Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 37 - 39)

1.2.1 .Các văn bản pháp lý

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra thu thập các tài liệu tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Thanh Xuân, các đơn vị cơ quan chức năng, các phòng ban chuyên môn của quận Thanh Xuân về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và công tác đăng ký biến động đất đai.

- Thu thập và nghiên cứu các văn bản pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết… về công tác công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và công tác đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các thời kỳ từ trung ương tới địa phương.

2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra phỏng vấn các nhóm đối tượng thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi với các câu hỏi đã được soạn sẵn. Dự kiến sử dụng 30 phiếu hỏi đối với các cán bộ quản lý trên địa bàn và 90 phiếu hỏi đối với người dân thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân. Số lượng phiếu điều tra được phân bố đều cho 11 phường trên địa bàn Quận và theo các năm thực hiện đăng ký biến động đất đai từ 2018 - 2020.

30 phiếu hỏi các cán bộ quản lý được sử dụng để hỏi cán bộ UBND Quận, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường, các cán bộ địa chính các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân về các nội dung liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực

hiện thủ tục đăng ký đất đai trên địa bàn Quận. Trong đó, mỗi phường điều tra 02 cho cho các đối tượng là chủ tịch hoặc phó chủ tịch phường và cán bộ địa chính; 08 phiếu điều tra các cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường, cán bộ thuộc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ thuộc UBND quận Thanh Xuân.

90 phiếu điều tra người dân được thực hiện để điều tra phỏng vấn các nhóm người sử dụng đất có thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020. Nội dung phiếu điều tra dựa trên các tiêu chí: nội dung đến giao dịch; mức độ công khai thủ tục hành chính; thời gian thực hiện thủ tục hành chính; thái độ phục vụ của cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai.

2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành thống kê, xử lý các tài liệu, số liệu đã thu thập được, chọn lọc những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng.

- Tổng hợp các số liệu điều tra thành các bảng biểu cụ thể, thông qua kết quả đã điều tra thu thập được.

- Từ các bảng số liệu tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, tìm ra những thành tựu, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký biến động đất đai, hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 37 - 39)