Mục tiêu cơ bản môđun

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy mô đun tin học văn phòng tại khoa cntt trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 63)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP

2.3. Môđun Tin học văn phòng (Trình độ trung cấp nghề)

2.3.2 Mục tiêu cơ bản môđun

Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:

(1) Kiến thức

- Trình bày được nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình soạn thảo và định dạng văn bản;

- Trình bày được nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình chèn một số đối tượng đồ họa vào văn bản;

- Trình bày được các thao tác tạo, xóa bảng; thêm, xóa dòng, cột và tách ô, gộp ô, sắp xếp dữ liệu trong bảng;

- Trình bày được nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình trộn văn bản trong Word;

- Trình bày được nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình thiết kế, trình diễn các đối tượng trong slide và các slide của Microsoft PowerPoint;

- Trình bày được nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình các siêu liên kết giữa các đối tượng trong slide và các slide trong Microsoft PowerPoint.

(2) Kỹ năng

- Soạn thảo được văn bản theo mẫu nhà nước ban hành, đúng theo nội dung yêu cầu;

- Chèn được một số đối tượng đồ họa vào Microsoft Word, Microsoft PowerPoint theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Thao tác được tạo, xóa bảng; thêm, xóa dòng, cột và tách ô, gộp ô, sắp xếp dữ liệu trong bảng;

- Thực hiện được trộn văn bản trong Word theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Soạn thảo và thiết kế được slide theo mẫu đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuât;

- Chèn được một số đối tượng đồ họa vào Microsoft PowerPoint theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Tạo được các siêu liên kết và trình diễn được các đối tượng trong slide, các slide trong Microsoft PowerPoint theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

(3) Thái độ

- Chấp hành đầy đủ nội quy phòng máy; - Học tập tích cực, sáng tạo;

- Đảm bảo an toàn cho người và máy tính.

2.3.3 Nội dung mô đun tin học văn phòng (1) Nội dung cơ bản

Chương trình đào tạo mô đun Tin học văn phòng dành cho hệ trung cấp nghề có thời gian là 60 giờ, trong đó lý thuyết 20 giờ, thực hành 40 giờ.

TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra

1. Làm việc với hệ soạn thảo văn bản

Microsoft Word 30 8 20 2

2. Làm việc với hệ trình diễn điện tử

Microsoft PowePoint 30 8 20 2

Tổng cộng 60 16 40 4

(2) Nội dung chi tiết (xem trong phụ lục 1) 2.3.4 Đặc điểm của mô đun

Mô đun Tin học văn phòng là mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo của hệ Trung cấp nghề Công nghệ thông tin. Học sinh – Sinh viên phải có kiến thức Tiếng Anh cơ bản, đặc biệt là Tiếng Anh chuyên ngành tin học. Mô đun bao gồm 2 phần:

Phần 1: Làm việc với hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word;

Phần 2: Làm việc với hệ trình diễn điện tử Microsoft PowePoint.

Đặc điểm khác biệt khi dạy môn THVP so với tất cả các mô đun khác là:

- Nội dung lý thuyết gắn liền với thực hành, như vậy muốn thực hành được cần phải nắm vững lý thuyết, muốn củng cố lý thuyết phải thành thạo thực hành;

- Dạy lý thuyết luôn cần kết hợp với thực hành theo thao tác mẫu; - Các công việc phải làm theo trình tự nhất định;

- Tính đa phương án trong quá trình sử dụng và khai thác phần mềm để đạt kết quả;

- Các thao tác, động tác có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần (Undo/Redo) đây là một đặc điểm riêng nhất của phần mềm Tin học văn phòng;

- Mô đun mang tính chất trực quan, cụ thể, rõ ràng. Người học chủ yếu nắm bắt các thao tác thực hiện để vận dụng các tình huống, các bài toán cụ thể. Đồng thời mô đun cũng giúp ích rất nhiều trong thực tiễn cuộc sống vì hiện nay phần mềm Tin học văn phòng đang được sử dụng phổ biến trong công tác văn phòng, lưu trữ ở công ty, trường học,… Điều đó khẳng định môn Tin học văn phòng có tính thực tiễn, ứng dụng rất cao;

- Kiến thức mô đun gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế giới; Đặc thù này làm cho Tin học văn phòng khác hẳn so với tất cả các mô đun có liên quan đến công nghệ hay học nghề khác. Công nghệ thông tin, đã và đang thay đổi từng ngày và len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày, trong mọi ngành, nghề khác nhau. Đặc thù này đòi hỏi giáo viên dạy các môn Công nghệ thông tin nói chung và Tin học văn phòng nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình mới đủ kiến thức cập nhật.

Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên có thể rút ra một vài kết luận về môn Tin học văn phòng khi đưa vào giảng dạy trong nhà trường:

(1) Tin học văn phòng phải là một mô đun “đặc biệt” theo nghĩa nó phải được giảng dạy một cách “linh hoạt”, không nên áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp, tiến độ giảng dạy như các mô đun khác trong nhà trường.

(2) Cần ưu tiên tối đa trang thiết bị cho giáo viên khi giảng dạy mô đun này. Việc học chay môn Tin học văn phòng sẽ khiến cho mục tiêu mô đun không thể đạt được.

(3) Giáo viên dạy môn Tin học văn phòng cần cập nhật kiến thức thường xuyên và cần được kiểm tra kiến thức thường xuyên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các giáo viên này có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Ngược lại giáo viên không thể ngồi yên và bằng lòng với kiến thức chỉ ghi trong sách giáo khoa.

(4) Phương pháp giảng dạy, học và đánh giá học sinh cũng cần phải đổi mới và tuân theo các qui chế đặc biệt linh động.

2.3.5 Thực tế giảng dạy mô đun Tin học văn phòng (1) Cơ sở vật chất

Hiện nay, tại khoa Công nghệ thông tin, các phòng học phần lớn vẫn được sử dụng từ những năm đầu xây dựng và được định hướng theo phương pháp giảng dạy truyền thống với phòng học lý thuyết và phòng thực hành tách rời riêng biệt. Ngoài ra lưu lượng học sinh trong một buổi học lớn, nên không đáp ứng đầy đủ thiết bị máy tính cho mỗi học sinh – sinh viên. Điều này gây khó khăn trong việc giảng dạy lý thuyết kết hợp thực hành ngay (một trong những cách thức rất hiệu quả khi tiến hành giảng dạy theo quan điểm tích hợp).

Mặt khác, do điều kiện về nguồn vốn còn khó khăn, số lượng ngành nghề đa dạng nên các phòng học được sử dụng chung giữa các bộ môn dẫn tới khó khăn thiết kế phòng học cho từng bộ môn riêng biệt.

(2) Trình độ đội ngũ giáo viên

Hiện nay khoa Công nghệ thông tin – Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa có tổng số 11 giáo viên.

- Trình độ chuyên môn: + Thạc sỹ: 01 người

+ Đang học cao học: 02 người + Đại học: 08 người

- Tuổi đời:

+ Dưới 30 tuổi: 06 người + 31 – 40 tuổi: 03 người + 41 – 50 tuổi: 02 người - Thâm niên giảng dạy:

+ Dưới 5 năm: 05 người + 6 – 15 năm: 06 người

Các giáo viên trong khoa tuổi đời trung bình còn rất trẻ, các thầy cô đều rất nhiệt tình, có tâm huyết trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, ứng dụng và cập nhập công nghệ dạy học và phương pháp mới vào công tác giảng dạy.Tất cả đều đã từng tham gia giảng dạy cả các môn học lý thuyết và thực hành nên rất thuận lợi khi triển khai giảng dạy theo quan điểm tích hợp theo định hướng năng lực.

Mặt khác hàng năm 100% giáo viên trong khoa tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp khoa, cấp trường và cấp tỉnh; được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực và công nghệ dạy học hiện đại. Tuy nhiên vẫn cần phải có thêm các khóa bồi dưỡng cho giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp định hướng năng lực để giáo viên có thể nâng cao trình độ và năng lực đối với cách tiếp cận mới này.

