khoa chuyên môn: 1. Khoa Cơ khí 2. Khoa Động lực
3. Khoa Công nghệ thông tin 4. Khoa Điện
5. Khoa Điện tử - Điện lạnh 6. Khoa Lý thuyết cơ sở 7. Khoa Khoa học cơ bản. 8. Khoa Công nghệ ô tô 9. Khoa Kinh tế
10. Khoa may
2.1.2 Các nghề đào tạo và quy mô đào tạo của trường (1) Cao đẳng nghề: đào tạo 9 nghề, bao gồm:
- Nghề Điện công nghiệp.
- Nghề Cắt gọt kim loại (Tiện, phay, bào) - Nghề Hàn.
- Nghề Điện tử công nghiệp. - Nghề Công nghệ Ôtô.
- Nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) - Nghề Kỹ thuật sửa chữa,lắp ráp máy tính
- Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Nghề Kế toán doanh nhiệp
- Nghề May
(2) Trung cấp nghề: đào tạo 11 nghề, bao gồm: - Nghề Cắt gọt kim loại (Tiện, phay, bào) - Nghề Hàn.
- Nghề Nguội sửa chữa máy công cụ. - Nghề Điện tử công nghiệp.
- Nghề Điện công nghiệp.
- Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) - Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
- Nghề Điện - Nước
- Nghề May và thiết kế thời trang
(3) Sơ cấp nghề:
- Nghề Tiện, phay, bào - Nghề Hàn điện - Hàn hơi - Nghề Hàn cắt công nghệ cao - Nghề Kỹ thuật Hàn 3G - Nghề Sửa chữa điện tử
- Nghề Sửa chữa vận hành động cơ - Nghề Sửa chữa Ôtô
- Nghề Sửa chữa điện Ôtô - Nghề Sửa chữa xe máy - Nghề Sửa chữa điện lạnh - Nghề Sửa chữa điện dân dụng - Nghề Quản lý – Vận hành điện - Nghề Sửa chữa điện – Nước - Nghề May công nghiệp - Nghề Tin văn phòng
+ Đào tạo liên kết Đại học với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội gồm 02 chuyên ngành:
- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện. - Ngành Kế toán Doanh nghiệp.
2.1.3 . Đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên 2.1.3.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
- Giáo viên giảng dạy: 165, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ: 25; - Kỹ sư, cử nhân: 161; Thạc sỹ: 24; công nhân bậc cao: 5;
- Số giáo viên, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc gia A, B, C trở lên về ngoại ngữ đạt 92% và tin học đạt 80%.
- Số cán bộ giáo viên có trình độ sau đại học đạt: 12,33%. - Tỷ lệ giáo viên /học sinh, sinh viên học sinh là 24/1.
Trình độ Học vị Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Thạc sỹ 17 21 22 Đại học 87 106 109 Khác 29 29 34 Cộng 133 156 165
Bảng 2.1: Trình độ đội ngũ GV trường CĐNCN Thanh Hóa năm học 2012 – 2015 (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính trường CĐNCN Thanh Hóa)
17 87 29 21 106 29 22 109 34 0 20 40 60 80 100 120 Năm học (2012-2013) Năm học (2013-2014) Năm học (2014-2015) Thạc sỹ Đại học Khác
Biểu đồ 2.1: Trình độ đội ngũ GV trường CĐNCN Thanh Hóa năm học 2012 – 2015
2.1.3.2 Đội ngũ học sinh, sinh viên
Xuất phát từ yêu cầu về chất lượng của người học, đối tượng học sinh, sinh viên chủ yếu là con em nông thôn, con em vùng sâu, vùng xa của các huyện, thị trong tỉnh Thanh Hóa. Một bộ phận học sinh, sinh viên là đối tượng hộ nghèo, con thương binh, bệnh binh…nên học sinh, sinh viên của Trường chăm chỉ, chịu khó, ít bị ảnh hưởng tệ nạn xã hội.
Lưu lượng HSSV bình quân 2.800/năm; tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường (tính đến 12/2015): 2.840 học sinh, sinh viên các hệ đào tạo; bao gồm:
S
ố
lư
ợ
hệ cao đẳng nghề: 1.300 học sinh, trung cấp nghề: 1000 học sinh, sơ cấp nghề: 400 học sinh;
Chất lượng đào tạo ngày càng tăng:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên khá - giỏi hàng năm: 25 - 30% - Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp: 98%
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp khá - giỏi: 70%
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành, nghề: 85%.
