Phân biệt nghề – Nhiệm vụ – Công việc – Bước công việc

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy mô đun tin học văn phòng tại khoa cntt trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 28 - 32)

1.2.3 Phân tích chức năng nghề

Phân tích chức năng nghề là một kỹ thuật để xác định các năng lực liên quan đến chức năng sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất dịch vụ. Trước tiên mục tiêu chính của chức năng sản xuất, chức năng dịch vụ được xây dựng. Tương ứng với chức năng này, các nhiệm vụ chung để đạt được mục tiêu đề ra sẽ được mô tả, liệt kê (các thành phần, bộ phận năng lực). Sau đó các nhiệm vụ này sẽ được phân tích thành các công việc hết sức chi tiết. Chức năng sản xuất được chia thành các chức năng nhỏ hơn (năng lực chi tiết, tiểu năng lực). Qua đó sẽ trả lời đượccâu hỏi làm thế nào để đạt được mục tiêu của chức năng sản xuất. Phân tích chức năng cũng tập trung vào kết quả đầu ra chứ không tập trung vào quá trình đạt được kết quả đó.

Phân tích chức năng được áp dụng từ tổng thể đến cá biệt. Nó bắt đầu bằng việc định nghĩa các mục tiêu chính của tổ chức và kết thúc khi đạt được một mức độ khi sự mô tả bao gồm những chức năng sản xuất đơn giản - các tiểu năng lực- có thể được phát triển bởi những người làm việc [21].

1.2.4 Mô đun kỹ năng nghề

Mô đun kỹ năng nghề - Modules of Employable Skills (MES) là một phương pháp tiếp cận CBT của tổ chức lao động thế giới - International Labour Organization (ILO) được đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước và được thử nghiệm tại các nước phát triển. Nó cũng được mô tả như một công cụ thích hợp của đào tạo dựa trên năng lực.

Từ thập niên 70 của thế kỷ 20 ILO với nhiệm vụ hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và phát triển của các nước thuộc thế giới thứ 3 đã tiến hành các nỗ lực nghiên cứu toàn diện nhằm xây dựng các mô đun đánh giá trình độ chuyên môn nghề nghiệp và hỗ trợ cho sự chuẩn bị của họ. Những tài liệu liên quan đến dự án này do bộ phận đào tạo nghề của ILO phát triển có thể hỗ trợ những người phát triển chương trình đào tạo cũng như các nước phát triển cụ thể hóa các kế hoạch của họ theo từng những điều kiện, bối cảnh cụ thể.

Để phát triển và triển khai các kế hoạch đó có nhiều lý do khác nhau. ILO khẳng định các chương trình đào tạo từ trước đến nay không thể đáp ứng được những yêu cầu hiện tại của nền kinh tế do sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi liên tục của phương thức, cách thức tổ chức làm việc. Những thay đổi trong công nghệ và tổ chức công việc đã tạo nên những đòi hỏi đối với năng lực lao động. Ngày nay công nhân, người lao động cần có khả năng để thích nghi nhanh chóng với những thay đổi đó và liên tục nâng cao trình độ chuyên môn. Thách thức đối với các hệ thống giáo dục và đào tạo là phải tạo ra những thế hệ năng lực lao động mới. Hai vấn đề đặt ra, thứ nhất là nâng cao việc đào tạo trước khi làm việc; thứ hai là cách thức đào tạo công nhân, người lao động trong quá trình làm việc, bao gồm cả việc đào tạo những người thất nghiệp. Các hệ thống giáo dục đào tạo nghề truyền thống trở nên ngày càng không phù hợp với yêu cầu về năng lực lao động cũng như sự phát triển của xã hội hiện nay.

Các chương trình MES Các chương trình đào tạo nghề truyền thống

Đầu vào Đầu ra Đầu vào Đầu ra

Phân tích nghề nghiệp Các mô đun

(tương ứng với các lĩnh vực công việc, vai trò nghề nghiệp).

Phân tích nghề nghiệp Các đối tượng, nội dung dạy học (tương ứng với những kiến thức, môn học khác nhau).

Phân tích các hoạt động và trình độ chuyên môn yêu cầu của nghề

- Các mô đun thành phần - Các công việc (tập hợp của các hoạt động) và các kỹ năng để thực hiện chúng.

Sự lựa chọn các vấn đề: kiến thức và kỹ năng cần học

- Các khối chủ đề

- Các thành phần tách biệt trong nội dung dạy học.