Trong khoa có 6 giáo viên có thâm niên dạy học từ 6 năm trở lên. Tất cả số giáo viên này đều có thể dạy mô đun tin học văn phòng theo quan điểm tích hợp định hướng năng lực vì đã từng tham gia giảng dạy cả lý thuyết và thực hành. Còn 5 giáo viên mới tham gia giảng dạy dưới 5 năm, do chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy

thực hành vì vậy chưa tham gia giảng dạy mô đun tin học văn phòng theo quan điểm tích hợp được.

Trình độ tiếng Anh giáo viên còn hạn chế, chưa đồng đều, gây khó khăn trong việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài, các tư liệu đưa vào bài giảng chưa phong phú, khả năng nâng cao chuyên môn cũng như cập nhập kiến thức mới không thuận lơi. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình dạy học. Do thời gian lên lớp của giáo viên còn nhiều, hạn chế về thời gian dành cho tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng hoặc do giáo viên chưa yên tâm công tác hiện nay của mình, do vậy việc cập nhập kiến thức chuyên môn mới cũng như các phương pháp giảng dạy tích cực mới còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp được xu hướng chung.

(3) Tiến hành giảng dạy

Thông qua việc tìm hiểu, tham gia giảng dạy thực tế mô đun Tin học văn phòng, tác giả nhận thấy việc dạy học mô đun này hiện nay đang có một số vấn đề như sau:

- Một số giáo viên chưa thấy được sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích hợp, giáo viên vẫn còn tư tưởng ngại khó, ngại theo cái mới nên vẫn duy trì những cách học mang tính một chiều áp đặt không mang tính chất đối thoại;

- Giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy tách biệt lý thuyết rồi mới dạy thực hành, chưa có giáo viên được đào tạo cơ bản về dạy học tích hợp, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giáo viên dạy tích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo nghề.

- Phương pháp dạy học chủ yếu đang được các giáo viên áp dụng: phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp thuyết trình, phương pháp làm mẫu-quan sát theo hình thức:

+ Giáo viên hướng dẫn bằng máy chiếu mẫu theo từng bước thực hiện, học sinh làm theo các bước thực hiện giáo viên của mỗi tiểu kỹ năng.

+ Giáo viên đưa các bài tập để thực hành liên quan đến các tiểu kỹ năng, giáo viên quan sát, uốn nắn học sinh luyện tập.

- Giáo viên chưa xác định được bao quát nội dung kiến thức liên quan đến kỹ năng cần đạt được;

- Do kinh nghiệm trong nghề khác nhau nên khả năng sử dụng nghiệp vụ sư phạm trong quá trình dạy học cũng khác nhau dẫn đến khả năng lựa chọn phương

pháp giảng dạy phù hợp, nắm bắt tâm sinh lý học sinh, phát huy tính đối thoại cởi mở trong dạy học chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Ví dụ như có giáo viên nặng nề về phô diễn, trình bày một tiết dạy rất công phu với bài giảng điện tử, hình ảnh, âm thanh minh họa sống động nhưng không phối hợp được các hoạt động nghe, đọc, viết; tốc độ truyền đạt quá nhanh nên học sinh không theo kịp bài, không nắm bắt được nội dung cũng như kiến thức bài học. Ngược lại có giáo viên khi ứng dụng bài giảng điện tử chỉ mang tính chất trình chiếu, một chiều không gây hứng thú cho học sinh;

- Trong khâu giảng dạy “Trình tự thực hiện”, “Rèn luyện kĩ năng”, giáo viên vẫn lúng túng, chưa áp dụng đúng khi giảng dạy để phù hợp với hình thức giảng dạy tích hợp. Từ đó việc lựa chọn phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp giảng dạy tích hợp bị động, làm giảm tính thuyết phục của bài giảng;

- Việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích hợp ở một số giáo viên chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, các kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học mới chưa nhuần nhuyễn, do đó chưa đạt được hiệu quả cao trong dạy học;

- Người học cũng chưa thích ứng với phương pháp học tập mới, một số học sinh cho rằng phương pháp truyền thống dễ tiếp thu hơn.