Loại hình đào tạo Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Cao đẳng nghề 1070 1003 1300
Trung cấp nghề 1359 1092 1000
Sơ cấp nghề 664 290 400
Liên kết đại học 127 124 140
Cộng 3.220 2.509 2.840
Bảng 2.2: Quy mô tuyển sinh đào tạo trường CĐNCN Thanh Hóa qua các năm
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường CĐNCN Thanh Hóa)
1070 1359 664 127 1003 1092 290 124 1300 1000 400 140 0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp
Liên kết đại học
Biểu đồ 2.2: Quy mô tuyển sinh đào tạo trường CĐNCN Thanh Hóa qua các năm
2.1.4 Cơ sở vật chất
- Tổng diện tích xây dựng: 5.713m2; Trong đó: + Diện tích phòng học: 2.129 m2
+ Diện tích thư viện: 330 m2
+ Diện tích xưởng thực hành: 1.782 m2
+ Diện tích nhà làm việc: 512 m2
+ Diện tích nhà ở học sinh, sinh viên: 504 m2 + Sân thể thao: 760 m2 S ố lư ợ ng HS
- Số lượng xưởng thực hành : 30 - Thư viện:
+ Tổng số đầu sách có trong thư viện: 1.335 đầu sách; + Tổng số lượng sách (không kể giáo trình): 5.676 bản;
+ 1.255 chương trình, giáo trình, sách và các tài liệu trong thư viện điện tử; + Số loại sách báo, tạp chí đặt mua hàng năm: 5 loại;
2.1.5 Nền tảng công nghệ thông tin
Trong những năm gần đây Trường đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo, quản lý, điều hành của Trường, hiện nay nhà trường có:
- 06 phòng máy với 168 máy phục vụ học sinh, sinh viên thực hành, thực tập. - 42 Máy chiếu (Projector) gắn cố định ở tất cả các phòng học và di động phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên.
- 34 máy tính để bàn, và 20 máy in, 06 máy photocopy trang bị cho các phòng ban và các khoa làm việc.
- Có hệ thống mạng máy tính cục bộ (LAN), kết nối Internet không dây 24/24h cho toàn bộ các văn phòng khoa và một số phòng học tại khoa CNTT nhằm phục vụ cầu khai thác và sử dụng thông tin cho giáo viên và học sinh, sinh viên.
- Trường đã thiết lập được trang tin điện tử thông qua Websites của trường.
2.2 Chương trình đào tạo trung cấp nghề Công nghệ thông tin - Tên nghề: Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)
- Mã nghề: 40480211
- Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
- Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thôngvà tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 26
- Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.
2.2.1 Mục tiêu đào tạo
(1) Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp Kiến thức
- Trình bày được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;
- Biết các nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị - doanh nghiệp như tổ chức quản lý hoạt động nghiệp vụ, an toàn vệ sinh lao động;
- Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của đơn vị - doanh nghiệp;
- Biết lập kế hoạch và triển khai ứng dụng phần mềm; - Biết khai thác các phần mềm đã được triển khai.
Kỹ năng
- Đọc được các hướng dẫn chuyên môn bằng tiếng Anh; - Cài đặt, bảo trì các sự cố máy tính, máy in;
- Sử dụng tương đối thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;
- Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;
- Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia;
- Tham gia thiết kế, triển khai, bảo trì các ứng dụng phần mềm;
- Cập nhật và phối hợp xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng; - Quản trị website phục vụ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; - Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
+ Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả nhằm giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn.
(2) Chính trị, đạo đức - Thể chất và quốc phòng Chính trị, đạo đức
- Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;
- Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam;
- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
- Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;
- Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Thể chất và quốc phòng
- Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
- Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;
- Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
2.2.2 Danh mục môn học, mô đun đào tạo Mã
MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 195 92 79 24 MH 01 Chính trị 30 28 2 MH 02 Pháp luật 15 12 2 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 21 6 MH 04 Giáo dục quốc phòng 45 17 23 5 MH 06 Ngoại ngữ (Cơ bản+chuyên ngành) 75 32 33 10
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1265 307 877 81
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 495 174 275 46
MH 05 Tin học đại cương 30 12 15 3
MĐ 07 Tin học văn phòng 60 16 40 4
MĐ 08 Bảng tính Excel 60 17 36 7 MH 09 Cấu trúc máy tính 15 9 5 1
MĐ 10 Mạng máy tính 60 20 34 6 MĐ 11 Lập trình cơ bản 60 25 28 7 MH 12 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 30 10 16 4 MH 13 Cơ sở dữ liệu 15 5 9 1 MĐ 14 Lắp ráp và bảo trì máy tính 90 20 64 6 MH 15 Tổ chức quản lý doanh nghiệp 30 11 15 4 MH 16 Kế toán đại cương 30 20 8 2 MH 17 Kỹ năng làm việc nhóm 15 9 5 1
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 770 133 602 35
MĐ 18 Hệ điều hành Windows Server 60 18 36 6 MĐ 19 Quản trị cơ sở dữ liệu với Access 1 75 25 42 8 MĐ 20 Quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server 75 24 44 7 MĐ 21 Thiết kế và quản trị website 90 30 56 4 MĐ 22 Đồ họa ứng dụng 75 20 50 5 MĐ 23 Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng 75 16 54 5 MĐ 26 Thực tập tốt nghiệp 320 320
III Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn 120 40 71 9
MĐ 24 Corel Draw 60 20 34 6 MĐ 25 Sửa chữa máy in 60 20 37 3
Tổng cộng 1580 439 1027 114 Bảng 2.3: Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề Công nghệ thông tin
2.3. Mô đun Tin học văn phòng (Trình độ trung cấp nghề) 2.3.1. Vị trí mô đun
Tin học văn phòng là mô đun cơ sở nghề bắt buộc của chương trình đào tạo trung cấp nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm). Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong môn Tin học đại cương.
2.3.2 Mục tiêu cơ bản mô đun
Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:
(1) Kiến thức
- Trình bày được nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình soạn thảo và định dạng