Định nghĩa chính xác các hành động và các điều kiện thực hiện cho giáo viên

- Các bài giảng

- Các kế hoạch cụ thể của các bài học với những học liệu hỗ trợ (hoặc các học liệu hỗ trợ tự học)

Định nghĩa chung cho các hành động và điều kiện thực hiện cho giáo viên

- Các bài học

- Các mục trong chương trình đào tạo, tiêu đề, đối tượng và hướng dẫn thực hiện

Lựa chọn nội dung hỗ trợ công việc của giáo viên

Các gói học tập

(thường dưới dạng đa phương tiện)

Lựa chọn các nội dung thực hiện công việc của giáo viên

Sổ tay, bài tập, sách giáo khoa

Theo ILO [21], chương trình đào tạo MES được thực hiện theo các bước sau đây:

(1) Điều tra nhu cầu;

(2) Phân tích nghề, các nhiệm vụ chính, các hoạt động nghề cụ thể;

(3) Phát triển chương trình đào tạo tương ứng với kết quả của việc phân tích nghề; (4) Phát triển các tài liệu, học liệu… đào tạo cần thiết;

(5) Thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo MES đã phát triển.

Tiếp cận MES trong đào tạo nghề dựa trên nguyên tắc của việc xem xét những nhu cầu hiện tại về những kỹ năng trên thị trường lao động và nhu cầu đào tạo thực tế của mỗi cá nhân, những điều kiện hỗ trợ việc đào tạo để có được những kiến thức, khả năng thực hành cần thiết cho họ, nhằm đạt được những tiêu chuẩn yêu cầu cho một việc làm nhất định:

(1) Điều tra nhu cầu đào tạo ở các mức độ khác nhau: những thành phần ưu tiên cho phát triển kinh tế, tín hiệu của thị trường lao động, thông tin dịch vụ việc làm, yêu cầu của nền công nghiệp, yêu cầu từ các doanh nghiệp, nhà máy tư nhân, nhu cầu của các nhóm xã hội…;

(2) Xác định các nghề mà việc đào tạo có thể trở thành một yếu tố đóng góp cho việc phát triển kinh tế và xã hội;

(3) Đối với các nghề đã được xác định, một mô đun các kỹ năng nghề được xác định trên cơ sở của việc phân tích nghề và điều tra các kỹ năng, kiến thức của người đào tạo, nhóm người đào tạo tiềm năng. Các nghề được phân tích theo tiếp cận năng lực. Mô đun kỹ năng nghề sẽ giới thiệu các năng lực đã được xác định và thiết lập cho cá nhân để có thể thực hiện được trong một tình huống công việc nhất định;

(4) Chương trình đào tạo MES được tạo thành từ các đơn vị học tập theo mô đun. Mỗi đơn vị học tập theo mô đun tương ứng với một thành phần năng lực (năng lực bộ phận);

(5) Các mô đun đơn vị học tập lại được chia nhỏ thành các bước, thao tác công việc. Mỗi bước, thao tác công việc tương ứng với một tiểu năng lực;

(6) Mỗi bước, thao tác công việc được phân tích để xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho mỗi cá nhân để thực hiện trong vị trí làm việc nhằm đạt được tiêu chuẩn đề ra;

(7) Để học các kỹ năng đã được xác định sẽ có các học liệu, tài liệu học tập cụ thể, được tích hợp trong các gói học tập/đào tạo cho người học.

Theo nguyên tắc, mỗi chương trình MES đều dựa trên các thành phần độc lập, đó là các mô đun, đơn vị mô đun và đơn vị hướng dẫn (Hình 1.3).

- Mô đun: mô đun của chương trình đào tạo cho phép thu nhận được các kỹ năng cần thiết để thực hiện toàn bộ các công việc nghề nghiệp;

- Đơn vị mô đun: cho phép thu nhận các kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc nghề nghiệp;

- Đơn vị hướng dẫn: cho phép thu nhận được các kỹ năng cần thiết để thực hiện một hoặc một vài giai đoạn của công việc nghề nghiệp.

Một mô đun của chương trình đào tạo MES được xuất phát từ một nhiệm vụ nghề nghiệp, được liệt kê trong biểu đồ phân tích nghề, trong một nghề nào đó. Một đơn vị mô đun được xuất phát từ những công việc nghề nghiệp cụ thể và sẽ tương ứng với một thành phần của năng lực. Một đơn vị hướng dẫn xuất phát từ các bước/thao tác công việc và sẽ tương ứng với các tiểu năng lực cụ thể.

Ngày nay, khái niệm MES không những được thực hiện tại các nước phát triển mà còn được thí điểm tại các nước khối Đông Âu cũ như Nga, Ba Lan, Ukraina, Bosnia…và thậm chí còn hợp tác với ILO.

Việc phát triển chương trình đào tạo theo mô đun được tiến hành theo các giai đoạn như sau:

(1) Giai đoạn 1: thực hiện phân tích nghề và mô tả nghề

Bản mô tả nghề dựa trên việc phân tích công việc chuyên nghiệp/công việc dạy nghề là bước khởi đầu cho việc xây dựng các chương trình đào tạo MES. Ở cấp quốc

Mô đun

Đơn vị mô đun 1 Đơn vị mô đun 2

Đơn vị hướng dẫn 1 Đơn vị hướng dẫn 2 Đơn vị hướng dẫn 1 Đơn vị hướng dẫn 2

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy mô đun tin học văn phòng tại khoa cntt trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)