(4) Kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun

Khi kết thúc mô đun, kết quả của học sinh đánh giá trực tiếp thông qua các bài thi trên máy tính theo các nội dung đã học (xem thêm trong phụ lục). Giáo viên chấm trực tiếp dựa vào kết quả làm việc của học sinh. Trong quá trình trình chấm bài có thể phát vấn học sinh các câu hỏi liên quan đến các tiểu kỹ năng trong đề bài. Như vậy giáo viên có thể đánh giá được cả kiến thức và kỹ năng thực hành của học sinh. Học sinh được biết điểm ngay sau khi kết thúc thời gian chấm bài.

(5) Kết quả học tập của học sinh

Với thực tế giảng dạy như trên, về cơ bản học sinh sau khi học xong mô đun Tin học văn phòng đã đạt được một số kết quả như sau:

Về Kiến thức + Ưu điểm:

- Học sinh có thể trình bày được các nội dung, yêu cầu kỹ thuật và quy trình soạn thảo và định dạng văn bản, chèn một số đối tượng đồ họa vào văn bản, thao tác tạo, xóa bảng; thêm, xóa dòng, cột và tách ô, gộp ô, sắp xếp dữ liệu trong bảng. trộn văn

bản trong Word; thiết kế, trình diễn các đối tượng trong slide và các slide của Microsoft PowerPoint, tạo các siêu liên kết giữa các đối tượng trong slide và các slide trong Microsoft PowerPoint

+ Nhược điểm:

- Học sinh chưa trình bày được đầy đủ các lỗi, nguyên nhân và cách khắc phục khi thực hiện các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản, chèn một số đối tượng đồ họa vào văn bản, thao tác tạo, xóa bảng; thêm, xóa dòng, cột và tách ô, gộp ô, sắp xếp dữ liệu trong bảng. trộn văn bản trong Word; thiết kế, trình diễn các đối tượng trong slide và các slide của Microsoft PowerPoint, tạo các siêu liên kết giữa các đối tượng trong slide và các slide trong Microsoft PowerPoint

Về Kỹ năng: + Ưu điểm:

- Thao tác được các kỹ năng cơ bản về soạn thảo và định dạng văn bản, chèn một số đối tượng đồ họa vào văn bản, thao tác tạo, xóa bảng; thêm, xóa dòng, cột và tách ô, gộp ô, sắp xếp dữ liệu trong bảng. trộn văn bản trong Word; thiết kế, trình diễn các đối tượng trong slide và các slide của Microsoft PowerPoint, tạo các siêu liên kết giữa các đối tượng trong slide và các slide trong Microsoft PowerPoint

+ Nhược điểm:

- Thao tác các kỹ năng chưa nhanh và thuần thục

- Chưa gõ được 10 ngón và các phím tắt trong quá trình định dạng văn bản

- Soạn thảo và định dạng một số văn bản chưa đảm bảo được quy tắc trình bày văn bản theo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Lạm dụng hiệu ứng trình chiếu các đối tượng trong slide đang còn quá rối mắt

Về Thái độ: + Ưu điểm:

- Chấp hành đầy đủ nội quy phòng máy; - Đảm bảo an toàn cho người và máy tính.

+ Nhược điểm

- Đa số học sinh học tập chưa được tích cực, sáng tạo trong quá trình luyện tập làm ảnh hưởng đến kết quả sản phẩm sau mỗi buổi thực hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả khảo sát ở chương này có thể thấy việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp tại khoa CNTT trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa, cụ thể cho mô đun Tin học văn phòng đã bước đầu được thực hiện. Tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế, cách thức tổ chức chưa đúng với yêu cầu. Những nguyên nhân cơ bản có thể nhận thấy, đó là:

- Nguyên nhân về cơ sở vật chất: chưa đáp ứng được cho việc dạy học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng.

- Nguyên nhân về đội ngũ giáo viên: nhận thức của giáo viên về dạy học tích hợp, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy mô đun tin học văn phòng tại khoa cntt trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)